Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Thạnh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Thạnh

I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

a/ Kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

 b/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

 c/ Thái độ: Yêu thiên nhiên, đất nước, yêu quí những con người lao động VN

II/ Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, tích hợp, thảo luận,.

IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp (2p_4p)

2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)

 @Đọc bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(6đ)

 @Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ.(4đ)

3.Bài mới: (30p_35p)

 

doc 76 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tuần 11
Tiết 51-52
ND: 
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
a/ Kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
	b/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
	c/ Thái độ: Yêu thiên nhiên, đất nước, yêu quí những con người lao động VN
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp (2p_4p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
 @Đọc bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(6đ)
 @Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ.(4đ)
3.Bài mới: (30p_35p) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (GV nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác)
HĐ2.Hướng dẫn đọc- tìm hiểu văn bản
GV đọc mẫu 2 khổ thơ đầu. Hướng dẫn HS đọc và cho HS đọc hết cả bài thơ.
(Giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải).
Lớp nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
KBài thơ được triển khai theo trình tự một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục bài thơ.
KHãy nêu thời gian, không gian được miêu tả trong bài thơ?
HĐ3.Phân tích hình ảnh con người lao động trong bài thơ.
KHình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? 
KBằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?
HĐ4. Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
K Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữ thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4 và 7. 
@GV lồng ghép giáo dục môi trường cho HS
K Môi trường biển ta rất đẹp, rất trong lành, do đó chúng ta cần làm gì để bảo vệ mội trường đó?
K Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
HĐ5.Tìm hiểu về nghệ thuật.
KBài thơ có nhiều từ Hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? 
KCác yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
HĐ6. Tổng kết giá trị bài thơ.
K Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động?
I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
(Xem SGK tr.141).
II/ Đọc- tìm hiểu văn bản:
*Bố cục: 3 phần:
-2 khổ đầu: Cảnh ĐTĐC lên đường.
-4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của ĐTĐC giữa khung cảnh biển trời đêm.
-Khổ cuối: Cảnh ĐTĐC trở về.
(Không gian rộng lớn bao la, với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió; thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn cho đến bình minh. Điểm nhịp thời gian cho công việc của ĐTĐC là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ).
1/ Hình ảnh con người lao động:
-Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ.
+Được đặt vào không gian rộng lớn để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động:
 -Câu hát căng buồm...gió khơi
 -Thuyền ta lái gió...biển bằng.
 -Đoàn thuyền chạy...mặt trời.
+Sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động của ĐTĐC. “ĐTĐC lại ra khơi”. Thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng, sao. Bình minh lên, ĐTĐC"chạy....trời”
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới.
2/Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiệp nhau về thiên nhiên và ĐTĐC.
 a.Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ: “Mặt trời xuống ...đêm sập cửa”.
Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá: “Câu hát căng buồm cùng (với) gió khơi”.
 b.Cảnh ĐTĐC trên biển:
Tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình, với các hình ảnh đặc sắc (từ bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ):
-Thuyền ta lái gió...lưới vây giăng.
-Ta hát bài ca...nhịp trăng cao.
-Sao mờ kéo ...chùm cá nặng.
 c.Đẹp lộng lẫy và rực rỡ đến huyền ảo là những hình ảnh của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng, sao và ánh nắng lúc rạng đông:
-Cá thu biển đông...muôn luồng sáng.
-Cá song lấp lánh...trăng vàng choé.
-Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông.
-Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
3/ Nghệ thuật:
Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng là nhờ:
-Lời thơ dõng dạc.
-Điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới (4 lần lặp lai từ hát).
-Cách gieo vần biến hoá, linh hoạt; các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen vần cách tạo sức dội, mạnh (vần trắc); vang xa, bay bổng (vần bằng).
III/ Tổng kết:
-Bài thơ ĐTĐC đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
-Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
IV/ Củng cố: (5p_7p) 
@Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ ĐTĐC.
V/ Dặn dò: (2p_4p) 
_Học thuộc lòng các khổ thơ 3,4,5 bài ĐTĐC.
_Phân tích giá trị bài thơ.	
	_Chuẩn bị bài mới: Bếp lửa. 	
_Tiết 53:TV:Tổng kết về từ vựng (t.t) SGK tr.146 –148
V/ Rút kinh nghiệm:
Huy Cận
Sinh
21 tháng 5, 1919
làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Mất
19 tháng 2, 2005
Hà Nội
Nghề nghiệp
nhà thơ
Tác phẩm chính
Lửa thiêng
Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.
Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. 
@Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới 
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Một số Thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.	
Đời tư - Gia đình
Huy Cận (trái) và Xuân Diệu
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (nay là 24 - đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Em trai ông là Tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng tác
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984) 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo)
Tuần 11
Tiết 53
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt:
a/ Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
b/ Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng vào bài viết khi làm văn
c/ Thái độ: Yêu quí, trân trọng tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.(2p_4p)
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Nêu các cách phát triển của từ vựng. Tìm dẫn ...  bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
10. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng bài TLV tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu vì: HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn.
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu VBTS của phần TLV đã giúp ích:
 Soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc – hiểu VB (tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn). Ví dụ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều, Làng ...
12. Những kiến thức và kĩ năng về các VBTS của phần đọc – hiểu VB và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Ví dụ đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc, ...
4/ Củng cố: (5p_7p) 
Nêu yêu cầu làm bài văn thuyết minh (kết hợp các biện pháp nghệ thuật và miêu tả
Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong VB tự sự.
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Ôn tập lí thuyết kiểu bài thuyết minh và tự sự (có kết hợp các yếu tố khác)
Tự ôn tập phần Văn và Tiếng Việt để làm bài thi học kì I đạt kết quả cao.
Tiết 82- 83: TLV: Kiểm tra tổng hợp học kì I.
Chuẩn bị cho tiết 89-90: VH: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.
V/ Rút kinh nghiệm: 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (t. t)
Tuần 18	
Tiết 88 
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: 
-Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
-Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II/ Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (không KTBC)
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: (Tiếp tiết 54) Tiết 88
4.Hướng dẫn HS làm một bài (đoạn) thơ theo thể tám chữ với nội dung viết về ngày 20.11, có vần, nhịp tự chọn.
(GV cho HS bổ sung vào tiết 89).
HĐ2: Hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ
1.Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ (trích Trưa hè của Anh Thơ).
2.GV hướng dẫn HS làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung ba câu trước cho sẵn.
3.GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ tám chữ làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình trình bày trước lớp. Đại diện nhóm đọc và bình thơ của nhóm mình. Lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc, bình.
(Chú ý thể thơ, vần, ngắt nhịp, kết cấu, nội dung, chủ đề bài thơ).
II/ 4.Làm thơ tám chữ.
HS thực hành, làm bài tại lớp để giáo viên dễ theo dõi, đánh giá và nhận xét. Mỗi tổ chọn 1 bài tiêu biểu đọc trước lớp để rút kinh nghiệm.
III/ Thực hành làm thơ tám chữ.
1.Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng; ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) và mang thanh bằng -hiệp với chữ xa cuối dòng thứ hai
*Từ cần điền là: vườn đỏ nắng...bay qua
2.Làm thêm câu cuối :
(HS phát huy trí lực, cảm xúc cá nhân mình nhưng phải làm câu thơ có tám chữ và chữ cuối phải có khuôn âm (ương) hoặc (a), mang thanh bằng).
3.Đọc và bình thơ của nhóm.
HS chép bài (đoạn) thơ hay vào bảng để lớp dễ theo dõi và hiểu cách bình thơ của nhóm bạn, dễ nhận xét.
GV tổng kết, nhận xét, đánh giá chung về chất lượng các bài thơ của các nhóm. Cho điểm khuyến khích với các bài có giá trị và lưu vào tập san của trường.
4/ Củng cố: 	Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ.
5/ Dặn dò: 	
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr.150. Thực hành vận dụng, tập làm thơ tám chữ.
Tìm những bài thơ đã học thuộc thể thơ tám chữ và phân tích theo Ghi nhớ.
Chuẩn bị bài mới cho học kì II: Phép phân tích và tổng hợp. 
V/ Rút kinh nghiệm: 
*************************************************************************
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
Tuần 19
Tiết 83
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS khắc sâu kiến thức bộ môn Ngữ văn đã học ở học kì I.
Học sinh đánh giá đúng mức độ tiếp thu của bản thân, kĩ năng vận dụng tri thức đã học vào việc làm bài tổng hợp cuối học kì.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Chấm xong bài thi, thống kê kết quả và nhận xét.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập ở đề thi học kì I.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
	GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài thi học kì I.
3.Giới thiệu bài mới:
I.Yêu cầu đề:
GV yêu cầu học sinh trả lời cho từng câu hỏi trong đề thi. GV hoàn chỉnh ý và cho học sinh ghi vào vở theo “Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9” của Phòng GD&ĐT (có văn bản kèm theo).
II.Nhận xét, rút kinh nghiệm:
1.Ưu điểm:
-Phần trắc nghiệm: đa số làm bài đạt yêu cầu.
-Phần tự luận: Có hiểu đề. Bài làm đúng nội dung, đúng phương thức biểu đạt và nêu câu chuyện mang tính chất cá nhân, đa dạng, phong phú.
2.Hạn chế:
-Phần trắc nghiệm:
Câu 1, 9 còn nhiều bài làm chưa đúng (chưa phân biệt được cách kết hợp các phương thức biểu đạt và chưa xác định đúng trình tự kể trong tác phẩm truyện ).
-Phần tự luận:
Câu 1: Chưa ý thức làm bài theo yêu cầu đề. Cụ thể là chưa chú ý đến dấu câu cuối mỗi dòng thơ, chưa thuộc nguyên văn đoạn thơ và trả lời chưa đúng trọng tâm giá trị nghệ thuật điệp ngữ.
Câu 2: Nhiều bài làm kể việc suông, không có các yếu tố kết hợp khác; chuyện kể chưa sâu sắc để có ấn tượng đáng nhớ. Chưa rút ra được bài học từ câu chuyện kể. Bố cục chưa rõ ba phần. Vẫn còn có những bài viết tắt, viết số, kí hiệu, tiếng Anh ...
III.Trả bài - Đọc bài văn hay – Công bố kết quả:
GV phát bài cho học sinh, trao đổi cho nhau đọc.
Kiểm tra lại việc tổng hợp điểm cho cả bài.Xem kĩ các lỗi sai để rút kinh nghiệm.
Học sinh nộp lại bài để lưu ở nhà trường.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
Rút kinh nghiệm kết quả bài thi học kì I.
Chuẩn bị bài mới cho học kì II: VH: Bàn về đọc sách.
V/ Rút kinh nghiệm: 
******************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
 NHỮNG ĐỨA TRẺ
Tuần 19
Tiết 89-90
ND:
I/ Mục tiêu cần đạt:
 A/ Kiến thức: Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
 B/ Kĩ năng: Có kĩ năng cảm thụ một tác phẩm văn học
 C/ Thái độ: Yêu thích văn chương, ham học môn văn
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, thảo luận,... 
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. (2p) 
2.Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) 
Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương”. Đọc thuộc đoạn văn mà em thích nhất.(6đ)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tôi. Nêu nội dung truyện.(4đ)
3.Giới thiệu bài mới: (30p_35p) 
 @ Giáo viên giới thiệu và ghi tựa lên bảng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
KNêu những hiểu biết của em về Go-rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.
HĐ2: HDHS đọc– tìm hiểu văn bản.
@GV tổ chức cho HS đọc văn bản.
KThử chia bài văn này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần.
KTìm những chi tiết xuất hiện ở phần đầu và phần cuối tạo nên sự kết nối chặt chẽ
KXem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.
KTìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
KChuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
HĐ3: Củng cố -Tổng kết.
Nhận xét về nghệ thuật và giá trị nội dung đoạn trích.
I/ Go-rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.
Xem SGK tr. 232.
II/ Đọc –tìm hiểu văn bản:
1.Bố cục và các mối liên kết:
-“Có đến ... nó cúi xuống”:
 =>Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
-“Trời đã ... đến nhà tao”: 
 => Tình bạn bị cấm đoán.
-Phần còn lại: =>Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
*Cách triển khai nghệ thuật của người kể chuyện ở các yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.
2.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
-Hai nhà hàng xóm nhưng thuộc hai thành phần xã hội khác nhau: dân thường và quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. A. mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác, bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà là hiền hậu. Mấy đứa con nhà đại tá thì mẹ chết, sống với dì ghẻ, cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn ...
-Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến chúng thân thiết nhau, để lại ấn tượng sâu sắc và kể xúc động (dù sau 30 năm).
3.Những quan sát và nhận xét tinh tế:
-Trước khi quen thân, A. chỉ biết: “ba đứa cùng mặc áo cánh ... theo tầm vóc”.
-Khi mấy đứa trẻ kể chuyện: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” (sợ hãi, co cụm khi thấy diều hâu), toát lên sự thông cảm với bất hạnh
-Khi đại tá mắng: “Tức thì cả mấy đứa ... con ngỗng ngoan ngoãn”. Cách so sánh thể hiện dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng. “Tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”: A. thông cảm với bạn.
4.Chuyện đời thường và truyện cổ tích:
-Qua chi tiết người “mẹ thật”:
+Mẹ thật của các cậu ...về làm sao được
+Không được ư? ... của bọn phù thủy.
-Qua hình ảnh người bà nhân hậu:
Bà kể chuyện cổ tích, A. kể lại, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi thằng lớn khái quát: “Có lẽ ... rất tốt”; thằng bé “thường nói một cách buồn bã ...11 năm”
-Tác giả chủ tâm không nhắc đến tên những đứa trẻ kia làm cho câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.
III/ Tổng kết:
Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích, Mac-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm thời thơ ấu, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
4/ Củng cố: (5p_7p) 
Tóm tắt đoạn trích. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
5/ Dặn dò: (2p_4p) 
Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học ở học kì I.
Chuẩn bị bài cho học kì II
V/ Rút kinh nghiệm: 
*************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN T1118TN.doc