Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Dũng Tiến

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Dũng Tiến

Tuần 1

Tiết 1+2 : Phong cách Hồ Chí Minh

- Lê Anh Trà-

A. Mục tiêu cần đạt :

 - HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.

B. Chuẩn bị

 HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.

 GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1. Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS

 3. Bài mới.

Giới thiệu bài

Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; Ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.

 

doc 77 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Dũng Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1+2 : Phong cách Hồ Chí Minh
- Lê Anh Trà-
A. Mục tiêu cần đạt :
	- HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.
B. Chuẩn bị
	HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.
	GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1. ổn định lớp : 
	2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS
	3. Bài mới.
Giới thiệu bài
Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung.
-Gọi HS đọc chú thích *
-Hướng dẫn học sinh đọc VB
(VB thuyết minh kết hợp lập luận đọc khúc chiết, mạch lạc. )
HS đọc VB.
-Gọi HS đọc chú thích.
? VB thuộc loại VB nào? đề cập đến vấn đề gì?
? VB có thể chia làm mấy phần? 
 ND chính của từng phần?
 Hoạt Động 2
- GọiHS đọc phần 1
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức của Bác Hồ ntn?
? Người đã làm ntn để có được vốn trí thức sâu rộng ấy?
? Hãy kể tên những nước mà bác đã đặt chân đến mà em biết.
(Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu)
? HCM đã tiếp nhận nguồn tri thức văn hoá nhân loại ntn ? 
( Tiếp thu có chọn lọc, k0 thụ động, k0 làm mất đi vẻ đẹp truyền thống Dtộc).
? Qua những vấn đề đã trình bày, theo em điều kỳ lạ nhất để tạo nên p/cách HCM đó là gì ? 
HS thảo luận
- Cốt lõi p/c HCM là vẻ đẹp văn hoá là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn tinh hoa VH DTộc với VH thế giới.
- Gọi HS đọc tiếp phần 2.
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ?
Nơi ở, làm việc
Trang phục
ăn uống
? Nơi ở làm việc của Bác được giới thiệu ntn ?
Nó có đúng với những gì em cảm nhận được khi xem phóng sự hay đọc những mẩu chuyện về Bác hoặc quan sát được khi đến thăm nhà Bác ?
 - Nơi ở như căn nhà của bất kỳ người dân bình thường nào, cạnh ao như cảnh quê...
? Trang phục của Bác được gthiệu ntn, cảm nhận của em ?
( bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. )
GV : áo trấn thủ, dép lốp là trang phục của bộ đội những ngày đầu KCCP.
Đôi dép ra đời 1947 được chế tạo từ 1 chiếc lốp xe ô tô quân sự của Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Khi hành quân, lúc tiếp khách trong nước, khách quốc tế Bác vẫn đi đôi dép ấy gần 20 năm. Cũng đôi ba lần các đ/c cảnh vệ “xin” Bác đổi dép n0 Bác bảo vẫn còn đi được. Mua đôi dép ≠ chẳng đáng là bao n0 khi chưa cần thiết cũng k0 nên, ta phải tiết kiệm vì đất nước còn nghèo, quả đúng như 1 nhà thơ đã ca ngợi :
 Vẫn đôi dép cũ mòn quai gót
 Bác vẫn thường đi giữa thế gian.
? ăn uống của Bác được giới thiệu ra sao ?
?Bữa ăn bình thường ở gia đình em có những món đó k0 ? 
* GVgiảng : ở Việt Bắc mỗi chiến sĩ một bữa được 1 bát cơm lưng lửng còn toàn ngô, khoai, sắn.
Bác yếu n0 cũng chỉ ăn như anh em trừ có thêm một bát nước cơm bồi dưỡng.
? Qua những điều tìm hiểu em có cảm nhận gì về lối sống của Bác ? ( So sánh với các vị nguyên thủ quốc gia cùng thời kỳ ? )
 Nơi ở sang trọng bề thế
 Trang phục đắt tiền
ăn uống cao sang.
? Với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, HCM có q\ hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt k0?
 (- Bác được hưởng chế độ đặc biệt n0 Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị.)
? Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong ls DT ?
 ( Ng~ Trãi, Ng~ Bỉnh Khiêm )
- Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
 NBK
- Côn sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
 NT
? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ?
- Điểm giống : giản dị _ thanh cao
- Khác : Cs NT – NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong lánh đời, ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên tự tại...
HCM chiến sĩ c/sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ với ND làm CM.
? Đây có phải là lối sống khắc khổ đầy đoạ mình hay thần thánh hoá ≠ với đời ?
* GV : HCM đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới song vẫn giữ lại cho mình một cs giản dị, tự nhiên không fô trg đó là lối sống của người dân VN ( nơi chốn quê hương ) đậm chất á Đông
? Tác giả đã so sánh HCM với những vị hiền triết như NT – NBK nhằm mục đích gi ?
 ? Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM.
 GV chốt lại phần ghi nhớ
 ? Để làm nổi bật những nét đẹp trong p/c HCM tác giả đã sử dụng những biện pháp NT gì ?
?ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo p/c HCM là gì?
VD;VN ra nhập wTO,tổ chức thương mại quốc tế.....
GV : Một vấn đề đặt ra hội nhập và giữ gìn bản sắc DTộc “hoà nhập n0 k0 hoà tan”. Ngoài ra ND VB còn có ý nghĩa giúp ta nhận thức vẻ đẹp trong p/c của Bác học tập và rèn luyện theo p/c cao đẹp của Người.
Hoạt Động 3
?-Tóm lại, ta có thể tóm tắt lại những vẻ đẹp p/c HCM ntn?
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5
GV : Các em được sinh ra và lớn lên trong ĐK vô cùng thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ thách thức ( xét phương diện vật chất )
? Các em hãy bày tỏ những thuận lợi và nguy cơ theo nhận thức của em ?
 -Được tiếp xúc với nhiều nền VH nhiều luồng VH giao lưu mở rộng với quốc tế.
 -Điều kiện v/chất đầy đủ, có luồng v/h tích cực – n0 cũng có luồng V/H đồi bại.
 -Vấn đề đặt ra là hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc VH Dân tộc.
? Từ tấm gương Bác Hồ em có suy nghĩ gì để đáp ứng với tình hình thực tại và tg lai ?
? Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH và phi VH ?
 ( ăn mặc, đầu tóc, nói năng...)
- Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
HS đọc chú thích*
-HS đọc VB.
-HS đọc chú thích.
-HS thảo luận đưa ra phương án trả lời.
-HS đưa phương án trả lời.
-HS đọc phần 1
-HS dựa vào VB trả lời.
-HS thảo luận àtrả lời
- HS trả lời
- HS dựa vào VB trả lời.
-HS thảo luận
-HS đưa phương án trả lời.
--HS dựa vào VB trả lời từng phương diện theo gợi ý của GV
- HS trao đổi thảo luận 
-HS nêu cảm nhận cá nhân.
-HS trả lời cá nhân.
-HS thảo lưận liên tưởng.
- HS suy nghĩ àtrả lời
-HS nêu cảm nhận riêng.
HSnêucácb/pháp NT được sử dụng trg VB.
HS thảo luận bày tỏ q.niệm
HS tóm tắt lại những vẻ đẹp p/c HCM.
-HS đọc ghi nhớ SGK
-HS thảo luận bày tỏ q.niệm.
-HS bày tỏ ý kiến cá nhân.
-HS nêu 1vài biểu hiện.
I .Đọc tìm hiểu chung
 1.Tác giả-tác phẩm
 2.Đọc
 3.Chú thích 
4.Phương thức biểu đạt
 + Văn bản nhật dụng
 + Chủ đề, sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Bố cục : 2phần
Phần1:Từ đầu đến “Rất 
hiện đại”-HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Phần 2:Còn lại-Những nét đẹp trong lối sống HCM
II . Đọc- tìm hiểu VB
 1 . HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
*Vốn tri thức văn hoá của HCM: Rất sâu rộng.
- Nhờ sự dày công học tập, rèn luyện không ngừng nhiều năm
 + Đi nhiềuàNgười tiếp xúc với văn hoa nhiều nước.
 + Bác nói viết thạo nhiều thứ tiếng
 + Làm nhiều nghề.
 + Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu uyên thâm
- Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CN tư bản.
- Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- ảnh hưởng quốc tế nhân văn văn hoá DT à con người HCM (rất bình dị rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại).
2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở làm việc – nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao – chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ à đơn sơ
- Trang phục :
 bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ à giản dị.
- ăn uống : cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... món ăn dân tộc àđạm bạc 
à Lối sống giản dị, đạm bạc, vô cùng thanh cao
-
- Sống thanh cao, sống có văn hoá đậm chất á đông với quan niệm thẩm mĩ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
=› Khẳng định tính DT truyền thống trong lối sống của Bác.
3.Những biện pháp nghệ thuật trong VB
- Kết hợp giữa lời kể, lời bình luận một cách tự nhiên.
- Chon lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ NBK, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dtộc
- Ngôn từ, NT đối lập ( Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; Am hiểy mọi nền V.hoá TG mà hết sớc DT, hết sức VN) =› VB thuyết minh mang tính cập nhật giàu chất văn
* ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo p/c HCM
- Sống và làm việc học tập theo gương Bác
- Tự tu dưỡng rèn luyện lối sống có VH
II- Tổng kết
*Ghi nhớ:SGK
IV. Luyện tập
IV-Dặn dò: 
1.Học thuộc bài giảng & ghi nhớ trong SGK
2.BT: So với bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng trong NV 7 VB này có ND gì mới?
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3à5 câu nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong p.c HCM
4. Mỗi tổ sưu tầm 2 câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
	- Tìm 4 bài thơ, 4 bài hát ca ngợi Bác.
	- 5 h.ảnh về t/c của Bác với các cháu thiếu nhi, với đồng bào Miền nam, với bộ đội, nhân dân.
5. Đọc kĩ & trả lời các câu hỏi trong bài các phương chân hội thoại.
Tuần 1
tiết 3 : 	 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu
	- HS nắm được các phương châm về lượng về chất
	- Biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
	-GV:Soạn bài, Bảng phụ
	-HS:C/bị bài theo SGK
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
	1. ổn định
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới :
Giới thiệu bài
Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân theo, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các p/c hội thoại.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cần đạt
HOạt Động 1
HS đọc lời thoại
? Trong lời thoại 2 của Ba có mang đầy đủ những nội dung An cần biết k0 ? Tại sao ?
- Thông tin mà An cần biết là địa điểm học bơi. Song Ba lại trả lời “ dưới nước”. “Bơi” đương nhiên là di chuyển dưới nước bằng cử động của cơ thể. Vì vậy Ba trả lời dưới nước là k0 đáp ứng được thông tin An cần biết.
? Từ bt trên ta thấy khi hội thoại cần chú ý điều gì ? =› Phải nói đúng nội dung cần giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà gt đòi hỏi.
-GVgọi HS đọc câu chuyện “ Lợn cưới áo mới”
? Vì sao truyện gây cười ?
(2 nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói)
? Lẽ ra 2 anh phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết.
- Chỉ cần hỏi : Bác có thấy con lơn nào chạy qua đây không?
- Trả lời : Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua dây cả.
? Như vậy khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
? Như vậy việc tr ...  ngựa, không kịp đóng yên, người không mặc áo giáp chuồn
+ Quân rụng rời sợ hãi bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chết nước sông Nhi Hà tắc nghẽn.
Đêm ngày đi gấp không dám nghỉ ngơi
3. Số phận lũ bán nước
- Chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin mất hết tư cách.
- Phải bỏ chạy khỏi đất nước, cướp thuyền đói Sống nhục nhã bị phỉ nhổ vong quốc
*kể chuyện xen miêu tả sinh động cụ thể gây ấn tượng mạnh
- Tất cả đều tả thực, khách quan nhưng âm hưởng lại khác nhau;
- Đoạn 1 : nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên...” hàm chưa vẻ hả hê sung sướng
- Đoạn 2 : nhịp điệu chậm, âm hưởng ngậm ngùi chua xót.
* Lý do : tác tg là ~ cựu thần của nhà Lê không thể mủi lòng trước sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ
III. Tổng kết
1. NT
- Kể xen miêu tả sinh động cụ thể
- Kể khách quan chân thực.
- Khắc hoạ h/ảnh người anh hùng.
2. ND : sgk.
*Ghi nhớ:( SGK) 
D. Củng cố dặn dò 
	-Đọc, tóm tắt VB
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng nguyễn Huệ trong đoạn trích “ Hoàng lê....”
-C.bị bài: Sự phát triển của từ vựng ( tiếp)
*************************************************************
Tuần 5
Tiết 25 :	 Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
A. Mục tiêu
- HS nắm được hiện tượng ↑ từ vựng của một ngôn ngữ nhờ cách tăng số lượng từ ngữ bồi tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
B. Chuẩn bị
- Sgk, sgv, bài soạn
- Bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1. Kiểm tra : - Trình bày sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
	 - BT 4 (Tr 57 sgk )
	2. Giới thiệu bài tiếp : - Sự phát triển nghĩa của từ vựng → chất
	 - Sự phát triển từ vựng tạo từ mới → lượng
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 ND cẩn đạt
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc bài 1
?Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau:điện thoại kinh tế, di động sở hữu,tri thực đặc khu, trí tuệ. 
? Trong TV có những từ được c. Tạo theo mô hình x+ tặc
VD: lâm tặc, hải tặc
Hãy tìm những từ ngữ mới x.hiện c.tạo theo mô hình đó.
-Gv hệ thống kiến thức.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
-Gọi HS đọc bài 1.
?Tìm những từ Hán Việt trong 2 đoạn trích này.
HS đọc bài 2
-Gọi HS trả lời câu hỏi ở BT 2 trong SGK.
Gv hệ thống hoá kiến thức
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm bài 1
GV hướng dẫn HS đọc bài 2
?Có mấy cách phát triển từ vựng?
HS đọc bài 1
HS thảo luận nhóm.
-HS tìm từ mới theo mô hình.
-HS đọc ghi nhớ.
HS đọc 2 đoạn trích trong SGK.
.
-HS tìm từ Hán Việt 
HS đọc bài 2
HS trả lời câu hỏi.
-HS rút ra ghi nhớ.
-HS đọc ghi nhớ
HS làm bài 1
HS làm bài 2
-HS nhặc lại các cách phát triển từ vựng.
I. Tạo từ ngữ mới
1. Tìm và giải nghĩa từ mới
 BT1
- Điện thoại di động ( điện thoại cầm tay) : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.( x+ y, x, y là những từ ghép)
- Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đ/v sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
- Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sx, lưu thông fân fối các sphẩm có hàm lượng trí thức cao.
- Đặc khu kinh tế : khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với ~ chính sách ưu đãi
2. Tìm ~ từ mới 
 BT 2
Mẫu:(x+tặc, x là từ đơn)
 - Lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc : kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Không tặc : kẻ cướp trên không
- Hải tặc : kẻ cướp trên biển
- Gia tặc : kẻ cướp trong nhà
- Nghịch tặc : kẻ phản bội làm giặc
3. Ghi nhớ
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1-BT1:. Tìm từ Hán Việt
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bổ, hành, xuân, tài tử, giai nhân,
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2 BT2-. Tìm từ
a. AIDS → Tiếng Anh
b. ma – ket – tinh → Tiếng Anh
3. Ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài 1.
* x + trường → chiến trường, công trường, nông trường, thương trường, thao trường, phi trường.
* x + hoá → lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, thg mại hoá,...
* x + điện tử : thư điện tử, thg mại điện tử, giáo án điện tử,...
Bài 2
- Cầu truyền hình
- Công viên nước
- Thương hiệu
Bài 3
Từ mượn tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô...
D. Củng cố – dặn dò : 
 BT.
1.tìm 5 từ ngữ mới được cấu tạo trong đời sống kinh tế, XH hiện nay (khu công nghiệp, du lịch sinh thái, cổ phần, vi tính, điện tử, điện thoại DĐ.._
2. tìm 5 từ ngữ có nguồn gốc từ các nhôn nhữ Châu Âu hiện đang dùng phổ biến trong đời sống XH.
( Công- ten- nơ; in- tơ- net, ma- ket- tinh, la-de, phô- tô- cóp- pi..)
 - Chuẩn bị bài : “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 
 - Sưu tầm “Truyện Kiều&Tranh ảnh liên quan đến truyện Kiều và Nguyễn Du
************************************************	
Tuần 6
Tiết 26 : 
 	Truyện Kiều của Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt
- HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
B. Chuẩn bị
- Sgv, bài soạn
- Tranh ảnh liên quan đến truyện Kiều và Nguyễn Du
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1. Kiểm tra : Nêu và phân tích tài dùng binh của Nguyễn Huệ
	Nêu những nhận xét đặc sắc NT của Tác Phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí”
	2. Giới thiệu bài :
	(Gv đưa những tranh ảnh liên quan đến truyện Kiều)
Đỉnh cao nhất của văn học trung đại VN từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là “ Truyện Kiều ” của đại thi hào-dang nhân văn hóa TG Nguyễn Du.T.p “ Truyện Kiều” không những có vị chí quan trọng trong l.sử VH nước nhà mà còn có vị chí quan trọng trong tâm hồn dân tộc.
 HĐcủa GV
 HĐ cuả HS
 ND cần đạt
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc phần I sgk.
? Nêu ~ nét chính về thời đại Nguyễn Du sống ? Điều đó có ảnh hưởng ntn đ/với văn chương và tác phẩm “Truyện Kiều”
.
? Nêu ~ hiểu biết của em về gia đình Ng~Du?
?Nêu ~ nét chính về cuộc đời Nguyễn Du.
* Từng làm quan với nhà Lê, chống Tây Sơn nhưng không thành.
* Khi Nguyễn ánh lên ngôi, ông định vào Nam theo Nguyễn ánh → bị nhà Lê bẳt rồi thả → lưu lạc → được Nguyễn ánh cất nhắc làm quan.
? Cảm nhận về con người Nguyễn Du ?
(Rất uyên bác, là một trong An nam ngũ tuyệt.
Mộng Liên Đường “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngòi bút nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột...”
?Nêu những hiểu biết về sự nghiệp của Nguyễn Du ?
Hoạt động 2
-Gọi HS đọc phần đầu II về guồn gốc Truyện Kiều 
? Theo nguồn gốc ấy tác phẩm có phải là tác phẩm phiên dịch không? giá trị của nó ở đâu ?
- Đoạn trường tân thanh
Nghệ thuật kể truyện bằng thơ, miêu tả n/vật, miêu tả thiên nhiên, xây dựng n/vật.
- Gv giải thích nhan đề “Đoạn trg\ tân thanh” 
-GV gọi HS đọc phần tóm tắt t.phẩm
Gv phân tích các giá trị hiện thực và nhân đạo.
Chủ đề tác phẩm ?
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
-Gv phân tích giá trị nghệ thuật
VD:
-Tả cảnh thiên nhiên.
M.xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
M.hè:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
M.thu
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
-Tả người:
 +Tả Kim Trọng;
Đề huề lưng tí gió trăng
Theo sau lưng một vài thằng con con.
 +Tả Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông 
Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
-Tả Mã Giám Sinh:
Quá niên chạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy, sau tớ lao sao.
-Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
-HS đọc phần I sgk.
-HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS nêu cảm nhận về con người N.Du
-HS nêu hiểu biết về sự ngiệp của N.Du.
-HS đọc phần đầu II.
HS đọc phần tóm tắt t.phẩm
-HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu về Nguyễn Du
1. Thời đại : cuối TK 18 - đầu 19
- Xã hội phong kiến VN bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
- Tây Sơn bại, triều Nguyễn thiết lập
→ Ngòi bút của ông hướng vào hiện thực.
2. Gia đình :
- Đại quí tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.
+ Cha: đỗ tiến sĩ _ Tể tướng
+ Anh: quan _ thượng thư
+ Mẹ: quê Kinh Bắc → nổi tiếng các làn điệu dân ca
- Mồ côi cha 9 tuổi, mồ côi mẹ12 tuổi, trải qua ~ năm tháng gian truân vất vả
→ Nguyễn Du được thừa hưởng Cs phong lưu và được kế thừa truyền thống văn học từ gđ.
3. Cuộc đời :
- Thời ấu thơ và thanh niên : sống học tập ở Thăng Long trong gđ quí tộc học giỏi chỉ đỗ tam trường.
- Lưu lạc đất Bắc Thái Bình quê vợ 10 năm ( 1786 – 1796 ) và ở Hà Tĩnh 6 năm ( 1796 – 1802 ). Nếm trải ~ cảnh đời, ~ số phận ≠ nhau, gần gũi đs nhân dân
- Giai đoạn làm quan triều Nguyễn : bất đắc dĩ - đi nhiều – tiếp xúc nhiều
4. Con người :
- Có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú.
- Có trái tim giàu yêu thương niềm cảm thông sâu sắc với ~ đau khổ của ND
→ Thiên tài văn học, nhân đạo chủ nghĩa
5. Sự nghiệp
- Chữ Hán (243 bài)
+ Thanh Hiên thi tập
+ Nam trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục
- Chữ Nôm
+ Truyện Kiều
+ Văn chiêu hồn
→ Đại thi hào dân tộc
Danh nhân văn hoá VH và thế giơi
II. Truyện Kiều
 1. Nguồn gốc :
- Dựa cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc – Tác phẩm văn xuôi chữ Hán.
- Viết = chữ Nôm thể lục bát, cảm hứng nhân đạo xuất phát từ cs Việt, con người Việt
→ là stác văn chương đích thực của thần tài Nguyễn Du.
2.Nhan đề “Đoan trường tân thanh””
 Đoạn:đứt
 Trường: ruột
 Tân:mới
 Thanh: tiếng kêu
àTiếng kêu đau đớn đứt ruột mới.
 3. Tóm tắt : 3254 câu
* Gặp gỡ và đính ước
* Gia biến và lưu lạc
* Đoàn tụ.
4. Giá trị
 a. Nội dung
 * Hiện thực.
 - Bức tranh hiện thực xã hội đg thời
 + Bộ mặt tàn bạo của g/c thống trị ( quan lại, lưu manh...)
 + Số phận ~ con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là người fụ nữ
 * Nhân đạo
 - Niềm thương cảm sâu sắc trước ~ đau khổ của con người.
 - Sự lên án tố cáo ~ thế lực bạo tàn.
 - Sự trân trọng đề con người từ vẻ đẹp hình thức, p/chất đến ~ ước mơ, ~ khát vọng chân chính
b. Nghệ thuật
 -Kết tinh thành tựu NT VH d.tộc/ tất cả các phương diện ng.ngữ và thể loại
 + Ngôn ngữ nghệ thuật mẫu mực của thơ ca cổ điển.TV vhọc trở nên giầu và đẹp với khả năng m.tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
. + Thể loại : Thể hơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn, NT kể,mtả...
* Ghi nhớ:
D. Củng cố dặn dò :	
 -Tóm tắt “Truyện Kiều”, nắm được giá trị ND, NT của Truyện Kiều 
 - Những yểu tố cơ bản nào đã tạo nên tài năng NT của N.Du?
 - Soạn VB „ Chị em Thúy Kiều
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tiet 1 26 nam 10101011.doc