Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Hợp Thành

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Hợp Thành

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 (Lê Anh Thơ)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức, học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Soạn bài, tài liệu, bảng phụ.

 2. Học sinh:

 Đọc kĩ văn bản, soạn theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1. Ôn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:

 3. Bài mới:

 * Hoạt động 1 ( Khởi động): HCT vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta không còn nữa, Người ra đi để lại muôn vàn tình kính yêu cho toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Sinh thời Người không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.

 

doc 201 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Hợp Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 1. Tiết 1-2 : Văn bản.
Phong cách Hồ Chí Minh.	
 (Lê Anh Thơ)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Soạn bài, tài liệu, bảng phụ.
 2. Học sinh:
 Đọc kĩ văn bản, soạn theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ôn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:
 3. Bài mới:
 * Hoạt động 1 ( Khởi động): HCT vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta không còn nữa, Người ra đi để lại muôn vàn tình kính yêu cho toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Sinh thời Người không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. 
* Hoạt động 2 (Đọc tìm hiểu văn bản):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 -Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý nhấn giọng ở những luận điểm chính
 - Giáo viên đọc 1 đoạn. Yêu cầu 2 HS đọc tiếp. Nhận xét cách đọc.
 - Yêu cầu HS đọc chú thích SGK.
 - Giáo viên giải thích từ '' Phong cách''
 - Theo em, kiểu văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào ?
 - HS: Thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
 ( GV: Các lớp dưới, chúng ta đã được học một số văn bản nhật dụng với chủ đề Bảo vệ thiên nhiên, môi trường, Quyền sống của con người...Văn bản ''Phong cách HCM'' chúng ta học ngày hôm nay thuộc chủ đề ''Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc''. 
 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?
 - HS: Nghị luận.
 - Em hãy xác định những luận điểm chính trong văn bản trên ?
 -Yêu cầu HS đọc đọan 1
 - Em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hóa của HCM ?
 - HS: Vốn tri thức văn hóa của Người rất sâu rộng.
 - Tại sao chúng ta lại nói: Vốn tri thức văn hóa của HCM rất sâu rộng ?
 - Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy Bác đã phải làm gì ?
 - Em có biết Bác đã từng làm những nghề gì không?
 - HS: Bồi bàn, làm bếp, cuốc tuyết, viết báo...bác đã từng nói ''Đời bồi tầu lênh đênh sóng biển''.
 ( GV giải thích từ ''uyên thâm'')
 ( GV chốt: Như vậy từ cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Bác đã tích lũy được vốn văn hóa nhân loại sâu rộng tới mức uyên thâm.
 - Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài của bác có gì đặc biệt ?
 - Nêu những biểu hiện của việc tiếp thu văn hóa nước ngoài của Bác là có chọn lọc ? 
 - Em nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đã đưa ra ?
 - HS: Dẫn chứng chọn lọc, chân thực, tiêu biểu.
 - Việc lựa chọn các dẫn chứng như vậy có tác dụng gì ?
 - HS: Tăng sức thuyết phục.
 ( GV: Như vậy việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Bác đã nhào nặn hòa quyện với cái gốc văn hóa dân tộc chẳng thể lay chuyển được ở Người đã tạo nên một nhân cách rất riêng, rất Việt Nam, rất á đông nhưng cũng rất hiện đại).
 ( Hết tiết1)
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
 - Qua đoan văn này, Em nhận xét gì về nối sống của HCM ?
 - HS: lối sống giản dị. 
 - Lối sống giả dị của Bác được biểu hiện ở những phương diện nào ?
 - HS: Nơi ở, làm việc, trang phục, ăn uống.
 - Em hãy nêu những các biểu hiện ?
 ( HS phát biểu - GV bổ sung- treo bảng phụ)
 - Em hãy kể một câu chuyện nói về sự giản dị của Bác ?
 (GV: Chiếc áo Bà ba nâu và ngôi nhà sàn mang đậm nét bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Hiếm thấy một vị lánh tụ nào lại có lối sống giản dị, đạm bạc đến như vậy. Chính điều đó làm nên sự vĩ đại ở con người HCM. Đã có nhiều nhà thơ xúc động trước sự giản dị của Bác: ''Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 Aó nâu túi vải đẹp tươi lạ thường''
 ''Một nhà sànđơn sơ vách nứa''
 Cũng chính như Bác từng viết:
 ''Sáng ra bờ suối tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng cũng sẵn sàng''
 - Theo em lối sống đó của một vị Chủ tịch nước có phải là lối sống khắc khổ của một nhà tu hành ? Hãy giải thích?
 - HS: Không phải là sống khắc khổ, mà đây là một lối sống thanh cao sang trọng.
 - Sự thanh cao sang trọng được biểu hiện như thế nào ? 
- Nét đẹp trong phong cách HCM mang tính truyền thống dân tộc, á Đông được thể hiện như thế nào ?
 - Để làm nỏi bật nét đẹp trong phong cách HCM, Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào ?
 - Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đó trong văn bản ?
 - Từ phong cách HCM em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
 - HS: Thảo luận: 
 + Cần biết chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng không đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Cần sống giản dị, chân thành, hòa đồng với thiên nhiên và con người...
 ( GV: Liên hệ thực tế hiện nay một số người học đòi, theo mốt làm mất đi bản sắc dân tộc...)
 * Hoạt động 3:
 - Qua tìm hiểu văn bản, em cảm nhận được gì từ nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 * Hoạt động 4:
 - Em hãy kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác ?
 4. Củng cố: 
 - Củng cố kiến thức toàn bài.
 5. Dặn dò:
 - Nắm vững kiến thức đã học.
 - Soạn bài tiếp theo.
 I.Tìm hiểu chung:
 1. Đọc
 2. Chú thích:
 II. Phân tích:
 -Văn bản trên gồm hai luận điểm:
 +Vốn tri thức văn hóa của HCM: Từ đầu đến '' Hiện đại''
 +Nét đẹp trong lối sống của HCM: còn lại.
 1.Vốn tri thức văn hóa của HCM: 
 * Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, HCM đã qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương đông tới phương tây, có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước.
 - Nắm vững phương tiện giao tiếp: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 - Học hỏi qua công việc, qua lao động: Làm nhiều nghề khác nhau.
 - Học hỏi, tìm hiểu sâu sắc tới mực uyên thâm.
 * Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
 - Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 - Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
 - Tiếp thu những những ảnh hưởng quốc tế trên nền văn hóa dân tộc; ''Tất cả các ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được''
 2. Nét đẹp trong lối sống của HCM
* lối sống giản dị:
 - Nơi ở nơi làm việc đơn sơ '' Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao''; nhà sàn cũng chỉ có vẻn vẹn vài phòng''
 - Trang phục giản dị: ''Bộ quần áo Bà Ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ''; tư trang ít ỏi: ''Chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm''.
 - Ăn uống đạm bạc: ''Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối...''
 *Cách sống giản dị đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
 - Đây không phải là cách sống của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 - Cũng không phải là cách thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời.
 - Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
 *Cách sống của Bác gợi nhớ dến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm..
 - Nếp sống giản dị thanh cao, tâm hồn trong sáng cao đẹp.
 - Nghệ thuật: kết hợp kể với bình luận đan xen, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dùng từ Hán - Việt gợi sự gần gũi với các bậc hiền triết. Sử dụng nghệ thuật đối lập ( Vĩ nhân mà hết sức gàn gũi, am hiểu mọi nền văn hóa mà lại rất Việt Nam.)
 * Tổng kết: Với cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chân thực, sinh động, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca:'' Nhà văn hóa lớn, nhà cách mạng lớn đã quyện chặt trong con người HCM, con người Việt nam gần gũi với mọi người''.
Ngày soạn :
Ngày giảng: 
 Tiết 3. Các phương châm hội thoại 
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm được nội dung phương châm hội thoại về lượng cũng như về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
 2. Học sinh: tìm hiểu bài trước ở nhà, soạn bài theo những câu hỏi trong sách giáo khoa.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Công tác tổ chức lớp 
 2. kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Trong cuộc sống hội thoại có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định hiểu quả giao tiếp. Vậy họi thoại cần tuân thủ những phương châm nào? Gời học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số phương châm hội thoại.
 * Hoạt động 2: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 - Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 ( bảng phụ).
 - Khi An hỏi '' Học bơi ở đâu?'' mà Ba trả lời ''ở dưới nước '' thì câu trả lời có đáp ứng được mà An muốn biết không? Vì sao?
 - HS: Không. Vì câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An muốn biết.
 - Vậy điều mà An muốn biết là gì?
 - HS: Là địa điểm cụ thể mà Ba tập bơi ví dụ: Hồ, biển, sông, bể bơi...
 - Nếu là Ba em sẽ trả lời như thế nào?
 - Từ ví dụ trên, Em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
 ( Gọi HS đọc truyện cười ''Lợn cưới áo mới''
 - Vì sao câu chuyện lại gây cho chúng ta buồn cười?
 - HS: Truyện gây cười vì hai nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
 - Lẽ ra anh có '' Lợn cưới'' và anh có ''áo mới'' phải hỏi và trả lời như thế nào?
 - HS: + Anh có ''lợn cưới'': Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
 + Anh có áo mới: Không, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
 - Yêu tố gây cười trong truyện là gì?
 - HS: Thừa thông tin trong câu hỏi và câu trả lời.
 - Như vậy cần tuân thủ điều gì trong giao tiếp?
 - Từ 2 ví dụ trên, chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân trong giao tiếp?
 - HS: Đọc ghi nhớ 1 SGK.
 - Gọi 2 học sinh thực hiện một đoạn hội thoại
 (Gọi một HS đọc truyện cười ''Quả bí khổng lồ'')
 - Truyện cười này phê phán điều gì ?
 - HS: Phê phán tính nói khoác.
 - Chi tiết nào nói lên điều đó ?
 - HS: Tự bộc lộ.
 - Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
 - Nếu không biết chắc bạn mình nghỉ học vì lí do gì, thì em có nên báo cáo với giáo viên là bạn mình bị ốm không ?
 - HS: Không. vì như vậy sẽ vi phạm phương châm về chất- nói dối.
 - Nếu không biết chắc, nếu được hỏi thì em sẽ trả lời như thế nào ?
 - HS: Em sẽ thêm '' có lẽ'', ''dường như'' ''hình như ''...
 - Vậy khi không biết chắc một điều gì đó thì em có nên khẳng định không ? 
 - Từ những ví dụ trên, em rút ra bìa học gì cho bản thân ?
( Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2 SGK )
 - Em có biết câu truyện cười nào có nội dung tương tự câu truyện trên không ?
 - HS: Con rắn vuông.
 * Hoạt động 3:
 - Yêu cầu HS làm bài tập - Nhận xét - giáo viên chữa.
 - Giáo viên hưỡng dẫn làm bài tập 2 - Yêu cầu 1 HS lên làm bài tập trên bảng phụ - HS dưới lớp làm bài tập theo nhóm.
 - Hoạt động nhóm - Đại diện nhóm phát biểu - Nhận xét bổ sung.
 * Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 
 * Hoạt động 4
 4.Củng cố:
 - Bài học này có mấy phương châm hội thoại? Là những loại phương châm nào?
 - Em hiểu thế nào là phương châm về lượng, về chất?
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập về nhà.
 - Nghiên cứu bài tiếp theo.
 I.phương châm về lượng
 1. Ví dụ 1:
 2. Nhận xét:
- Khi nói, câu nói phải có nội dung đáp ứng nh ... ức
 - Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường tới ấm no, hạnh phúc cho quê hương
 - Chua xót trước một làng quê đã từng tươi đẹp, nay tàn tạ và yếu hèn
 - Phê phán thực trạng trì trệ đen tối của chế độ Pk
 - Mong mỏi cho cuộc đổi đời của quê hương
 - Đặt ra vấn đề con đường của người nông dân, của toàn xã hội
*Ghi nhớ: (Sgk)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết45. Trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. Nhận ra được những chỗ mạnh, yếu của mình khi viết bài.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B. Chuẩn bị
 1. GV:Chấm bài, thống kê một số lỗi cơ bản, ưu nhược điểm chung
 2. HS:Tự sửa bài
C. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Nêu yêu cầu tiết trả bài
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1
- Yêu cầu nêu lại đề bài .
- Yêu cầu phân tích đề.
- Đề yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
GV: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và các thầy cô giáo
* Yêu cầu thảo luận xây dựng dàn ý:
 + Mở bài nên làm gì?
 + Thân bài viết như thế nào?
 + Kết bài?
GV: Nhận xét, bổ xung hoàn chỉnh (treo bảng phụ)
(Lưu ý khi kể cần kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận)
* Hoạt động 2:Nhận xét và đánh giá bài viết.
- Cho học sinh tự nhận xét bài viết của mình từ việc đối chiếu với dàn ý trên.
GV: Nhận xét chung bài viết của học sinh:
 + Kiểu bài: có đúng miêu tả + tự sự + Nghị luận
 + Cấu trúc: đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
 + Nội dung: đủ ý, liên kết chặt chẽ.
 + Hình thức: sạch sẽ
- Yêu cầu học sinh đọc một số bài hay, đoạn hay
" Thảo luận
- Nêu một số bài yếu, cách khắc phục
- Yêu cầu học sinh tự sửa chữa trong bài viết của mình, chuyển bài cho nhau để sửa.
* Hoạt động 3: Chốt lại một số vấn đề cơ bản.
4. Củng cố:
- Gọi điểm.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới 
I. Đề: Nhân ngày 20-11, em hãy kể cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và các thầy giáo, cô giáo.
 * Phân tích đề:
- Nội dung: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và các thầy cô giáo
- Hình thức: Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
* Dàn ý:
 A. Mở bài: (1,5 điểm)
 Giới thiệu vấn đề: Kỉ niệm về ngày 20-11 ngày hiến chương các nhà giáo
 B. Thân bài (7 điểm)
 - Kể một kỉ niệm bằng vốn sống trực tiếp của người viết.
 - Yêu cầu câu chuyện phải trung thực, có tính giáo dục thuyết phục cao
 - Đối tượng người nghe: Các bạn trong lớp
 - Nội dung:
 + Kỉ niệm: 
 1.Về vấn đề gì?
 2. Thời gian xảy ra khi nào?
 3. Diễn biến
 + Tại sao kỉ niệm đó với em lại đáng nhớ
 + Bài học về đạo lí (Miêu tả nội tâm)
 + Vai trò của đạo lí thầy trò (Nghị luận)
 C. Kết bài (1,5 điểm)
 - Bài học của bản thân
 - Mở rộng vấn đề
* Chữa lỗi.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 86. trả bài Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Hệ thống hóa các kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì I
 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội
 - Giúp học sinh nhận ra những lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình
B. Chuẩn bị
 1. GV: Chấm bài thống kê các lỗi
 2. HS: Tự chữa bài trên cơ sở giáo viên trả bài trước 3 ngày
C. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới
 Trả bài:
 I. Đề bài:
 1. Cho các đoạn thơ sau:
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
 Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu
Rằng “mua ngọc đến Lam Kiều”
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
Mối rằng “đáng giá nghìn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”
 2. Trả lời các câu hỏi:
 a. Trong cuộc đối thoại trên nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
 b. Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Dấu hiệu?
 c. Thống kê các từ Hán - Việt theo mẫu:
 - Năm từ theo mẫu “ Viễn khách” (Viễn +x)
 - Năm từ theo mẫu “Tứ tuần” (Tứ + x)
 - Năm từ theo mẫu “Vấn danh” (Vấn + x)
 II. Đáp án:
 a. Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm lịch sự: Cách trả lời cộc lỗ (2điểm)
 Phương châm về chất: Nói không đúng sự thật
 b. Những câu thơ sử dụng các dẫn trực tiếp:
- “Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê răng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
- Rằng “Mua ngọc đến Lam Kiều”
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
Mối rằng: “đáng giá ngàn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài “
 - Dấu hiệu: 
 + Những lời nói được dẫn nguyên văn và được để trong dấu ngoặc kép
 + Có từ “Rằng” trước các lời dẫn
 (4 điểm)
 c. Thống kê:
 - Viễn khách: Viến du, Viễn Dương, Viễn cảnh, Viễn tưởng, Viễn Vọng
 - Tứ tuần: Tứ đại, Tứ mã, Tứ phương, Tứ hải, Tứ tử
 - Vấn danh: Vấn an, Vấn đáp, Vấn đề, Vấn tâm, Vẫn lễ
 (3 điêm)
 * Nhận xét cách làm bài của học sinh:
 - Hầu hết học sinh đáp ứng được yêu cầu của đề bài. Song điểm chưa cao vì: phần (c) thống kê các từ Hán - Việt theo mẫu hầu như bạn nào cũng chưa làm được hoàn chỉnh; Cách trình bày còn luộm thuộm, chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều.
 - Yêu cầu học sinh trên cơ sở đã tự chữa bài ở nhà, chuyển bài cho nhau chữa theo nhóm, thống kê các lỗi của các nhóm thường mắc phải. Thực hành sửa lỗi trên bảng.
 - Giáo viên nhận xét, kết luận.
 4. Củng cố:
 Hệ thống bài
 5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài mới
 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 87. Trả bài kiểm tra Ngữ văn 
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Trên cơ sở học sinh đã tự ôn tập, nắm vững các văn bản và giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm đã học từ tuần 10-15, làm tốt bài kiểm tra tại lớp
 - Đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập về tri thức, kĩ năng, thái độ
 - Trên tinh thần đã trả bài trước cho học sinh, yêu cầu học sinh tự chữa lỗi bài làm của mình ở nhà.
B. Chuẩn bị
 1. GV: Chấm bài thống kê các lỗi
 2. HS:Chữa bài ở nhà
C. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới
 A. Đề bài:
 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào các câu trả lời em cho là đúng
 1. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
 a. 1948 c. 1947
 b. 1984 d. 1974
 2. Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào?
 a. Thất ngôn bát cú Đường Luật c. Tám chữ
 b. Tự do d. Lục bát
 3. Chủ đề bài thơ đồng chí là gì?
 a. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 b. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh em bộ đội Việt Minh.
 c. Sự nghèo túng vất vả của các anh bộ đội mặc áo lính.
 d. Vẻ đẹp hình ảnh đầu súng trăng treo.
 4. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ? 
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 a. So sánh c. Hoán dụ
 b. So sánh và ẩn dụ d. Phóng đại tượng trưng
5. Khổ thơ nào trong bài thơ “Đòan thuyền đánh cá” đẹp lộng lẫy như một bức tranh về cảnh biển đêm
 a. Khổ “Ta hát bài ca gọi cá vào”
 b. Khổ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé”
 c. Khổ “ Sao mờ kéo lưới lịp trời sáng”
 d. Khổ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
6. Bà mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là người mẹ dân tộc nào?
 a. Vân Kiều c.Tà Ôi
 b. Tây nguyên d. Ê đê
7. Trong lời ru thế 3, người mẹ mơ cho con trai điều gì?
 a. Mai sau con lớn vung chày lún sân
 b. Mai sau con lớn được thấy Bác Hồ
 c. Mai sau con lớn phát mười Kalưi
 d. Mai sau con lớn làm người tự do
8. Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
 a. Đó là lời ru của em bé
 b. Đó là lời ru của tác giả
 c. Đó là hai lời ru kế tiếp nhau: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ
 d. Những đoạn thơ điệp khúc, cấu trúc giống nhau, nhịp điẹu giống nhau, chỉ khác nhau ít về nội dung.
II. Tự luận: (5 đ)
 Phân tích vẻ đẹp anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long?
* Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: (4đ)
 1. a (0,5đ) 3. a (0,5đ) 5. b (0,5đ) 7. đ (0,5đ) 
 2. b (0,5đ) 4. b (0,5đ) 6. c (0,5đ) 8. c (0,5đ) 
II. Tự luận: (5đ)
 * Mở bài: (1đ)
 Giới thiệu tác phẩm, nhân vật. 
 * Thân bài: (3,5đ)
 - Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước. 
 - Sôi nổi, yêu đời, cởi mở và chân thành với mọi người; sống ngăn nắp, khoa học.
 - Khiêm tốn, ham học hỏi, tế nhị, quan tâm đến mọi người.
 ( Phương thức chứng minh qua lời kể của bác lái xe, lời kể, việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư)
 * Kết bài (0,5 điểm)
 Bài học, liên hệ với bản thân
 * Nhận xét chung về bài làm của học sinh:
 -Hầu hết học sinh hoàn thành phần trắc nghiệm, một số ít bạn làm còn nhẫm lẫm nhưng không nhiều có thể khắc phục được trước khi thfi học kì I
 - Phần tự luận còn kém, hầu hết học sinh chủ quan khi làm phần này. Các bài viết còn ngắn, bố cục không rõ ràng, liên kết câu kém, chưa thấy rõ các yếu tố miêu tả, nghi luận...; các ý chưa thật đảm bảo.
 - Chính tả yếu, viết chữ cẩu thả...
 *Yêu cầu học sinh chuyển bài cho nhau sửa theo nhóm" các nhóm tổng hợp các lỗi cơ bản " đề ra cách sửa
4. Củng cố:
 - Đánh giá, nhận xét
5. Dặn dò:
 Yêu cầu chuẩn bị bài mới.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Tiết 88-89. Tập làm thơ tám chữ
(Tiếp tiết 54)
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện của thể thơ tám chữ.
 - Qua hoạt động tự làm thơ tám chữ mà phát huy được tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
B. Chuẩn bị
 1. GV: Soạn, bảng phụ, tư liệu
 2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà
C. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới
* Hoạt động 1. Khởi động: Giáo viên nêu yêu cầu bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 3
 * Họat động 4
 - Yêu cầu bài tập 1: 
 +Từ tìm điền vào chỗ trống dòng 3 phải mang thanh “bằng”
 + .phải mang thanh “bằng” và có khuân vần “a” " hiệp vần với “xa”
 - Yêu cầu bài tập 3: Câu thơ cuối phải có 8 chữ, chữ cuối phải có khuân vần “uông” và vần “a”, mang thanh bằng
(Hưỡng dẫn học sinh trao đổi nhóm " chọn bài khá nhất của nhóm đọc - bình - học sinh nhận xét.)
4. Củng cố:
 Hệ thống bài
5. Dặn dò:
 - Nắm vững ghi nhớ
 - Tập sáng tác thơ 8 chữ
 - Chuẩn bị bài mới
II. Luyện tập
 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
 ......ca hát
 .....ngày qua
 .....bát ngát
 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
....cũng mất...tuần hoàn...đất trời
 3. Bài tập 3: Đọan thơ chép sai câu thứ ba: Từ “rôn rã” thay bằng từ “vào trường”
III. Thực hành:
 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
 “.....một vường đỏ nắng
 .....................bay qua
 2. Điền thêm vào cuối cho đúng vần, hợp với cảm xúc từ ba câu trước
 .......................................................
Ngân vang hoài trên những cánh đồng xa
3. Đọc, bình bài thơ chuẩn bị ở nhà:
(Tiến hành trong một tiết)
Yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ bài bình của mình.
 Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung những ý chưa thật sự thành công

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9(64).doc