Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Lương

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Lương

Tuần 5. Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Học xong bài, HS:

1.Kiến thức:

-Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là

phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa của chúng.

2.Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong vb.

-Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

3.Thái độ.

Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa.

B. CHUẨN BỊ:

 *Thầy: -Bảng phụ chép bài thơ: “Cảm tác vào nhà ngục QĐ” L8

 -Y/C hs học lại kiến thức về ẩn dụ,hoán dụ(L6 t2)

 *Trò: Học lại bài cũ theo y/c

 -Chuẩn bị cuốn từ điển TV

 

doc 65 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
******************************************************************
 Ngày soạn : 12/9/2010 Ngày giảng :14/9/2010
Tuần 5. Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt.
Học xong bài, HS: 
1.Kiến thức: 
-Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là 
phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa của chúng.
2.Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong vb.
-Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3.Thỏi độ.
Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa.
B. CHUẩN Bị:
 *Thầy: -Bảng phụ chép bài thơ: “Cảm tác vào nhà ngục QĐ” L8
 -Y/C hs học lại kiến thức về ẩn dụ,hoán dụ(L6 t2)
 *Trò: Học lại bài cũ theo y/c
 -Chuẩn bị cuốn từ điển TV
C.Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 	
?Thế nào là ẩn dụ? hoán dụ tu từ? Nêu t/d? Lấy ví dụ?
(Là hiện tượng gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sv,ht khác có nét tương đồng hoặc tương cận nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt )->là biện pháp tu từ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ-chỉ hiểu trong văn cảnh
 VD:Thuyền về...
 Một tay súng cừ .
Hoạt động 1 3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa.Qua quá trình phát triển vạn vật sinh sôi nên từ một từ có thể biểu hiện nhiều hiện tượng sự việc khác nhau.Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn ,phức tạp hơn ->vậy sự phát triển nghĩa của từ có những cách nào ?chúng ta sẽ học trong 2 tiết
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Nội dung
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
A.Phát triển nghĩa của từ
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
gv treo bài thơ lên bảng-gọi hs đọc
?Nêu lại nd chính của bài
H: Trong bài có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Từ “kinh tế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- Đọc ví dụ (bảng phụ).
*Phong thái ung dung đường hoàng,khí phách kiên cường bất khuất vượt lên hoàn cảnh tù ngục của người chí sĩ cách mạng PBC
- Giải thích.
-> Kinh tế (nói tắt của kinh bang tế thế ) : Trị nước, cứu đời.
1/Sự biến đổi nghĩa của từ
H: Ngày nay nghĩa đó của từ “kinh tế” còn được dùng không ? Vì sao ?
-> Không. Ngày nay chúng ta dùng từ kinh tế với nghĩa : Toàn bộ hoạt động của con người 
trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng của cải vật chất làm ra.
H: Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ?Nó có còn nguyên vẹn nghĩa theo thời gian k?
-nhận xét
-nghĩa cũ mất đi,nghĩa mới hình thành
-> Nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi ( cùng với sự phát triển của xã hội ).
Gọi 1 hs đọc bài thơ a,b-chú ý các từ in đậm
- Đọc ví dụ 2.
2/Sự phát triển nghĩa của từ
H: Xác định nghĩa của từ “xuân” và “tay” trong các ví dụ trên ? Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
H: Nghĩa chuyển của từ “xuân” (vd a), “tay” (vd b) được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
- Giải nghĩa: (tra từ điển)
+ xuân1 -> mùa chuyển từ đông sang hạ,mùa mở đầu 1 năm-> nghĩa gốc 
+ xuân2 -> tuổi trẻ->nghĩa chuyển => chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ(giống nhau)
+Tay1: bộ phận của cơ thể người->nghĩa gốc
+ Tay2: chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó(kẻ buôn người)->nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ 
GV đưa bài tập thêm 
VD :Ngày ngày mặt trời...(1)
 Thấy một mặt trời...(2)
* Hướng dẫn HS phân biệt phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ với phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ.
- mặt trời...(2) :dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa 2 đối tượng theo cảm nhận của nhà thơ chứ k phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì nó không làm phát triển nghĩa của từ trong từ điển 
-Nghĩa chuyển được đưa vào sử dụng cố định trong từ điển
H: Từ việc tìm hiểu VD trên hãy nêu các phương thức phát triển từ ngữ ?
- HS rút ra nhận xét.
-> Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa từ ngữ : ẩn dụ, hoán dụ.
H: Từ ví dụ 1, 2 rút ra nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa từ ngữ?
* Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk T56 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
H: Hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ đã cho ?
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
-> Làm miệng.
a. Chân (nghĩa gốc)
b. Chân (nghĩa chuyển- PT hoán dụ)
c. Chân (nghĩa chuyển – PT ẩn dụ)
d. Chân (nghĩa chuyển– PT ẩn dụ)
- Đọc yêu cầu bài tập 3
Bài tập 3
H: Nêu nghĩa của từ “đồng hồ” trong : đồng hồ điện, đồng hồ nước?
- Thảo luận -> trả lời.
- Đồng hồ: Khí cụ để đo bề ngoài giống đồng hồ.
- Đọc yêu cầu bài tập 5
Bài tập 4
H: Nhận xét cách dùng từ “Trà” về nghĩa
- Thảo luận, trả lời.
-giống:nét nghĩa “đã chế biến,pha nước”
-Khác:Dùng để chữa bệnh ->nghĩa chuyển(sp từ thực vật,chế biến dưới dạng khô)=>ẩn dụ
?Tìm sự giống và khác nhau
- Suy nghĩ, trả lời.
Hoạt động 4 4/Củng cố:
?Trong các cách dùng từ “ăn”sau ,cách nào dùng theo nghĩa gốc:
 A.Ăn cơm. B.Cô ấy ăn ảnh.
 C.Tàu ăn hàng. D.Ăn hối lộ.
5/Dặn dò: 
 - Làm bài tập 2, 4 / 57.
 - Soạn văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” : đọc, trả lời câu hỏi phần trong sgk. **********************************************************
 Ngày soạn: /9/2010 Ngày dạy: /9/2010 
 Tiết 22 - Bài 5 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 (Trích “Vũ trung tuỳ bút” )
A.Mục tiêu cần đạt.
* Học xong văn bản này, HS : 
1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
-Cảm nhận được,Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ.
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một vb tuỳ bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc , nghi lễ thời Lê Trịnh.
3. Thái độ:- Giáo dục HS lòng căm ghét thói xa hoa, sự nhũng nhiễu.
B. CHUẩN Bị:
 *Thầy: -Đọc tham khảo “Các triều đại phong kiến VN” về chúa Trịnh Sâm
 -Tích hợp tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác
 *Trò: Đọc,tóm tắt đoạn trích 
C.Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:	
?Theo em vì sao khi chuyển thể truyện “Người con gái..”này sang kịch bản chèo,nhà biên kịch lại đặt tên là “Chiếc bóng oan khiên”? 
Hoạt động 1 3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Vào TK XVI-XVII đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc do cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Mạc-Trịnh-Nguyễn.ở Đàng ngoài các thế hệ nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa(1545-1786).Vào năm 1767 Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi,ban đầu vốn là con người “cứng rắn,thông minh,quyết đoán,sáng suốt trí tuệ hơn người”.Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối lập lại kỉ cương thì dần sinh kiêu căng,chỉ ăn chơi xa hoa,say mê tuyên phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng (Trịnh Tông-là con của Qúi phi Dương Thị Ngọc Hoàn)lập con thứ,gây nhiều biến động...Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra ntn?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 2
H: Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu vài nét về tg?
- Giới thiệu tác giả.
 Chú thích *
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
GV:Còn gọi là ông Chiêu Hổ với những giai thoại hoạ thơ cùng HXH, từng là sinh đồ Quốc Tử giám, 2 tp có giá trị là “Vũ trung tuỳ bút”, “Tang thương ngũ lục”
*Ông sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực.
- Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sinh không gặp thời.
-Nghe, hiểu thêm
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839).
- Quê quán: Làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương.
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
-> Đọc rõ ràng, diễn cảm,chậm rãi bình thản hàm ý phê phán
- Hai HS đọc -> nhận xét
2. Tác phẩm
H: Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm ?
- Giới thiệu (dựa vào sgk).
- Trích trong “Vũ trung tuỳ bút” mang giá trị văn chương nghệ thuật
Là 1/88 mẩu chuyện
H: Em hiểu như thế nào về “Vũ Trung tuỳ bút”, và thể loại tuỳ bút ?
-> Tuỳ bút : Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư 
tưởng cảm xúc chủ đạo.
-Thể loại :Tuỳ bút(gần VBTS ghi chép sự việc,con người thật)
 Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về con người, cuộc sống.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích ,bổ sung 
-Hoạn quan:viên quan bị hoạn giúp việc cho hoàng hậu phi tần...
-Cung giám:nơi ở của hoạn quan
?Khi ghi chép những chuyện xảy ra trong phủ chúa t/g kể theo ngôi nào?t/d?
-Kể theo ngôi 3->đảm bảo tính khách quan
H: Nêu đại ý của đoạn trích?ghi chép về mấy sự việc chính?
Hoạt động 3
-> Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu củabọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
-Bố cục:2 phần
II. Đọc-hiểu VB
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh 
Gọi 1 hs đọc lại đoạn 1 từ đầu-> “triệu bất tường...”
H: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua các chi tiết nào?
?Những chi tiết diễn tả thú chơi đèn đuốc của chúa?
?Em có nhận xét gì về cách kể,tả của t/g?nói lên điều gì?
?Cái thú chơi cây cảnh được ghi lại bằng những h/a nào?
H: Em hiểu như thế nào là “trân cầm dị thú”, “cổ mộc quái thạch” ?
?Để có những thứ ấy chúa dùng bằng cách nào?
- Phát hiện chi tiết.
* Xây dựng đình đài cứ liên miên.
*Thú chơi đèn đuốc:
-1 tháng 3,4 lần ngự ở các cung li,binh lính dàn hầu,thuyền ngự...
- Dạo chơi tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ.Nhạc công...
-hs nêu :miêu tả tỉ mỉ(số người đông,nhiều trò chơi...)
-hs nêu
* Giải thích : 
- trân cầm dị thú : chim quý, thú lạ.
- cổ mộc quái thạch : cây sống lâu năm, phiến đá có hình thù kì lạ.
- Bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnhchúa đều thu lấy.
-Không ngại tốn kém
- Xây dựng đình đài liên miên.
-Thú chơi đèn đuốc
->Được miêu tả tỉ mỉ nói lên sự tốn kém,lố lăng,xô bồ thiếu văn hoá trong thú chơi của chúa
-Thú chơi cây cảnh
H: Nhận xét về lời văn ghi chép sự việc và nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn ? Tác dụng ?
gv bình thêm
* Phân tích, nhận xét.
-hs nghe
->Lời văn chân thực, khách quan, không xen lời bìnhmiêu tả tỉ mỉ vài sự kiện -> khắc hoạ ấn tượng thói ăn chơi xa xỉ của chúa (ăn chơi bằng quyền lực, cưỡng đoạt ).
L:Đọc “mỗi khi...triệu bất tường”
H: Ngoài việc miêu tả cảnh phủ chúa, tác giả còn miêu tả những âm thanh nào ?chỉ ra các bpnt được sử dụng?
-1 em đọc-cả lớp nghe
- Phát hiện: -biện pháp so sánh,liệt kê,phép đối(chim kêu vượn hót ran bốn bề, nửa đêm ồn ào như trận ma sa gió táp, vỡ tổ tan đàn.)
H: Cảm nhận của em về những âm thanh đó ?
-> Gợi cảm giác ghê rợn, tan tác đau thương.
H: Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
* Phân tích,đánh giá.
- Cảm xúc chủ quan của tác giả 
-> ... u thơ so sánh với dăm ba từ đặc sắc...
->Qua cử chỉ,hành động,lời nói bộc lộ Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa.
GV :trước đảng giặc vây bủa bịt bùng,dũng sĩ Văn Tiên múa gậy như h/a Thánh Gióng vươn mình đứng dậy đầy sức mạnh,như Triệu Tử Long cứu Âú chúa A Đẩu.Hành động của họ Lục được miêu tả như một thánh nhân
?Động cơ nào khiến Văn Tiên có sức mạnh như vậy?
?Theo em cuộc chiến đấu này giống chi tiết nào trong truyện cổ tích Thạch Sanh
-hs nêu
Đó là lòng căm ghét cái ác trọng nghĩa thương người của LVT (cũng là của NĐC)
-Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa
Bình: LVT chiến đấu vì người dân gặp nạn diệt trừ cái ác xuất phát từ lòng nhân,giản dị vô tư trong sángcao đẹp biết bao,sức mạnh của chàng là sức mạnh của nhân dân ,của cái thiện, do đó nó là vô địch
Yêu cầu hs trình bày tranh vẽ của nhóm mình –nhóm khác nhận xét
 Vân Tiên tả đột hữu xông
 -các nhóm trình bày tranh
?Nếu chọn thơ đề tên cho bức tranh em sẽ chọn lời nào?
-VT tả đột hữu xông...
Hãy xem sau khi đánh cướp xong VT có cách xử xự ntn?
- Đánh giá.
*,Trong cuộc trò chuyện với Nguyệt Nga
Lênh: Đọc đoạn thơ :”Khoan khoan... phận trai”
-hs đọc 2 câu thơ
?Tại sao VT lại nói như vậy?điều đó cho thấy chàng là con người ntn?
Gv: chàng vẫn tuân thủ theo quan niệm pk:nam nữ thụ thụ bất thân
-hs phân tích
-Cư xử có văn hoá,coi trọng danh dự và bổn phận
?Khi nghe KNN bày tỏ ý muốn trả ơn VT đã có lời nói nào?phân tích nội dung?Cái cười của VT thể hiện điều gì?
- “Vân Tiên nghe nói liền cười
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
-Phân tích
-Khước từ mọi sự đền đáp:giúp người là vì nghĩa chứ không phải để lấy công
-Vô tư trong sáng trong việc cứu người
GV : Nụ cười hiền lành chất phác phúc hậu,nụ cười rộng lượng bao dungnói như nhà thơ Xuân Diệu:cái cười đáng yêu đáng kính,cái cười của người anh hùng quân tử cái cười của chàng trai Nam Bộ,cái cười quần chúng rộng lượng nở trên môi Vân Tiên
?Vân Tiên đã bày tỏ quan niệm sống của mình ntn?
?Trình bày ý hiểu của em về câu nói này?
đọc: “Nào ai tính thiệt so hơn làm gì” “Nhớ câu kiến ngãi...”
 -hs thảo luận-trình bày
(thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng )-là lẽ sống của hiền nhân quân tử xưa và người chân chính nay
-Lời thơ chân chất,đôi chỗ thô mộc mang màu sắc Nam Bộ
-Coi trọng khí phách người anh hùng
?Em có đồng ý với quan điểm của LVT không?Hãy kể lại một việc làm có nghĩa mà em biết?
-hs tự bộc lộ
H: Qua những lời nói và hành động đó em thấy thái độ của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga là gì ?
* Phân tích:
- Thái độ từ tâm, nhân hậu -> chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài.
-> Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán.
H: Qua việc tìm hiểu về Lục Vân Tiên (T38,39), giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tính cách Vân Tiên ?
- Đánh giá -> nhận xét.
-> H/ả LVT là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình : người ngay thẳng trong sáng, nghĩa hiệp.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
H: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được hiện lên qua đâu?
?Đọc những lời nói của NN và phân tích? Nhận xét cách xưng hô?
?Những phẩm chất gì được bộc lộ?
H: Em đánh giá ntn về vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga ?
-> Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được biểu hiện qua những lời nói mà nàng giãi bầy với Lục Vân Tiên.
- Tôi Kiều Nguyệt Nga
Làm con đâu dám cãi cha 
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi thưa
 “Lâm nguy chẳng phải gặp nguy 
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi.
- Đánh giá.
-Là cô gái có học thức,khuê các
-> chân thật
-> Hiếu thảo
-> Tự nguyện gắn bó với LVT, liều mình để giữ trọn ân tình.
-> Là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, nói năng dịu dàng, mực thước, khúc triết, rõ ràng. Đặc biệt Kiều Nguyệt Nga còn là người ân nghĩa thuỷ chung -> nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho nàng chinh phục được tình cảm yêu mến của nd, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”.
Hoạt động 4
H: Theo em các nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ?
* Suy nghĩ -> tổng kết.
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
III/Tổng kết:
H: Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?
-> “Truyện Lục Vân Tiên” là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian.
H: Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả sử dụng trong đoạn trích?
* HS nhận xét.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
H: Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã thể hiện thành công nội dung nào ?
* HS tổng kết
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ/115
Hoạt động 5
4. Củng cố 
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Truyện LVT là truyện Kiều của Nam Bộ:
 “Vân Tiên ,Vân Tiên,Vân Tiên
 Cho tôi một tiền tôi kể chuyện thơ”
 Những nghệ sĩ hát rong vùng đồng bằng sông Cửu Long thường giáo đầu bằng câu ca như thế và ngay sau đó buổi diễn xướng dân gian được đông đảo người hưởng ứng quây tròn quanh người kể chuyện.Người diễn,người nghe giao hoà say đắm hàng giờ,hàng buổi.Một trong đoạn truyện mà mọi người yêu thích là đoạn trích này.Yêu thích không phải vì nghĩa lí thâm trầm như truyện Kiều mà trước hết ở phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật-vì tấm lòng dung dị nhân nghĩa của nhà thơ
 Đã 150 năm qua nhân vật LVT luôn được ND ta mến mộ.Tấm gương sáng chói ấy là minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ thơ ca
?Em hãy so sánh các nhân vật,việc làm,lời nói,hành động của văn bản với bộ phim được nhà đạo diễn dựng mới đây?
5. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà.
- Hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Đọc bài đọc thêm.
- BT : Dựa vào đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” hãy xây dựng một văn bản Tự sự.
- Chuẩn bị " Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự" : xem lại văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
 **************************************************************
Ngày soạn : /10/2010
Ngày giảng : /10/2010
Tiết 40. 
miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
A. mục tiêu cần đạt.
* Học xong tiết này,hs có được:
1.Kiến thức: - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản Tự sự.
-Vai trò, t/d của MT nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
-Phát hiện và phân tích được t/d của MT nội tâm trong VBTS
- Rèn kĩ năng Kết hợp kể chuyện với MT nội tâm khi làm bài văn TS 
3. Thái độ:- Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Thầy : Bảng phụ.
 -Tìm kiến thức tích hợp trong các văn bản :Truyện Kiều,LVT
2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 Đọc bài đọc thêm “Thuý Kiều báo ân báo oán”để làm bài tập
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn Tự sự ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 * Giới thiệu bài.
Nếu như trong những tác phẩm DG nhân vật chủ yếu tự bộc lộ mìnhqua hành động ,sợ việc ,ngôn ngữ...và tính cách nvcũng đơn giản một chiều,phần lớn là các nv chức nắnginh ra để làm một việc gì đóthì đến giai đoạn sau này của văn học viết các nv mới có tâm trạng,nội tâm và mới có miêu tả nội tâm-đây là một bước tiến NT.Vậy vai trò của MT nội tâm và quan hệ giữa nó với ngoại hình nv ntn?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản Tự sự.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản Tự sự.
Y/C hs đọc mẫu sgk T93
- Đọc ví dụ.
Văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
H: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều ?
* Phát hiện.
- Những câu thơ tả cảnh :
“Trước lầu Ngưng Bích
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” 
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” 
- Những câu thơ miêu tả tậm trạng : 
“Bên trời góc bể bơ vơ
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
H: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn tiếp theo là miêu tả nội tâm ? 
- Suy nghĩ, trả lời. 
- Đoạn đầu : Không gian, thời gian, cảnh vật
- Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều : nghĩ về thân phận, nghĩ về cha mẹ
->MT bên ngoài:ngoại hình,cảnh vật...
->MT nội tâm: ý nghĩ,cảm xúc,tâm trạng nv...
H: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
GV lấy thêm vd minh hoạ
- Suy nghĩ -> trả lời.
*Không phân biệt rõ cảnh-tình->Tả cảnh ngụ tình (1)
*Từ MT ngoại hình->bộc lộ nội tâm(2)
*Từ MT tâm trạng->hiểu hình thức (3)
*Các cách MT nội tâm nhân vật:
(1) : Đan xen trực tiếp+gián tiếp
(2) : Gián tiếp
(3) :Trực tiếp
H: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ?
- Nhận xét. 
-NV là yếu tố quan trọng trong tp TS
-> Miêu tả nội tâm có tác dụng trong việc khắc hoạ nổi bật đặc điểm, tính cách nhân vật.
Đọc thêm đoạn văn 
- Đọc ví dụ 2
H: Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
- HS nhận xét.
- Miêu tả nét mặt, cử chỉ 
-> thể hiện tâm trạng.
H: Từ ví dụ 1 và 2 hãy cho biết miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì ? Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm ?
- Nhận xét -> rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập.
H: Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm nàng Kiều ?
- GV nhận xét, cho điểm.
* Đọc yêu cầu bài tập 1/117.
- Làm miệng.
-> Nhận xét
Bài tập 1/117:
 - Giới thiệu hoàn cảnh
- Cảnh MGS xuất hiện (mtả)
- Cảnh gia đình Vương ông đón MGS
- MGS gặp Kiều và cảnh mặc cả
* Đọc yêu cầu bài tập 2/117.
Bài tập 2/117.
H: Hãy đóng vai nàng Kiều, viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư ?
- Viết ra giấy nháp.
- Trình bày -> Nhận xét.
- Khung cảnh buổi, báo ân, báo oán.
- Kiều báo ân (tâm trạng, suy nghĩ).
- Kiều báo oán (những suy nghĩ khi gặp Hoạn Thư ).
* Đọc yêu cầu bài tập 3/117
Bài tập 3/117.
H: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một câu chuyện có lỗi với bạn?
- GV nhận xét, cho điểm.
- Viết ra giấy nháp.
- Trình bày -> Nhận xét.
Hoạt động 4
4 Củng cố: GV đưa ra bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ
a,Nhận định nào nói không đúng đối tượng của miêu tả nội tâm ?	
A. Những ý nghĩ của nhân vật.	B. Những cảm xúc của nhân vật.
C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật.	D.Ngoại hình nhân vật.
b,Đoạn thơ sau “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
 Chủ yếu miêu tả điều gì? A.Cử chỉ của Kiều B.Nét mặt của Kiều
 C.Nội tâm của Kiều D.Dáng đi của Kiều
5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học.
- BTVN: Hãy đóng vai nhân vật Vũ Nương kể về cuộc đời mình ( trong khi kể em có vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm ). 
- Soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn”. 
(Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản”)
 ******************************************************************
 Kiểm tra giáo án tháng 10

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9chuan KTKNtuan 5678.doc