Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 15

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 15

Tuần 15: Từ ngày 30 tháng 11 năm 2009 đến ngày 05 tháng 12 năm 2009

 Tiết (PPCT): 67

 LẶNG LẼ SA PA

 Nguyễn Thành Long

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được các vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là n hân vật anh thanh niên, trong công việv thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, trong tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: Từ ngày 30 tháng 11 năm 2009 đến ngày 05 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 67
LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được các vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là n hân vật anh thanh niên, trong công việv thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, trong tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong “Làng”.
- Phân tích ý nghĩa của tình huống truyện.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
1. Giáo viên đọc mẫu -Gọi HS đọc - nhận xét.
2. Gọi HS đọc chú thích *. Tóm tắt nét chính về tác giả.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích: * : Kim Lân 
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
? Truyện kể ở ngôi thứ mấy? ->Thứ ba.
? Điểm nhìn trần thuật được đặt ở nhân vật nào? -> Ông hoạ sĩ già.
? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là trung tâm?
? Em có nhận xét gì về cốt truyện?
- Cốt truyện đơn giản: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe, anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn ở Yên sơn - Sa Pa.
? Nêu chủ đề của truyện.
- Học sinh thảo luận- phát biểu.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật, chủ đề và cách miêu tả của tác giả:
- Nhân vật: Ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, anh thanh niên, bác lái xe và một số nhân vât khác qua lời kể của anh thanh niên.
+ Nhân vật trung tâm: Anh thanh niên.
-Chủ đề: Trong cái lặng lẽ của SaPa có những con người đang làm việc và lo cho đất nước.
Củng cố:
HS : Tóm tắt truyện.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài về các nhân vật.
- Hoàn chỉnh bản tóm tắt, nắm được khái quát về tác giả, tác phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 15: Từ ngày 30 tháng 11 năm 2009 đến ngày 05 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 68
LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Cảm nhận được các vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là n hân vật anh thanh niên, trong công việv thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, trong tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan đến tác phẩm.
- HS: Trả lời các câu hỏi SGK (tt).
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu tuyến nhân vật .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên:
- Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết đựơc anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh nào? Theo em cái khổ nhất trong công việc anh thanh niên là gì? Vì sao?
- Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 26000 mét, công tác khí tượng, kiêm vật lý địa cầu, dù mưa nắng, gió bão...đều phải Điốp 4 lần/ ngày (1h,4h,11h,19h).
- Là người cô độc nhất trên thế gian, thèm người-> Dùng cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
? Nhưng vì sao anh vẫn hoàn thành tốt công việc? Phân tích quan điểm, suy nghĩ của anh về nghề nghiệp, lý tưởng, cuộc sống?
- Quan niệm con người khi làm việc đối với công việc là hai.
- Tự xoay xoả cuộc sống.
? Trong cuộc gặp gỡ... ta còn thấy anh thanh niên còn có những nét phẩm chất nào nữa?
- Khiêm tốn: giới thiệu với hạo sĩ những người đáng phục hơn: Ông kỹ sư, anh cán bộ...
- Ân cần: Tặng hoa côn gái, gửi trứng cho bác lái xe, gửi của Tam thất...
3. Phân tích các nhân vật khác:
? Nhân vật ông hoạ sĩ có đoáng vai trò già trong truyện? Tình cảm, thái độ của ông khi trò chuyện với anh thanh niên.
? Ông hoạ sĩ suy nghĩ gì về nghề nghiệp? Về nghệ thuật, về cách sống con người?
“Hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”...
“ Người con trai ấy thật đáng yêu, nhưng làm sao cho anh nhọc quá...suy nghĩ”
? Cuộc gặp gỡ anh thanh niên đã để lại cho cô những ấn tượng gì, tình cảm gì?
? Nếu thiếu nhân vật bác lái xe thì câu truyện sẽ ra sao? Thiếu hấp dẫn sinh động.
Vị trí nhân vật này: Làm cho câu truyện hấp dẫn, sinh động, kích thích tính tò mò, tìm hiểu của người đọc.
? Chỉ ra chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm? Nêu tác dụng của chất trữ tình đó?
- Đoạn tả cảnh SaPa qua cái nhìn của người hoạ sĩ-> Vẻ đẹp thiên nhiên.
- Đoạn tả cuộc gặp gỡ -> Phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên.
- GV tổng kết- gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
2. Nhân vật anh thanh niên:
- Anh làm công việc: Đo gió, đo mưa, đo mây, tính nắng, đo chấn động mặt đất.
- Sống trong một hoàn cảnh cô độc, một mình trên núi cao.
- Anh hoàn thành tốt công việc.
+Anh ý thức về công việc có ích và can thiết cho đất nước.
+ Anh yêu sách: Ham đọc sách.
+ Sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp,chủ động: Đọc sách, chăm hoa, nuô gà, tự học, nhà cửa gọn gàng, đẹp.
- Cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, chu đáo.
- Khiêm tốn, thành thức, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
-> Anh có những nét đẹp về tinh thần, tính cách, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
3. Các nhân vật khác:
a) Ông hoạ sĩ già:
-Là điểm nhìn trần thuật của tác giả, vừa là người thể hiện suy nghĩ tình cảm của tác giả, vừa là nhân vật quan trọng sau nhân vật anh thanh niên.
-Ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ anh thanh niên ông đã xúc động. Ông đã muốn ghi lại hình ảnh của anh bằng những nét ký hoạ.
b) Các nhân vật khác:
- Nhân vật cô kỹ sư.
-Bác lái xe.
- Mỗi người có một vẻ khác nhau nhưng đều tập trung làm hoàn thiện hình tượng nah thanh niên.
4. Nghệ thuật:
-Truyện có chất trữ tình (Đoạn tả cảnh Sapa), bình luật, tự sự.
-> Nâng cao ý nghĩa về vẻ đẹp của những sự việc, con người.
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
GV: Cho học sinh thảo luận : đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc.
III. Luyện tập:
- Nêu suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên.
4. Củng cố: 
Từ hình ảnh anh thanh niên trong truyện, em dự định cách sống cho mình như thế nào trong tương lai?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của truyện.
- Soạn bài: Chuẩn bị tốt cho bài TLV số 3
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 69, 70
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự, có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Ôn lại kiến thức Tập làm văn đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giáo viên chép đề lên bảng.
Đề 1: Em hãy kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
Đề 2: Em hãy kể lại kỷ niệm sâu sắc với một người bạn học lâu rồi không gặp lại.
* Yêu cầu chung: Bài làm phải kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
a) Tình huống của đề bài:
 Kể về một kỷ niệm đáng nhớ của người viết bằng vốn sống trực tiếp. Vì vậy yêu cầu của câu chuyện phải trung thực, có tính giáo dục và sức thuyết phục.
b) Các ý chính cần có:
+ Đối tượng nghe kể chuyện: Các bạn cùng trang lứa.
+ Nội dung:
Có thể mỗi người có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô giáo, nhưng phải chú ý lựa chọn một kỷ niệm đáng nhớ đó là kỷ niệm tương đối điển hình.
- Kỷ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
- Tại sao lại đáng nhớ?
- Bài học về tình cảm, đạo lý (Miêu tả nội tâm).
- Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống (Nghị luận).
c) Bố cục bài làm có đủ ba phần: Đáp ứng các nhiệm vụ của mỗi phần.
Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, viết không sai chính tả.
Yêu cầu: Bài làm rõ ràng, bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp.
 * Hướng dẫn chấm điểm:
Điểm 9,10: Bài làm đạt các ý trên, bố cục cân đối, mạch lạc, đoạn văn rõ ràng;
Điểm 7,8: Bài văn làm được các ý trên, bố cục thể hiện khá rõ, hành văn tương đối mạch lạc nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt;
Điểm 5,6: Bài văn diễn đạt các ý trên, bố cục đủ ba phần, diễn đạt có chỗ còn rời rạc;
Điểm 3,4: Nội dung bài viết có đề cập đến những nội dung trên, diễn đạt còn lúng túng, nội dung sơ sài, thiếu ý;
Điểm 1,2: Bài viết nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
4. Củng cố: 
	5. Hướng dẫn, dặn dò: Về nhà chuẩn bị tốt cho bài ôn tập Tiếng Việt để tuần sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 71
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt đã học trong kỳ I ở lớp 9.
- Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu liên quan.
- HS: Chuẩn bị trước bài theo SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng.
Bài mới:
Hoạt động 1 : Ôn lý thuyết.
 GV cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi :
Em hãy nêu các phương châm hội thoại ? cho ví dụ?
Xưng hô trong hội thoại là gì ? cho ví dụ?
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn dán tiếp là gì? Cho ví dụ?
 Yêu cầu trả lời câu hỏi :
Các phương châm hội thoại 
a) Phương châm về lượng: Cần nói cho có nội dung, nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thừa, không thiếu.
b) Phương châm về chất: Đừng nói những điều mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
c) Phương châm quan hệ: Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d) Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
e) Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
Xưng hô trong hội thoại là: 
-Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ :
 Đối với người trên : bác - cháu ; anh - em ; chị - em .
 Đối với bạn bè : bạn - tớ ; cậu - tớ .
 Trong hội nghị, lớp học : bạn - tôi ; các bạn - chúng tôi .
Cách dẫn trực tiếp - gián tiếp.
a) Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Không đặt trong dấu ngoặc kép.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Kể tình huống giao tiếp có phương châm hội thoại.
Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ:
 -Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh giật mình trả lời:
 - Thưa thầy, “ sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
*Trong câu chuyện đã vi phạm phương châm quan hệ.
Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp.
Vua Quang Trung hỏi Nguyển Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà Vua đem binh ra chống cự thì khả năng Thăng Long thua như thế nào?
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ.........quân Thanh sẽ bị tan vỡ.
Củng cố: 
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà ôn lại kiến thức chuẩn bị kiểm tra ở tuần 16
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 15 (09-10).doc