Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 91
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Trích Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.
I. Chuẩn bị:
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập
- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tiết (PPCT): 91 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Trích Chu Quang Tiềm I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục. I. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài: Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách. - Là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại. - Đọc sách để nâng cao tri thức, tích luỹ kinh nghiệm sống. XH ngày nay càng phát triển thì tri thức của con người ngày càng phải được nâng lên -> đọc sách ngày càng cần thiết. => Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. HOẠT ĐỘNG 2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản Hướng dẫn Đọc và tìm hiểu chung về văn bản. - HS đọc văn bản. - HS đọc chú thích * và chú thích số. - Phương thức biểu đạt chính của VB này là gì? => Nghị luận - Trọng tâm của văn bản này? => Tầm quan trọng và phương pháp đọc sách. - Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? => Bàn về đọc sách. - Dựa theo bố cục, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Đọc 2. Chú thích: *, ghi số. 2. Bố cục: - Học vấn ... phát hiện thế giới mới. => Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Lịch sử ... tự tiêu hao lực lượng. => Khó khăn của việc đọc sách hiện nay. - Phần còn lại. => Bàn về phương pháp đọc sách. HOẠT ĐỘNG 3: Đọc - hiểu văn bản Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản - HS đọc lại phần 1 của văn bản. - Nêu nhận thức của mình về tầm quan trọng của sách trên con đường phát triển của nhân loại? VD: Hiểu lịch sử nước nhà, thế giới nhờ đâu? VD: Hiểu lịch sử của trái đất nhờ đâu? - Việc đọc sách có ý nghĩa gì? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu mà loài người đã tìm tòi và tích luỹ được. - Sách có thể coi là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần. - Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, để hiểu về thế giới mới. Củng cố: Hướng dẫn, dặn dò: HS về nhà chuẩn bị các câu hỏi còn lại trong phần Đọc - hiểu IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tiết (PPCT): 92 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt) Trích Chu Quang Tiềm I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục. II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Đọc - hiểu văn bản (tt) Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản - Đọc sách có dễ không? - Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc? => Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng khó khăn -> Hai thiên hướng sai lệch mà Chu Quang Tiềm đã chỉ ra: + Sách nhiều: Không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm. + Sách nhiều: Khó chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những quyển sách không có ích. - Theo tác giả, cần lựa chọn sách đọc như thế nào? - Có thể xem thường những loại sách thường thức hoặc chỉ chú tâm vào nghiên cứu chuyên môn được hay không? - GV cần giảng lời tác giả đã khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập tách rời các học vấn khác”; “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn” => Kinh nghiệm của học giả lớn, từng trải. - Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách? => GV nhấn mạnh: Lựa chọn sách là điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Theo tác giả: Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, học chuyện làm người. - Bài viết có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? - Cho HS tình những ví dụ mà tác giả đã ví von, so sánh trong văn bản? + Bệnh đau dạ dày + Đánh trận + Đi chợ mua sắm + Con chuột chui vào sừng trâu càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát. - HS đọc ghi nhớ. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: 2. Cách lựa chọn sách khi đọc: - Không tham đọc nhiều, đọc những quyển thực sự có giá trị. - Đọc kỹ những quyển sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Đọc kết hợp cả những loại sách thường thức, gần gũi, kề cận với chuyên môn. 3. Phương pháp đọc sách: - Không nên đọc lướt qua mà phải đọc nghiền ngẫm nhất là những quyển sách có giá trị. - Không nên đọc một cách tràn lan mà cần có kế hoạch, hệ thống. III. Tổng kết: Văn bản có sức thuyết phục cao: - Nội dung lời bàn và cách trình bày đạt lí, thấu tình. - Bốc cục chặt chẽ, hợp lí. - Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von rất thú vị. * Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hướng dẫn HS luyện tập. - Em học được điều gì sau khi học xong văn bản này? => HS trả lời tại chỗ -> luyện nói, luyện cách phát biểu cảm nghĩ. IV. Luyện tập 4. Củng cố: Nhắc lại những nội dung chính vừa tìm hiểu. 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị tốt cho bài Khởi ngữ. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tiết (PPCT): 93 KHỞI NGỮ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó II. Chuẩn bị: - GV: Các ví dụ liên quan đến khởi ngữ, phiếu học tập. - HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức khởi ngữ. - HS đọc VD. - GV trình bày VD lên bảng. - Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong VD ấy về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? HS thảo luận trả lời. HD: Xác định chủ ngữ trong câu - Về vị trí của khởi ngữ? - Về quan hệ với vị ngữ? GV giảng về mối quan hệ với thành phần chính của câu: + Quan hệ trực tiếp: trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ + Quan hệ gián tiếp: không trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ - HS đọc ghi nhớ. GV chốt lại kiến thức. 1. Ví dụ: - Câu a: CN: Anh VN: Không ghìm nổi xúc động => (Còn) anh: Khởi ngữ - Câu b: Tôi /cũng giàu rồi. CN VN => Giàu: Khởi ngữ - Câu c: Chúng ta / có thể tin ở tiếng ta.... CN VN => Các thể văn.... : Khởi ngữ 2. Nhận xét: - Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ. - Khởi ngữ không có quan hệ chủ vị với vị ngữ. VD: + Chú thì chú chỉ tiếc vài ba trang giấy. + Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi. VD: + Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế, Nhị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền. 3. Ghi nhớ: (sgk) HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập - HS đọc bài 1. Thảo luận tìm khởi ngữ. - HS đọc bài 2. HS lên bảng làm. Cho HS lấy ví dụ về khởi ngữ, đặt câu có chứa khởi ngữ. Bài 1: Tìm khởi ngữ: a. Điều này b. (Đối với) chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. (Đồi với) cháu Bài 2: Chuyển: a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. VD: Con xin là xin cái mảnh gương kia chứ. VD: Về việc ấy, tôi hối hận lắm. 4. Củng cố: HS nhắc lại vài vấn đề đáng nhớ 5. Hướng dẫn, dặn dò: HS chuẩn bị bài mới “Phép phân tích và tổng hợp” IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tiết (PPCT): 94 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu tham khảo, phiếu học tập. - HS: Chuẩn bị tốt yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Yêu cầu 1 -> 2 học sinh đọc văn bản. Tìm hiểu phép phân tích. - Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục? - Vì sao không ai làm điều phi lí như tác giả đã nêu? => Không phù hợp hoàn cảnh. GV có thể lần lượt hỏi: D/c thứ nhất nêu ra vấn đề gì? D/C thứ hai nêu ra vấn đề gì?... - GV giảng lại các dẫn chứng sau đó hỏi lại: Từ đó, tác giả đã nêu ra những quy tắc nào trong cách ăn mặc của con người? GV giảng: Tác giả phân tích quy tắc ăn mặc: Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề (không ai ... đi chân đất, đi giày ... lộ cả da thịt) → Nêu ra việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng... → Ăn mặc phải phù hợp đạo đức... => Tổng hợp: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. - Hai quy tắc mà tác giả đã đưa ra là gì của văn bản này? => Hai luận điểm - Sau khi đã nêu ra một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận nào để chốt lại vấn đề? - Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? - Cho HS đọc ghi nhớ. - GV chốt lại bài học qua ghi nhớ. I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 1. Văn bản: Trang phục 2. Nhận xét: * Phép phân tích: - Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề. D/c: Cô gái đi một mình... Anh thanh niên đi tát nước... Đi đám cưới... Đi đám ma... => Đưa ra hai quy tắc: + Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ. + Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh. => Ăn mặc giản dị, hoà mình vào cộng đồng. * Phép tổng hợp: - Câu chốt lại bài văn: “Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức ... trang phục đẹp” - Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối bài văn. 3. Ghi nhớ: (sgk) HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tạp - Hướng dẫn HS trả lời câu 1. Chú ý phần gợi ý trong sgk. - HS nắm lại lí do chọn sách để đọc. HS phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách. - Vai trò của phân tích trong lập luận? II. Luyện tập: Bài 1: Phân tích ý: Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn. Bài 2: Lí do chọn sách: - Sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có giá trị. - Không chọn thì lãng phí sức lực. - Chọn đọc sách chuyên môn kết hợp đọc sách thường thức. Bài 3: Tầm quan trọng: - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không có ích lợi gì. Bài 4: Rất cần thiết: Qua sự phân tích lợi - hại, đúng – sai thì các kết luận mới có sức thuyết phục. Củng cố: 5. Hướng dẫn, dặn dò: HS về nhà học bài, nắm được nội dung cơ bản. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20: Từ ngày 04 tháng 01 năm 2010 đến ngày 09 tháng 01 năm 2010 Tiết (PPCT): 95 LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. II. Chuẩn bị: - GV: Tài liệu liên quan, phiếu học tập. - HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận phân tích và tổng hợp? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và thảo luận - HS đọc đoạn văn (a), thảo luận và chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn. - HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích. 1.b: -Luận điểm: Mấu chốt của sự thành đạt. - Phân tích nguyên nhân: + Khách quan (một phần) + Chủ quan (phần lớn) - Kết luận: Thành đạt là có ích cho mọi người, được mọi người thừa nhận. HS thực hành phân tích -> tỏng hợp. - Phân tích thực chất của việc học đối phó. - GV nêu vấn đề: Học đối phó là học như thế nào? HS thảo luận -> phân tích. HS trình bày trước lớp. HS khác bổ sung. GV nhận xét. - Kết luận của việc học đối phó là như thế nào? Phân tích lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách. HS làm giàn ý vào giấy -> trình bày trước lớp. Bài tập 1.a: - Luận điểm: Hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. - Phân tích: + Hay ở các điệu xanh. + Hay ở những cử động. + Hay ở các vần thơ. + Hay ở các chữ không non ép. Bài tập 2: Học đối phó: - Không lấy việc học làm mục đích, xem là việc phụ. - Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với thầy cô, thi cử. - Học không đi sâu vào thực chất. - Học đối phó dẫn đến hiệu quả thấp, dù có bằng cấp nhưng đầu rỗng tuếch. => Học mệt mỏi, kiến thức không có, không tạo ra nhân tài cho đất nước. Bài tập 3: - Đọc sách là để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm vì chính sách là kho tàng tri thức của nhân loại. - Đọc ít nhưng hiểu kĩ, hiểu sâu. Đọc cả sách chuyên môn và sách thường thức. => Đọc có hiệu quả thì phải chọn những sách thật sự có giá trị, đồng thời cũng phải đọc rộng đẻ hỗ trợ cho nghiên cứu chuyên sâu. Củng cố: 5. Hướng dẫn, dặn dò: HS về nhà hoàn chỉnh các bài tập. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt của Tổ trưởng Ngày .. tháng .. năm 2009
Tài liệu đính kèm: