Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 23

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 23

Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010

 Tiết (PPCT): 105

 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tt)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: gọi đáp, phụ chú trong câu.

- Biết đặt câu có chứa thành phần biệt lập, vận dụng vào trong các bài văn của mình.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc ghi nhớ. Cho ví dụ.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 105
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: gọi đáp, phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có chứa thành phần biệt lập, vận dụng vào trong các bài văn của mình.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc ghi nhớ. Cho ví dụ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Thành phần gọi đáp
- GV: Cho HS đọc ví dụ và yêu cầu.
 HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
- GV cho HS lấy ví dụ.
 Chú ý: Thành phần gọi đáp có mặt trong câu phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
 VD: Thân mật: Ê, này....(có thể không cần lời đáp)
 Khi quan hệ giao tiếp là trên dưới thì phải có lời đáp.
I. Thành phần gọi đáp
1. Ví dụ :
a) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
b) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Nhận xét :
a) Này : Lời gọi, tạo lập một cuộc thoại.
b) Thưa ông : Lời đáp, duy trì cuộc thoại.
=> Các tư ngữ ấy không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
=> Thành phần gọi đáp.
HOẠT ĐỘNG 2: Thành phần phụ chú
- HS đọc ví dụ và yêu cầu.
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không ? Vì sao ?
- Câu (a) các từ in đậm bổ sung chú thích cho từ nào ?
=> Đứa con gái đầu lòng của anh.
- Câu (b) cụm chủ vị in đậm chú thích cho điều gì?
=> Suy nghĩ thái độ của người nói : không dám chắc về suy nghĩ : lão không hiểu tôi.
- Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú là gì ?
- HS đọc ghi nhớ.
 GV củng cố lại kiến thức qua phần này.
II. Thành phần phụ chú :
1. Ví dụ : 
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
2. Nhân xét :
- Bỏ từ ngữ in đậm thì nghĩa của câu không thay đổi vì chúng là thành phần phụ chú bổ sung cho nội dung chích của câu.
- Dấu hiệu nhận biết : thường được đặt giữa hai dấu phẩy, dấu gạch ngang, ngoặc đơn hoặc sau dấu hai chấm.
* Ghi nhớ: (sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
* Hoạt động 3:
- HS đọc bài 1.
 Lên bảng làm.
- HS đọc bài 2.
 Trả lời câu hỏi.
 - HS đọc bài 3.
 Lên bảng làm.
III. Luyện tập :
1. Bài 1 : 
- Này : Gọi
- Vâng : Đáp
=> Quan hệ trên dưới
2. Bài 2 : 
“Bầu ơi” : Gọi đáp
=> Hướng đến mọi người chứ không cụ thể người nào.
=> Lời dạy của ông cha ta dành cho mọi người.
3. Bài 3 : Thành phần phụ chú
a. Kể cả anh " chúng tôi, mọi người.
b. Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ " những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này.
c. Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới " Lớp trẻ
d. Có ai ngờ " thái độ ngạc nhiên của tác giả (người nói)
 Thương thương quá đi thôi " tình cảm của người nói đối với nhân vật.
Củng cố:
HS : Cần lưu ý những gì khi sử dụng các thành phần biệt lập?
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài Chó Sói và Cừu .
- Tóm tắt được nội dung văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 106
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA PHÔNG-TEN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem tiếp bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu tuyến nhân vật và ý nghĩa của các tình huống.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung về văn bản
- HS đọc văn bản – chú thích.
- Tìm hiểu một số chú thích số trong sgk.
- HS phân chia bố cục của bài văn.
- Bố cục ấy được tác giả lập luận như thế nào ?
=> Dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông đẻ so sánh.
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc
2. Chú thích: *
3. Bố cục bài văn và cách lập luận :
* Bài văn chia làm hai phần :
- Hình tượng con cừu.
- Hình tượng con chó sói.
* Mạch nghị luận của văn bản :
Hình ảnh con vật dưới ngòi bút của La-phông-ten -> Dưới ngòi bút của Buy-phông -> Dưới ngòi bút của La-phông-ten.
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản
- Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về hai con vật ấy là nhờ vào căn cứ nào ? Có đúng không ?
- Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói ?
=> Sự thân thương : không chỉ loài cừu mới có.
=> Nỗi bất hạnh : vì đó không phải là nét cơ bản của nó ở mọi nơi, mọi lúc.
- Con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten là con cừu nói chung hay con cừu cụ thể ?
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học :
Hai con vật được viết bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng :
- Cừu : tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh => Là con vật ngu ngốc, sợ sệt, đần độn.
- Chó sói : tranh giành, ồn ào, ầm ĩ, la hú khủng khiếp, sống lặng lẽ, cô đơn, dáng vẻ hoang dã, mùi hôi gớm giếc...=> là con vật đáng ghét, vô dụng.
4. Củng cố: 
Nêu một vài truyện ngụ ngôn mà em biết.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, ghi nhớ. 
- Soạn bài: tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 107
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA-PHÔNG-TEN (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục
Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan.
- HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét về hai con vật qua ngòi bút của tác giả.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
- Để xây dựng hình tượng con cừu trong thơ, nhà thơ đã lựa chọn khía cạnh nào của loài vật này ? Ông có những sáng tạo gì ?
 HS thảo luận trả lời
=> Nhà thơ có cách nhìn mang tính biểu cảm và tường thuật cừu như mọt bà mẹ hiền lành, luôn vì con -> thân thương và tốt bụng.
- Qua hình tượng con cừu ta thấy nhà thơ đang nói tới ai ?
- Con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten là con chó sói nói chung hay con chó sói cụ thể?
- Con chó sói được nhà thơ khắc họa như thế nào ? Có đúng như sự thật ở bên ngoài hay không ?
=> GV cần giảng : 
Cái bi kịch của sự độc ác : Con vật gian xảo, độc ác, bắt nạt kẻ yếu.
Cái hài kịch của sự ngu ngốc : Nó ngu ngốc chẳng kiếm được gì ăn nên mới đói meo.
=> GV nói thêm về con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten : Chó sói và chó nhà, chó sói và cò, chó sói trở thành gã chăn cừu...
- GV hướng dẫn HS hiểu thêm về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài văn: phân tích, so sánh, đối chiếu, chứng minh...
- HS đọc ghi nhớ.
- GV củng cố tiết học.
2. Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten :
- Đây là chú cừu non bé bỏng.
- Tính cách của cừu : Hiền lành, nhút nhát, chẳng hể làm hại ai.
- Con cừu cũng có suy nghĩ, nói năng như người.
=> Hình ảnh những người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội.
3. Hình tượng con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten :
- Con chó sói cụ thể, đói meo, gầy gò đi kiếm mồi. Gặp cừu non -> muốn ăn thịt -> kiếm cớ trừng phạt (che tâm địa xấu).
- Con chó sói cũng được nhân cách hóa.
- Cn chó sói được xây dựng dựa vào đặc tính vốn có của nó : săn mồi, độc ác.
=> Đại diện cho cái ác
III. Ghi nhớ :
 (sgk)
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn đọc thêm
III. Hướng dẫn đọc thêm:
4. Củng cố: 
- Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 108
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu liên quan, ví dụ minh họa.
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 8.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài nghị luận 
Tìm hiểu bài
- Học sinh đọc bài văn.
 Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk .
- Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?
- Em có nhận xét gì về tên của văn bản ? Đó là một vấn đề văn hóa hay sự việc trong đời sống ?
=> Tên văn bảnlà mọt định nghĩa A là B. Đó là một vấn đề vể văn hoá.
- Văn bản có được trình bày theo bố cục phổ biến không ? Mối quan hệ giữa các phần ?
- Các phần liên kết với nhau như thế nào? 
=> Liên kết chặt chẽ với nhau qua các câu chuyển tiếp.
- Bài văn đã phân tích sức mạnh của tri thức ở các mặt nào của đời sống ?
=> Khoa học công nghệ, cách mạng.
- Luận điểm chính của bài văn là gì ?
 HS tìm các câu văn có chứa luận điểm trong bài.
 Bài văn sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu ?
- Cho HS so sánh bài nghị luận kiểu này với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?
=> Từ sự việc hiện tượng đời sống nêu ra tư tưởng đạo lí.
 Còn ở đây dùng giải thích, chứng minh làm sáng tỏ tư tưởng đạo lí.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng đạo lí :
1. Bài văn :
Tri thức là sức mạnh
 (sgk)
2. Nhận xét :
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
- Bố cục : chia làm 3 phần 
+ Đặt vấn đề : Đoạn 1
+ Giải quyết vấn đề : Đoạn 2,3
+ Kết thúc vấn đề : Đoạn 4
- Luận điểm chính : Tri thức là sức mạnh.
=> Các câu văn chứa luận điểm đã nhấn mạnh 2 ý : 
- Tri thức là sức mạnh.
- Vai trò to lớn của người trí thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.
=> Bài văn chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh.
* Ghi nhớ : (sgk)
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
- Học sinh đọc văn bản. 
- Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
- Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
- Chỉ ra luận điểm chính.
- Phép lập luận chủ yếu của bài ?
II. Luyện tập :
Văn bản : Thời gian là vàng
- NL : Vấn đề tư tưởng đạo lí.
- NL : Giá trị của thời gian.
- Các luận điểm chính :
+ Thời gian là vàng.
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
=> Lập luận chủ yếu là phân tích, chứng minh.
=> Thuyết phục vì dẫn chứng, lý lẽ giản dị, dễ hiểu.
Củng cố: 
Nêu lại khái quát nội dung vừa học.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà học bài, chuẩn bị bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 23: Từ ngày 25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Có những thành phần biệt lập nào? Kể tên. Đặt câu.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm liên kết
- Học sinh đọc ví dụ và yêu cầu bên dưới.
 HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào vứi chủ đề chung của văn bản ?
- Nội dung chính của mỗi câu là gì ?
=> 1. TPNT phản ánh thực tại.
 2. Khi phản ánh thực tại, người nghệ
 sĩ muốn nói một điều mới mẻ.
 3. Lời gửi của người nghệ sĩ.
 Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn ? 
 (Người nghệ sĩ phản ánh thực tại -> Tiếng nói của văn nghệ)
 - Nêu nhận xét về trình tự các câu trong đoạn văn ?
- Học sinh đọc lại đoạn văn.
 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những phép liên kết nào ?
- Thế nào là liên kết ?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
 GV khái quát lại ghi nhớ.
I. Khái niệm liên kết :
1. Ví dụ :
 (sgk)
2. Nhận xét :
- Người nghệ sĩ phản ánh thực tại -> góp phần thể hiện rõ chủ đề chung : Tiếng nói của văn nghệ.
- Các câu được săp xếp theo trình tự hợp lí.
 Câu 1 được giải thích ở câu 2.
 Câu 2 được giải thích ở câu 3.
- Các câu trong đoạn được liên kết chặt chẽ với nhau :
 Câu 1 -> câu 2 : phép nối (nhưng).
 Câu 2 -> câu 3 : phép thế (anh).
 Câu 3 -> câu 1 : phép lặp (tác phẩm).
 Câu 2 -> câu 1 : phép đồng nghĩa.
* Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
- Học sinh đọc đoạn văn.
- Chủ đề của đoạn văn là gì ?
- Nội dung các câu phục vụ chủ đề ấy như thế nào ?
=> Sắp xếp hợp lí, lô gic
 Cái mạnh -> cái yếu -> biện pháp khắc phục.
- Các câu được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ?
II. Luyện tập :
Phân tích phép liên kết :
- Chủ đề : khẳng định cái mạnh của con người Việt Nam và nêu ra những hạn chế cần khắc phục.
- Các phép liên kết :
+ Câu 2 -> câu 1 : đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy)
+ Câu 3 -> câu 2 : nối (nhưng)
 lặp từ (cái mạnh)
 trái nghĩa (mạnh-yếu)
+ Câu 4 -> câu 3 : thế (ấy là)
+ Câu 5 -> câu 4 : lặp (lỗ hổng)
+ Câu 5 -> câu 1 : lặp (thông minh)
4. Củng cố: 
Cần lưu ý những gì về liên kết câu và liên kết đoạn văn?
Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài Luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 23 (09-10).doc