Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010
Tiết (PPCT): *
CÁCH LÀM BÀI VĂN NL VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN.
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm được phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
I. Chuẩn bị:
- GV: Bài tập, phiếu học tập,
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ .
Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010 Tiết (PPCT): * CÁCH LÀM BÀI VĂN NL VỀ MỘT VẤN ĐỀ TÁC PHẨM TRUYỆN. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách tổ chức triển khai các luận điểm. I. Chuẩn bị: - GV: Bài tập, phiếu học tập, - HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ . Bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò Ghi bảng Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đề SGK. Cho HS đọc, thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi. ?Em có nhận xét gì về các đề bài trên? Đề 1 nghị luận về thân phận người phụ nữ. Đề 2 NL về diễn biến cốt truyện. Đề 3 NL về thân phận Thúy Kiều. Đề 4 NL về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước làm bài . GV chép đề bài lên bảng. ? Em hãy xác định yêu cầu của đề? ? Phương pháp? ? Xác định ý? ? Tìm biểu hiện của phẩm chất điển hình? - Các tình huống bọc lộ tình yêu làng. - Các chi tiết nghệ thuật - Yù nghĩa của tình cảm. ? GV cho HS thảo luận theo nhóm lập dàn ý. I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện. 1. Ví dụ : SGK. 2. Nhận xét: - Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận về TP truyện. - Khác nhau: Các đề có các mệnh lệnh khác nhau. + Đề 1,3,4 chứa từ “suy nghĩ” -> Xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm. + Đề 2 có từ “phân tích”-> Là xuất phát từ tác phẩm ( cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm. II.Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. 1.Tìm hiểu đề: - Yêu cầu: NL về nhân vật trong tác phẩm. - Phương pháp: xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân để nhận xét. 2. Tìm ý: Phẩm chất điển hình của ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước( lời nói, cử chỉ). Lập dàn ý. a) Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn” Làng” và nhân vật ông Hai. Dánh giá ngắn gọn thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật này. b) Thân bài: - Tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nước. + Khi tản cư... + Khi tình cờ nghe tin làng mình theo giặc. + Khi tin đồn được cải chính. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Các chi tiết miêu tả hoạt động của ông Hai. Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai ( thông qua đối thoại, thông qua độc thoại) c) Kết bài: Khảng định vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai. Khảng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện. GV cho HS dựa vào dàn ý viết mở bài, kết bài. ? Qua việc lập dàn ý, em hãy cho biết bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện có mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì? * Ghi nhớ: SGK. GV gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ. Củng cố: HS : Nêu những điều cần lưu ý về cách làm bài? Hướng dẫn, dặn dò: - Hoàn chỉnh bài viết. - Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010 Tiết (PPCT): 120 LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở tiết 118-119. - Rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý. II. Chuẩn bị: - GV: Đề bài, đoạn văn mẫu. - HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS Bài mới: Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý. Tìm hiểu đề: Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. a) Kiểu đề là gì? - Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện. b) Nghị luận về vấn đề gì? - Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện. c) Hình thức nghị luận là gì? - Nêu cảm nhận về đoạn trích. Tìm ý: a) Nhân vật Bé Thu: + Thái độ của bé Thu trong hai ngày đầu: Không nhận ông Sáu là ba” Nghe gọi, con Bé giật mình, tròn mắt nhìn nó ngơ ngác, lạ lùng... kêu thét lên má! Má” + Thái độ và tình cảm của Bé Thu trong ngày tiếp theo: Vẫn không gọi ông Sáu là Ba” Trong bữa ăn...tung toé cả mâm” + Thái độ và tình cảm của Bé Thu trong buổi ăn chia tay: Tình cha con cảm động “Thật lạ lùng...Ba” Củng cố: Nhắc vài nội dung cơ bản. 5. Hướng dẫn, dặn dò: - HS về nhà hoàn chỉnh bài tập, - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010 Tiết (PPCT): * LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh tiếp tục: - Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở tiết 118-119. - Rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý. II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu. - HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: 2. Tìm ý (tt) b) Nhân vật ông Sáu: + Trong đợt nghỉ phép: - Đầu tiên là hụt hẫng. - Tiếp theo là kiên nhẫn cảm háo. - Khi đứa con thét lên “Ba” thì hạnh phúc tột đỉnh . + Sau đợt nghỉ phép: - Say sưa làm lược ngà - Trước khi trút hơi thở cuối cùng “Hình như chỉ cố tình cha con là không thể chết được”. c) Nhận xét đánh giá: - “Phụ tử tình thâm” vốn là vẻ đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, người ta cho rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, tác giả đã tô đậm và ca ngợi tình phụ tử như một lẽ sống, mà vì nó con người có thể bình thản hy sinh có lý tưởng. + Về nghệ thuật: - Cốt truyện chặt chẽ. - Kể ở ngôi thứ nhất. - Nhân vật sinh động. - Ngôn ngữ giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ. 4. Củng cố: Cần nắm vững những gì về văn nghị luận về một tác phẩm truyện? Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà học thuộc bài, - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010 Tiết (PPCT): 121 SANG THU Hữu Thỉnh I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: tiếp tục: - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời của cuối hạ sang đầu thu. - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, - HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác và nêu ND, NT của bài? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung về văn bản 1. Gv đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. - GV gọi HS nhận xét. Yêu cầu: Giọng nhẹ, chậm chạp, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. 2. Bài thơ làm theo thể thơ nào? - Thể thơ tự do 5 chữ. I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Đọc bài thơ. 2.Chú thích: chú ý chú thích * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. 1. Sự biến đổi của trời đất sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu? Và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng nào? - Bỗng: Đột ngột, bất ngờ. ? Chùng chình từ gì? Từ láy gợi hình nghệ thuật nhân hoá: Nó bay qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày. Có cái gì đó yểu điệu, duyên dáng của một làn sương, 1 hình bóng thiếu nữ, 1 cô gái nào đấy... 2.Tâm trạng của tác giả như thế nào? - Gọi HS đọc diễn cảm khổ 2. 3. Trong khổ này hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hìanh ảnh chi tiết nào? - GV gọi HS đọc diễn cảm khổ 3. 4. Thiên nhiêntrong thu còn gợi ra bằng những hình ảnh nào? ? Tại sao tác giả viết: Sấm cũng bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. ? Theo em đây có phải là câu thơ hay nhất trong bài không Tại sao? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Khổ 1: Sự biến đổ của trời đất sang thu: - Hương ổi. - Gió se. - Sương chùng chình -> Nghệ thuật nhân hoá: Làn sương. - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như. 2. Khổ 2: Những biến chuyển trong không gian lúc thu sang: - Sông dềnh dàng (Nghệ thuật nhân hoá). - Mây mùa hạ vắt nữa mình sang thu (Sự liên tưởng, sáng tạo, thú vị). -> Không gian, thời gian chuyển mùa thật là đẹp. 3. Khổ 3: - Nắng nhạt dần. - Mưa ít hơn. - Sấm ít hơn, nhỏ hơn. - Hàng cây không còn giật mình vì tiếng sấm vì đã đứng tuổi. -> Hình ảnh tả thực về thiên nhiên này, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. * Ghi nhớ: SGK. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hướng dẫn luyện tập - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ. III. Luyện tập: - Đọc diễn cảm bài thơ 4. Củng cố: Em sẽ làm gì sáu khi học xong bài này? 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Về nhà học thuộc bài thơ, phân tích được ND, NT của bài. - Soạn bài: Nói với con. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 26: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2010 đến ngày 06 tháng 03 năm 2010 Tiết (PPCT): 122 NÓI VỚI CON Y Phương I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: tiếp tục - Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương. - Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi. II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập. - HS: Xem trước bài, trả lời câu hỏi trong SGK . III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu, nêu ND, NT. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản Hướng dẫn đọc bài thơ - GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. - GV- HS nhận xét. Yêu cầu: Giụong ấm áp, yêu thương, tự hào. 1. Thể loại bài thơ: Thơ tự do, câu, vần nhịp theo dòng cảm xúc. I. Đọc - Tìm hiểu chú thích: 1.Đọc bài. 2.chú thích: chú ý chú thích * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản 1.Bài thơ chia làm mấy đoạn? Ý nghĩa của mỗi đoạn là gì? - Bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những tình cảm gân gũi thiết tha mà nâng lên lẽ sống. ? Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích những câu thơ nói lên điều đó? - Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. 2. Gọi HS đọc đoạn 2: - HS thảo luận trả lời câu hỏi sau: ? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình? Trong cách nói ấy người cha muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với quê hương? “ Người đồng mình thương lắm...không lo cực nhọc”. -> Mong con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, bgiết chấp nhận vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình. “ Người đồng mình thô sơ...nghe con” -> Muốn con biết tự hào truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bố cục văn bản: 2 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến-> nhất trên đời, con lớn lên trong tình yêu thương , sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống êm đềm của quê hương. - Đoạn 2: Còn lại: Tự hào về truyền thống cao đẹp của quê hương. 2. Phân tích: a. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hướng đối với con: “ chân phải...tiếng cười” -> Gia đình đầm ấm, quấn quít từng bước đi, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận . - Con được trưởng thành trong cuộc sống. - Động từ: “Cài - Ken” -> Sự gắn bó. - Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người kể cả tâm hồn, lối sống: “Rừng cho hoa...tấm lòng” b. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha về con mình: - Người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ. Gắn bó với quê hương. - Người đồng mình mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin, lao động cần cù, nhẫn nại. Làm nên phong tục, tập quán tốt đẹp. HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha dành cho người con như thế nào? Điều lớn nhất người cha truyền cho con, giáo dục con là gì? III.Luyện tập: 1.Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con: - Tình cảm yêu thương, trìu mến, thiết tha và tin tưởng. - Người cha muốn truyền cho con lòng tự hào về quê hương và gia đình, tự tin ở bản thân khi bước vào đời. 4. Củng cố: - Tình cảm của tác giả nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác. - Vài nét về nội dung, nghệ thuật. Hướng dẫn, dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ, ghi nhớ, nội dung bài học, Chuẩn bị bài Nghĩa tường minh và hàm ý. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt của Tổ trưởng Ngày .. tháng .. năm 2010
Tài liệu đính kèm: