Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 4

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 4

 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Trích Truyền kỳ mạn lục

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một số câu chuyện về người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy phân tích cơ hội và nhiệm vụ thể hiện trong văn bản Tuyên bố thế giới về

Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Từ ngày 14 tháng 9 năm 2009 đến ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 16
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Trích Truyền kỳ mạn lục
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số câu chuyện về người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy phân tích cơ hội và nhiệm vụ thể hiện trong văn bản Tuyên bố thế giới về
Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chú thích
GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, nhận xét.
Yêu cầu: Phân biệt lời kể, lời đối thoại của các nhân vật.
GV: Em hãy tóm tắt nét chính về tác giả.
GV: Hãy tìm đại ý của đoạn trích.
GV: Tìm bố cục của truyện. 
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu – “mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương. Sự cách xa vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Tiếp đến... “đi qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.
I. Đọc - tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc văn bản.
 2. Tìm hiểu chú thích.
Chú ý chú thích: * 
3. Tìm đại ý, bố cục:
a) Đại ý:
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị xỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu đời mình để dãi tỏ tấm lòng trong sạch.
b) Bố cục: Chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu – “mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương. Sự cách xa vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Tiếp đến... “đi qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.
Củng cố:
HS nhắc lại nội dung đã học.
Tóm tắt truyện.
Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà học bài cũ, chuẩn bị cho tiết tiếp theo (phân tích nhân vật Vũ Nương và nghệ thuật của truyện).
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 4: Từ ngày 14 tháng 9 năm 2009 đến ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (tt)
Trích Truyền kỳ mạn lục
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số câu chuyện về người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu vài nét về tác giả và đại ý của tác phẩm.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản
GV: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào?
HS: 
- Tư dung: Xinh đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na.
- Trong cuộc sống vợ chồng:
Giữ khuôn phép không để xảy ra chuyện thất hoà.
Khi tiễn chồng đi lính, không cầu hiển vinh mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
GV: Khi xa chồng vũ Nương là người vợ như thế nào?
HS: Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ già những lúc yếu đau lo thuốc thang, cầu khấn thần phật “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
GV: Khi Trương Sinh trở về thì chàng đã đối xử với Vũ Nương như thế nào?
- Ghen bóng, ghen gió: Chửi bới, đánh đập, đuổi nàng ra khỏi nhà.
GV: Tóm lại ta có thể khái quát về tâm hồn, con người, tính cách và số phận Vũ Nương như thế nào?
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương?
GV: Em có nhận xét gì về cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương?
GV: Trương Sinh có tính cách như thế nào?
GV: Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì?
HS: Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình.
GV: Em hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện?
- Lời nói của mẹ Trương sinh.
- Lời nói của Vũ Nương.
GV: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện?
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa -> Lạc vào động rùa của Linh Phi - gặp Vũ Nương -> sứ giả đưa Phan Lang về dương thế -> Hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
GV: Thông qua các yếu tố kỳ ảo này, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật Vũ Nương:
- Tư dung: Xinh đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na.
- Giữ khuôn phép không để xảy ra chuyện thất hoà.
- Khi tiễn chồng đi lính chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
- Khi xa chồng: Là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
- Là người mẹ hiền, dâu thảo.
- Khi Trương Sinh trở về nàng bị chồng nghi oan là thất tiết. Vũ Nương đã phân trần với chồng để thanh minh.
- Nàng bị Trương Sinh mắng nhiếc ... và đánh đuổi đi.
- Thất vọng: Vũ Nương đã kết thúc đời mình để giải tỏ tấm lòng - Cái chết oan uổng.
* Tóm lại: Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh mà vô cùng bất hạnh, nạn nhân thê thảm của chế độ phong kiến phụ quyền.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Trương Sinh có tính đa nghi, vô học, xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu.
- Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến. Đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3. Nghệ thuật:
- Các tình tiết sắp xếp hợp lý.
- Truyện có nhiều lời thoại và nhiều lời tự bạch của nhân vật sắp xếp rất đúng chỗ.
4. Yếu tố kì ảo trong truyện:
- Phan Lang nằm mộng ... 
- Rùa,
- Xách hồn rẽ nước đưa Phan Lang về trần - Vũ Nương ngồi kiệu hoa.
- Hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương, tạo kết thúc truyện có hậu.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV: Cho 2 học sinh khái quát lại nội dung, nghệ thuật của văn bản theo phần ghi nhớ.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Ghi nhớ
2. Nghệ thuật:
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
Luyện tập: 
Hãy kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: 
- Em hiểu thêm gì về người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến? Điều đó khiến em có suy nghĩ ntn?
- 2 HS nhắc lại ND bài học theo Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Soạn bài: trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị: Xưng hô trong hội thoại,
- Học thuộc bài và kể được truyện “Chuyện người con gái NX”
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4: Từ ngày 14 tháng 9 năm 2009 đến ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 18
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp cho học sinh hiểu được sự phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu về các tình huống hội thoại, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc làm bài tập của HS.
Hãy đọc thuộc lòng hai phần ghi nhớ. Cho ví dụ tương ứng.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng ...
Hướng dẫn tìm hiểu mục I
1. GV: Trong Tiếng Việt, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào?
- Học sinh thảo luận và trả lời .
GV: Cách sử dụng chúng ra sao?
2. Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu 2 đoạn văn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi.
GV: Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn văn.
Đoạn 1: Anh - em (Dế Mèn nói với dế Choắt và dế Choắt nói với dế Mèn), Ta - chú mày.
Đoạn 2: Tôi - anh (Mèn nói với Choắt).
GV: Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dấ Mèn và Dế Choắt qua 2 đoạn trích.
- Đoạn 1: Cách xưng hô bất bình đẳng, Dế Choắt mặc cảm thấp hèn, còn Dế Mèn thì ngạo mạn, hống hách.
- Đoạn 2: Đây là cách xưng hô bình đẳng.
Hệ thống hoá kiến thức, giáo viên gọi học sinh đọc to phần ghi nhớ SGK.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
1. Từ ngữ xưng hô:
- Tôi, tao, tớ, mình, mày, mi, nó, hắn, gã, chúng nó, họ, anh em, chú, bác, cô, dì, ông ấy, bà ấy,...
2. Cách dùng:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ.
- Ngôi thứ 2: Mày, mi, chúng mày
- Ngôi thứ 3: họ, nó, hắn, chúng nó 
- Suồng sã: mày, tao.
- Thân mật: anh, chị, em.
- Trang trọng : qúi ông, qúi bà, qúi vị
* Ghi nhớ: SGK 
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1.
- Học sinh thảo luận theo nhóm
Gọi học sinh lên giải.
Bài tập 2.
 Khi một người xưng hô là chúng tôi là để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Nhầm chúng ta với chúng em hoặc chúng tôi .
- Chúng ta: Gồm cả người nói và người nghe
- Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.
Bài tập 2: 
- Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường .
- Chú bé xưng hô với gia sư là ta - ông là khác thường mang màu sắc của truyền thuyết. 
4. Củng cố: 
- 2 HS nhắc lại các phần Ghi nhớ.
- Nêu một vài ví dụ về xưng hô trong hội thoại.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài.
- Làm bài tập 3, 4, 5.
- Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4: Từ ngày 14 tháng 9 năm 2009 đến ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 19
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Nắm được 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Rèn kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tìm thêm một số ví dụ tương ứng với hai cách dẫn, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là xưng hô trong hội thoại? (Trình bày phần ghi nhớ trong SGK)
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Cách dẫn trực tiếp
Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp:
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ:SGK.
GV: Trong đoạn trích a, b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
- Trong b là ý nghĩ.
GV: Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không? Khi đảo lên nó sẽ được ngăn cách bởi dấu gì?
- Có thể được - khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần .
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
a) Phần in đậm là lời nói vì trước nó có từ nói, được tách phần cấu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b) Là ý nghĩ - vì trước nó có từ nghĩ.
- Ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách dẫn gián tiếp
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn GT 
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ mục II 
GV: Cho học sinh thảo luận - trả lời câu hỏi.
GV: Trong mục a,b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách bởi dấu gì không?
GV: Có thể đặt từ rằng hay từ là trước phần in đậm a không? 
HS: Có.
GV: Qua đó em thấy có mấy cách dấu lời nói?
GV: Gọi 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ.
II. Cách dẫn gián tiếp.
1.Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Phần in đậm ví dụ a là lời nói.
- Phần in đậm ví dụ b là ý nghĩ.
- Ví dụ a không có dấu hiệu gì.
- Ví dụ b có dấu hiệu là từ rằng.
*Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS: Thảo luận theo nhóm rồi báo cáo kết quả thảo luận.
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp
- Ví dụ a là dẫn lời, ví dụ b là dẫn ý.
Bài tập 2: 
a) Dẫn trực tiếp:
- Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh “chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
b) Dẫn gián tiếp:
-Trong báo cáo... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải... anh hùng.
4. Củng cố: 
- 2 HS nhắc lại Ghi nhớ
- Nêu một vài ví dụ về 2 cách dẫn vừa học.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, 
- Làm bài tập 3 trang 55.
- Với mỗi cách dẫn cho 5 ví dụ.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4: Từ ngày 14 tháng 9 năm 2009 đến ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 20
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Ôn lại mục đích và cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tóm tắt một vài tác phẩm tự sự làm mẫu, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Sự cần thiết tóm tắt văn bản tự sự.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I
GV: Cho các học sinh đọc các tình huống trong SGK và trao đổi để rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
GV: Văn bản tóm tắt phải đảm bảo những yêu cầu nào?
GV: Nêu các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Chú bộ đội kể lại một trận đánh.
- Người đi đường kể lại về một vụ tai nạn giao thông.
- Công tố viên tóm tắt bản án trong một phiên toà.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
- Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và các sự việc chính.
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành tóm tắt 
Hướng dẫn thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
Bài tập 1: Các sự việc chính nêu đủ chưa?
GV: Có thiếu sự việc nào quan trọng không?
GV: Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
Bài tập 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bản tóm tắt theo yêu cầu của bài tập 2.
 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong, đã phải đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, chàng nghi vợ mình không chung thuỷ, Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, một đêm con trai chỉ chiếc bóng trên tường nói với Trương Sinh đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi - vợ Vua Nam Hải nên khi đắm thuyền đã được Linh Phi cứu sống. Tại đây Phan Lang và Vũ Nương được xích hỗn rẽ nước đưa về trần. Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh, Trương Sinh nghe Phan Lang kể nhớ thương vợ bèn lập đàn giải oan trên sông Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện và từ từ biến đi mất.
 Bài tập 3: Từ đoạn tóm tắt trên - rút ngắn hơn nữa văn bản tóm tắt
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
Bài tập 1: Đã nêu bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện nhưng vẫn thiếu một sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm.
- Sự việc này làm chàng trai hiểu ra vợ mình bị oan.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
GV chia nhóm cho học sinh chuẩn bị và trình bày văn bản tóm tắt theo yêu cầu SGK.
HS thực hiện.
III. Luyện tập
4. Củng cố: 
2 HS nhắc lại phần Ghi nhớ, sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà: Thực hiện tiết 2 phần luyện tập.
- Chuẩn bị: Xem trước bài “Sự phát triển của từ vựng”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 4 (09-10).doc