Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 8

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 8

Tuần 8: Từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009

 Tiết (PPCT): 35, 36

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.

II. Chuẩn bị:

- GV: Ra đề văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả,

- HS: Ôn lại kiến thức về văn tự sự, tập đưa các yếu tố miêu tả vào bài viết của mình.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 35, 36
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Ra đề văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, 
- HS: Ôn lại kiến thức về văn tự sự, tập đưa các yếu tố miêu tả vào bài viết của mình.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên.
Bài mới:
Hoạt động 1: GV nhắc nhở học sinh 
- Yêu cầu viết một văn bản tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả. 
- Phải lựa chọn nhân vật, sự việc và các yếu tố miêu tả phù hợp.
Hoạt động 2: GV chép đề lên bảng- gợi ý.
Đề 1: Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 2: Vì một lí do nào đó em phải theo gia đình đi làm ăn xa, tưởng tượng hai mươi năm sau có dịp về thăm quê cũ. Hãy viết thư cho một người bạn kể lại buổi thăm quê đầy xúc động đó.
Gợi ý: 
- Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ, quê cũ, trong tương lai nghĩa là:
Khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, đã có một vị trí xã hội nhất định.
- Lý do khiến em về thăm trường cũ, quê cũ?
- Khi về trường, quê cũ thì: Cảnh sắc thế nào? Gặp gỡ ai và không gặp gỡ ai? Vì sao?
- Cảm xúc khi đến và khi trở về? 
- Hình thức: Một bức thư gửi bạn cũ.
Yêu cầu: Bài làm rõ ràng, bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp.
 * Hướng dẫn chấm điểm:
Điểm 9,10: Bài làm đạt các ý trên, bố cục cân đối, mạch lạc, đoạn văn rõ ràng
Điểm 7,8: Bài văn làm được các ý trên, bố cục thể hiện khá rõ, hành văn tương đối mạch lạc nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt.
Điểm 5,6: Bài văn diễn đạt các ý trên, bố cục đủ ba phần, diễn đạt có chỗ còn rời rạc.
Điểm 3,4: Nội dung bài viết có đề cập đến những nội dung trên, diễn đạt còn lúng túng, nội dung sơ sài, thiếu ý.
Điểm 1,2: Bài viết nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
Củng cố:
Thu bài
Hướng dẫn, dặn dò:
Dặn dò: Về nhà ôn lại lý thuyết.
Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 8: Từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 37
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi, và nỗi niềm thương nhớ của Kiều cảm nhận được tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng .
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số câu chuyện về số phận của người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Trình bày chân tướng MGS và tâm trạng của Thúy Kiều.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm)
GV: Chú thích trong SGK về vị trí đoạn trích cho em những hiểu biết gì về VB?
GV: VB có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Đoạn thơ nào gợi thương cảm nhất cho em?
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc văn bản
- Chú ý đọc diễn cảm.
- Nội tâm (tâm trạng)
2. Vị trí đoạn trích:
 - Kiều định tự vẫn khi biết mình bị lừa vào lầu xanh. Tú Bà cho Kiều ra ở một mình, tại lầu Ngưng Bích chờ thực hiện âm mưu mới. Đoạn này diễn tả tâm tư Kiều trong những ngày bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. 
3. Bố cục: 3 phần.
- Đoạn 1: 6 dòng thơ đầu (khung cảnh nơi giam giữ Kiều); Đoạn 2: 8 dòng thơ tiếp (Lòng thương nhớ của Kiều); Đoạn 3 : 8 dòng thơ cuối (nỗi buồn lo của Kiều).
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
GV: Dựa theo các chú thích (1,2,3) hãy giải thích nghĩa của đoạn thơ:
Trước lầu Ngưng ....bụi hồng dặm kia.
GV: Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ những lời thơ trên? Cảnh tượng này được cảm nhận trong con mắt TK. Từ đó em hiểu gì về thân phận của TK lúc này?
- Trong cảnh ấy, cuộc sống của Kiều diễn ra : Bẽ bàng ... như chia tấm lòng 
GV: Em hiểu ý nghĩa của câu thơ trên ntn? Điều đó cho thấy Kiều đang phải chịu đựng một cuộc sống ntn?
GV: Em có nhận xét gì về khung cảnh nơi giam giữ nàng Kiều? Cảm xúc của em trước thân phận của Kiều?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
- Kiều bị giam ở lầu NB. Trên lầu cao, Kiều thấy dãy núi xa và mảnh trăng như cùng một vòm trời, phía xa là cồn cát vàng và nẻo đường bốc bụi mờ.
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người.
- Kiều nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
- Sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Tâm tư buồn bã => Cuộc sống: quanh quẩn, buồn bã, lạc lõng, bơ vơ.
- Thiên nhiên hoang lạnh xa lạ; con người cô độc nhỏ bé.
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu vị trí của đoạn trích.
- Cảnh sắc ở 8 câu thơ đầu có liên quan đến tâm trạng của Kiều hay không?.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Học thuộc bài và thuộc đoạn thơ.
- Soạn bài: chuẩn bị trước về nỗi thương nhớ của Kiều (8 câu tiếp) và tâm trạng buồn lo của nàng (8 câu cuối).
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 8: Từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 38
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (tt)
Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi, và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng .
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số đoạn thơ tả cảnh ngụ tình, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời tiếp các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thuật ngữ là gì? Nêu những đặc điểm của thuật ngữ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2 (tt): Đọc - hiểu văn bản
Hướng dẫn tìm hiểu mục I (SGK).
GV: Tám dòng thơ tiếp theo những lời nào hướng về kỉ niệm tình yêu? Những lời nào hướng về cha mẹ?
GV: Dựa theo chú thích 5,6,7. Hãy diễn giải nghĩa của những lời tả Kiều dành cho kỉ niệm tình yêu của nàng.
HS: Nghe giảng.
GV: Như vậy có mấy đối tượng được nhắc tới trong tình yêu của Kiều?
GV: Khi tả Kiều nhớ Kim, nhà thơ chọn từ nào trong lời thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ? Em hiểu từ này ntn?
HS: Từ tưởng. Lúc này, Kiều nhớ tới KT, tưởng tượng ra chàng đã cùng mình chén rượu nguyện ước hôm nào, giờ vẫn hoài công chờ đợi. Từ tưởng nói đúng nỗi lòng đôi lứa yêu nhau trong xa cách.
GV: Vì sao, khi nhớ về tình yêu Kiều vẫn cảm nhận tấm lòng son của mình cho dù thân phận của nàng lúc này đã bơ vơ?
GV: Nhớ thương một TY trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh, người đó phải có phẩm chất tâm hồn ntn?
GV: Chú thích 7,8,9 giúp em hiểu nghĩa của những lời tả Kiều nhớ về cha mẹ ntn?
GV: Từ nào trong lời thơ này diễn tả dúng nhất lòng hiếu thảo của Kiều? Vì sao em cảm nhận như vậy?
GV: Em cảm nhận từ niềm xót thương này điều tốt đẹp nào trong tâm hồn Kiều ?
GV: Như vậy, Kiều có những nét đẹp cao quý nào trong tính cách của nàng?
GV: Tám dòng thơ cuối diễn tả nối buồn của lòng người trước mênh mang trời biển. Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển ? Có những hình ảnh nào được gợi tả ở đây?
HS:
- Cảnh buồm thấp thoáng nơi cửa biển (Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa).
- Những cánh hoa trôi dạt trên sông nước (Hoa trôi man mác biết là vè đâu).
- Bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới chân trời (chân mây mặt đất một màu xanh xanh).
- Sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng bích (ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi).
GV: Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của nàng Kiều. Hãy diễn giải điều này trên từng nét cảnh?
Hoa trong cảnh ấy là nỗi Kiều buồn thương cho cảnh ngộ bơ vơ của mình nơi đất khách quê người.
Hoà trong cảnh ấy là nỗi buồn trống vắng của lòng người
GV: Lời độc thoại “buồn trông” lặp đi lặp lại trong ý thơ này, theo em, điều đó có tác dụng như thế nào ?
HS:
- Lời độc thoại buồn trông lặp đi lặp lại: diến tả nỗi buồn chồng chất kéo dài; gợi day dưt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người; tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc.
=> Một tâm hồn bị hành hạ-> một số phận bơ vơ lạc lõng, bị đe doạ...
GV: Từ đó, em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và số phận của nàng Kiều? Em nhận thấy có thể chia sẻ với Kiều ở nỗi buồn khổ nào nhất?
HS: suy nghĩ trả lời theo cách của mình.
I. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
2. Lòng thương nhớ của Kiều.
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng...
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
- Xót người tựa cửa hôm mai
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
- Nhớ tới chén rượu thề nguyện Kiều cảm thương cho chàng Kim Trọng (không biết Kiều dã bán mình đi xa) vẫn uổng công chờ đợi. Kiều tự thấy thân phận mình giờ trôi nổi nhưng tình yêu với KT vẫn nguyên vẹn.
- Hai đối tượng: KT, người yêu TK và chính nàng Kiều, người yêu KT.
- Từ tưởng: tưởng là tưởng tượng do nhớ tới. 
+ Vì cho dù không còn đền đáp được tình yêu, Kiều vẫn nặng lòng với chàng Kim.
+ Từ tưởng nói đúng nỗi lòng đôi lứa yêu nhau trong xa cách.
- Sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi...
- Kiều cảm thấy xót thương khi nhớ tới cha mẹ già nơi quê hương đang ngóng chờ con, không có ai chăm sóc phụng dưỡng.
- Từ xót trong lời thơ: Xót người tựa cửa hôm mai. -> xót nghĩa là xót thương, xót xa, đau xót. Cảm xúc này thường xuất hiện trong quan hệ mẫu tử, phụ tử.
- Tình cảm ơn nghĩa sâu nặng với cha mẹ -> lòng hiếu thảo bền chặt.
* Thảo luận. (Nghĩa tình, thuỷ chung, vị tha)
3. Nỗi buồn của Kiều.
 - Cảnh buồm thấp thoáng nơi cửa biển (Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa).
- Những cánh hoa trôi dạt trên sông nước (Hoa trôi man mác biết là vè đâu).
- Bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới chân trời (chân mây mặt đất một màu xanh xanh).
- Sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng bích (ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi).
* Thảo luận nhóm - mỗi nhóm một ý: 
- Cánh buồm mất hút dần nơi cả biển chiều hôm cùng với cánh hoa trôi dạt trên sóng nước gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, chìm nổi vô định của con người. 
- Mặt đất chỉ một vẻ đơn điệu bất tận, gợi liên tưởng đến cuộc sống nhạt nhẽo, bằng phẳng, vô vị của nàng..
- Sóng và biển ầm ầm khiến Kiều liên tưởng đến sóng gió bão bùng của cuộc đời đang vây quanh mình mà lo sợ cho tương lai mờ mịt của mình.
- Lời độc thoại buồn trông lặp đi lặp lại: diến tả nỗi buồn chồng chất kéo dài; gợi day dưt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người; tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc.
=> Một tâm hồn bị hành hạ-> một số phận bơ vơ lạc lõng, bị đe doạ...
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
Hướng dẫn học sinh tổng kết
Kiều có nét đẹp ntn nào về tâm hồn?
GV: Em hiểu ntn về vẻ đẹp thi ca của ND trong tả cảnh, tả tình?
GV: Em hiểu thêm điều đáng quý nào trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du?
GV: Theo em có cách nào giải thoát cho thân phận người phụ nữ không? Bức tranh trong SGK nói với em điều gì về n/v trong đoạn trích?
GV: Theo em, đoạn thơ nào gần gũi với âm nhạc nhất? 
HS tự bộc lộ. 
(Đoạn cuối: vì cấu trúc buồn trông lặp đi lặp lại như một điệp khúc buồn).	
III. Tổng kết:
- Kiều bị giam hãm vì những âm mưu đen tối; tâm hồn bị dàn vặt bởi những lo lắng hãi hùng do cuộc sống xung quanh gây ra; không còn hi vọng nào về tuổi trẻ hạnh phúc.
- Lòng vị tha chung thuỷ; khát khao tình yêu, hạnh phúc.
- Thể thơ lục bát truyền thống; tả cảnh ngụ tình; điệp từ ngữ.
- Hiểu lòng người; đồng cảm với nỗi buồn khổ và khát vọng hạn phúc của con người.
- Đoạn cuối: vì cấu trúc buồn trông lặp đi lặp lại như một điệp khúc buồn.
4. Củng cố: 
- HS đọc lại phần Ghi nhớ,
- Em hãy chỉ ra cái hay của đoạn thơ.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc đoạn thơ, thuộc bài học.
- Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga..
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 8: Từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến ngày 17 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 39
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Trích Truyện Lục Vân Tiên
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được cốt truyện và những đặc điểm cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên.
- Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói là sắc thái riêng của một truyện thơ được dân gian hoá.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan.
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Phân tích tâm trạng của Kiều.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn tìm hiểu mục I.
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm)
GV: Kể tóm tắt cốt truyện ?
GV: Xác định nhân vật chính của VB ?
GV: Hãy xác định nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trong VB ?
GV: Dựa vào chú thích SGK/48, em hãy nêu vị trí và nội dung của VB trong TP.
 (Cung cấp cho HS một số kiến thức sơ lược giới thiệu về t/g, TP)
GV: VB có thể chia làm mấy phần?
HS: 2 đoạn
GV: Nêu nội dung chính của từng phần.
- Đoạn 1: từ đầu -> bị Tiên một gậy thác rày thân vong (Lục Vân Tiên Đanhd cướp).
- Đoạn 2: còn lại (Cuộc trò truyện giữa LVT và KNN).
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
1. Đọc văn bản:
*Yêu cầu đọc: Chú ý các lời thoại
* Kể tóm tắt đảm bảo được các ý chính.
- Miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói.
2. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần đầu Truyện Lục Vân Tiên.
- Lục vân tiên một mình đánh tan bọn cướp cứu được KNN. hai người kết nghĩa ân tình.
3. Bố cục: 2 đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu -> bị Tiên một gậy thác rày thân vong (Lục Vân Tiên Đanhd cướp).
- Đoạn 2: còn lại (Cuộc trò truyện giữa LVT và KNN).
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
GV: Em hãy thuật lại sự việc đánh cướp của LVT trong phần đầu VB.
GV: Sự việc đánh cướp được kể qua các chi tiết, hành động, lời nói điển hình nào của LVT ? hãy giải thích các hành động và lời nói đó ?
GV: Theo em, chi tiết nào diễn tả rõ nhất khí phách của LVT? Vì sao em cảm nhận như thế?
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô (vũ khí là cây bên đường, thẳng tới dứt khoát), tả đột hữu xung (tung hoành, dũng mãnh khi xông trận)
GV: Em hiểu vì sao tác giả ví hành động của Vân Tiên với Triệu Tử ngày trước?
GV: Theo em, đặc điểm nào trong tính cách LVT được bộc lộ qua những lời nói và hành động của chàng?
GV: Nếu bình luận về sự việc LVT đánh cướp thì lời bình luận của em là gì?
HS tự bộc lộ
? Nếu chọn thơ đề tên cho tranh minh hoạ trong SGK thì em chọn lời thơ nào?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Là một thư sinh trên đường đi thi trở về, gặp bọn cướp hoành hành, LVT bèn bẻ cây làm gậy một mình đánh tan bọn cướp.
- Hành động: Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô (vũ khí là cây bên đường, thẳng tới dứt khoát), tả đột hữu xung (tung hoành, dũng mãnh khi xông trận)
- Lời nói: Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ – Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. (tuyên chiến với bọn cướp hung ác, không để chúng hại dân lành).
- Triệu Tử là tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam Quốc, đã dung cảm một mình phá vòng vây quân Toà để bảo về A Đẩu, con của Lưu Bị; LVT cũng một mình dung cảm phá tan bọn cướp hung ác để bảo vệ người lương thiện => hai nhân vật này đều có khí phách anh hùng. Vì thế,tác giả đã ví hành động của LVT với Triệu Tử.
- Kiên quyết và quả cảm làm việc nghĩa => Là thư sinh nhưng có khí phách của người anh hùng. Coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy, vị nghĩa vong thân...
- Vân Tiên tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
4. Củng cố: 
- Khái quát nội dung vừa học, đọc diễn cảm đoạn trích 
- Tóm tắt lại nội dung văn bản?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, nắm chắc nội dung đã học.
- Phân tích hành ảnh LVT đánh cướp.
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Soạn tiếp bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 8 (09-10).doc