- Chuẩn bị : Tranh, ảnh về thảm họa chiến tranh.
- Ổn định : Sĩ số: . Vắng: .
- Kiểm bài cũ:
? Chứng minh vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh.
? Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác được thể hiện qua bài viết như thế nào.
? Điều gì đã tạo nên nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ.
- Bài mới :
TUẦN 2 – BÀI 2 KQCĐ: Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân & cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất & nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó và đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Nắm được các phương châm hội thoại về quan hệ, cách thức, lịch sự, để vận dụng trong giao tiếp. Hiểu & có kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Ngày dạy : .. TIẾT 6-7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH - G.G. Mác-két (Colombia) - Chuẩn bị : Tranh, ảnh về thảm họa chiến tranh. Ổn định : Sĩ số: . Vắng: . Kiểm bài cũ: ? Chứng minh vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh. ? Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác được thể hiện qua bài viết như thế nào. ? Điều gì đã tạo nên nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. ? Kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ. Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài + GV có thể bắt đầu từ những tin tức thời sự về chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên thế giới để vào bài. + Dựa vào chú thích («) trong SGK để giới thiệu văn bản & tác giả. Cần nhấn mạnh: đây là đoạn trích bản tham luận của G.G Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của 06 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới, để HS thấy rõ ý nghĩa của văn bản. + HS đọc phần chú thích. HĐ2: Đọc-hiểu văn bản. GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, chú ý đọc chính xác, nhấn mạnh làm rõ các luận cứ. ? Câu hỏi 1 / SGK / 20. + Luận điểm VB: Chiến tranh hạt nhân là một tai họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người & mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. + Hệ thống luận cứ: Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất & các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục, với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. CỦNG CỐ TIẾT 6 : ? Nêu xuất xứ của văn bản , cho biết luận điểm & hệ thống luận cứ của văn bản. VÀO TIẾT 7 : ? Câu hỏi 2/ SGK / 20. + Để cho thấy tính hiện thực & sự khủng khiếp của nguy cơ CTHN, tác giả bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (08/8/1986) & đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản “nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 04 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là 12 lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.” + Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lý thuyết: “Kho vũ khí ấy của hệ mặt trời.”. + Cách vào đề trực tiếp & bằng những chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc & gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang nói tới. ? Câu hỏi 3 / SGK / 20. + Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh rất thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục. Đây đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với các nước nghèo, chưa phát triển. Sự tốn kém ghê gớm & tính phi lý của cuộc chạy đua vũ trang ª nhận thức cuộc chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho CTHN đã & đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện cải thiện cuộc sống của con người, nhất là các nước nghèo. + Nghệ thuật lập luận của tác giả ở đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được, tác giả chỉ lần lượt đưa ra những ví dụ so sánh trên nhiều lĩnh vực với những con số biết nói. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà phi lý. Ví dụ: “Chỉ 02 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.” ? Câu hỏi 4 / SGK / 20. CTHN không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tiến hóa, phản lý trí của tự nhiên. Tác giả đưa ra chứng cứ khoa học địa chất & cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất, cho thấy sự sống trên trái đất & của con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài hàng triệu năm: “Từ khi mới mà thôi.” ª dẫn đến nhận thức về tính phản tiến hóa, phản tự nhiên của CTHN. ? Câu hỏi 5 / SGK / 20. Đây là luận cứ để kết bài & cũng là chủ đích mà tác giả muốn gởi tới mọi người. Sau khi chỉ ra rõ ràng về hiểm họa hạt nhân đang đe dọa loài gnười & sự sống trên trái đất, tác giả hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn CTHN cho một thế giới hòa bình: “Chúng ta đến đây hòa bình, công bằng.” Tác giả tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ những người đấu tranh ngăn chặn CTHN. Để kết thúc lời kêu gọi, Mác-két nêu một đề nghị: “Mở ra một nhà băng xóa bỏ khỏi vũ trụ này.” HĐ3: Tổng kết. + HS nêu cảm nghĩ về văn bản vừa tìm hiểu (liên hệ với tình hình thời sự về chiến tranh, xung đột, khủng bố, chạy đua vũ trang, trên thế giới hiện nay. Từ đó rút ra những bài học cần thiết & phương hướng hành động tích cực.) + Dựa vào ghi nhớ để tổng kết những điểm chính về nội dung & cách lập luận của văn bản. + HS đọc ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản trên của Mác-két. I/ ĐỌC-CHÚ THÍCH: + Tác giả: G.G. Mác-két (Colombia), là nhà văn đã nhận giải Nobel văn học-1982. + Xuất xứ: trích tham luận của Mác-két trong cuộc họp 06 nước tại Mê-hi-cô (08/8/1986), gồm: Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ac-hen-ti-na, Hy Lạp, Tan-da-ni-a. + Giải từ: (SGK). II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1/ Luận điển & hệ thống luận cứ của văn bản: Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là tai họa khủng khiếp đe dọa sự sống trên trái đất nên cần phải đấu tranh loại bỏ nó cho thế giới được hòa bình, đó là nhiện vụ cấp bách của toàn nhân loại. Hệ thống luận cứ: + Kho vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt trái đất & các hành tinh khác. + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. + CTHN đã đi ngược lại lý trí loài người, lý trí tự nhiên & sự tiến hóa. + Chúng ta phải ngăn chặn CTHN để thế giới hòa bình. 2/ Phân tích các luận cứ: Nguy cơ CTHN: cách vào đề trực tiếp với những con số cụ thể, chứng cứ xác thực đã làm rõ sự khủng khiếp của nguy cơ CTHN, làm tăng tính hệ trọng của vấn đề. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho CTHN đã làm mất khả năng để con người sống tốt đẹp hơn. Có hàng loạt dẫn chứng so sánh cụ thể, số liệu rõ ràng. Người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà phi lý ấy. ª lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao. CTHN đi ngược lý trí của con người & phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. Chứng cứ khoa học địa chất & cổ sinh học ª nhận thức sâu hơn về tính phản tiến hóa, phản tự nhiên của CTHN. Nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn CTHN cho một thế giới hòa bình: tác giả huớng tới thái độ tích cực là kêu gọi đấu tranh ngăn chặn CTHN. Khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ những người đấu tranh & kết thúc bằng một đề nghị hợp lý. Ê Đây là luận cứ để kết thúc & cũng là chủ đích mà tác giả muốn gởi tới mọi người. GHI NHỚ : SGK / 21. III/ LUYỆN TẬP: Dặn dò : + Học thuộc bài & ghi nhớ. + Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em. + Tìm hiểu: Công ước quốc tế về quyền trẻ em. + Chuẩn bị:Các phương châm hội thoại (tiếp). TIẾT 8 Ngày dạy : . CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP) Chuẩn bị : Bảng phụ. Ổn định : Sĩ số:.. Vắng:. Kiểm bài cũ: ? Thế nào là phương châm về lượng. Nêu ví dụ minh họa. ? Thế nào là phương châm về chất. Nêu ví dụ minh họa. Bài mới : HĐ1: Phương châm quan hệ. Bước 1: ? Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào. Thành ngữ trên dùng để chỉ tình huống hội thọai mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau. Bước 2: ? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy. Nếu xuất hiện tình huống hội thoại như thế thì sẽ không giao tiếp với nhau được & những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn. Bước 3: GV có thể khẳng định: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề. HĐ2: Phương châm cách thức. Bước 1: ? Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ những cách nói như thế nào. Thành ngữ 1: dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Thành ngữ 2: dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. ? Cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp thế nào. Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả. ? Qua đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp. Khi giao tiếp cần chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch. Bước 2: HS xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.” + Có thể hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ: “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định” hay cho “truyện ngắn”. + Trong nhiều tình huống giao tiếp, những yếu tố thuộc ngữ cảnh có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người nghe không biết nên hiểu câu nói thế nào. + Có thể chọn một trong những cách diễn đạt sau Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác. Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy. + Nếu không vì một lý do đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu nhiều cách vì sẽ gây khó hiểu, trở ngại cho giao tiếp. Bước 3: HS đọc ghi nhớ. HĐ3: Phương châm lịch sự. Bước 1: HS đọc truyện “Người ăn xin” ? Vì sao ông lão ăn xin & cậu bé đều cảm thấy như đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Tuy cả hai đều không có của cải, tiền bạc nhưng đều cảm nhận được tình cảm mà người kia mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng “đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi” cậu bé không hề khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ & lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. ? Có thể rút ra bài học gì từ truyện này. Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội & hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng. Bước 2: HS đọc ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập. I/ PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ: Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau. ¨ Không giao tiếp được & những hoạt động của xã hội sẽ rối loạn. GHI NHỚ : SGK / 21 II/ PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC: Dây cà ra dây muống: nói dài dòng. Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không rành mạch. ¨ Khó tiếp nhận nội dung, giao tiếp không đạt. GHI NHỚ : SGK / 22 III/ PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ: Hai nhân vật đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình Thái độ cậu bé rất chân thành & tôn trọng ông lão ăn xin. ¨ Luôn tôn trọng người giao tiếp với mình & nói năng lịch sự. GHI NHỚ : SGK / 23. IV/ LUYỆN TẬP: 1. + Những câu tục ngữ, ca dao đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống & khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. + Một số tục ngữ, ca dao tương tự: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Chẳng được miếng thịt, miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. Một lời nói quan tiền, thúng thóc Một lời nói dùi đục cẳng tay. Một câu nhịn, chín câu lành. 2. Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh. Ví dụ: Thay vì chê bài viết của bạn dở, ta có thể nói: Bài viết của bạn chưa được hay lắm. 3. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát. b) Nói trước lời người khác chưa kịp nói là nói hớt. c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc. d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo. e) Nó rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa. ¨ Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự: a, b, c, d. & phương châm cách thức: e. 4. Đôi khi người ta phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì: a) Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình sẽ không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên. b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ tổn thương thể diện của người đối thoại, để giảm nhẹ ảnh hưởng & tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng cách diễn đạt trên. c) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự & phải chấm dứt sự hkông tuân thủ đó. 5. Giải thích nghĩa các thành ngữ & phương châm hội thoại có liên quan: - Nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ¨ PC lịch sự. - Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu ¨ PC lịch sự. - Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết ¨ PC lịch sự. - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý ¨ PC cách thức. - Mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, nói át người khác ¨ PC lịch sự. - Đánh trống lảng : lảng ra, né tránh, không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi ¨ PC quan hệ. - Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị ¨ PC lịch sự. Dặn dò : + Học thuộc các ghi nhớ. + Chuẩn bị:Các phương châm hội thọai (tiếp) + Làm trước các bài tập trong SGK. TIẾT 9 Ngày dạy :. SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊUTẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Chuẩn bị : Bảng phụ, bài mẫu. Ổn định : sĩ số: Vắng: .. Kiểm bài cũ : ? Muốn viết một văn bản thuyết minh được sống động, hấp dẫn cần chú ý kết hợp những yếu tố nào. ? Các biện pháp nghệ thuật dùng trong văn bản thuyết minh phải đạt những yêu cầu thế nào. Bài mới : HĐ1: Đọc & tìm hiểu bài Bước 1: HS lần lượt đọc bài “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”. Bước 2: Giải thích nhan đề của văn bản " giúp HS nắm được trọng tâm của bài thuyết minh. Bước 3: HS chỉ ra các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. Đoạn 1: chú ý câu đầu & 2 câu cuối. Đoạn 2: chú ý câu “bởi cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả !” Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, những loại chuối & công dụng. + Chuối chín để ăn. + Chuối xanh để chế biến thức ăn. + Chuối để thờ cúng. Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu, cách thờ cúng khác nhau. HĐ2: Chỉ ra những câu văn có tính miêu tả về cây chuối. Bước 1: ? Nêu các câu miêu tả về cây chuối. Chú ý đoạn đầu, đoạn miêu tả chuối trứng cuốc, tả cách ăn chuối xanh. Bước 2: ? Nêu vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh về cây chuối. Yếu tố miêu tả giúp bài văn thuyết minh được cụ thể, sinh động, hấp dẫn, đối tượng thuyết minh được nổi bật. HS đọc ghi nhớ. HĐ3: Nêu câu hỏi về tính hoàn chỉnh của bài. ? Câu hỏi d /SGK / 25. ( Đây là đoạn trích nên không thể thuyết minh toàn diện các mặt. HS lưu ý tính hoàn chỉnh của bài.) HĐ4: Gợi ý giải bài tập. I/ TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VBTM: Đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” Nhận xét: + Yếu tố miêu tả được sử dụng trong quá trình thuyết minh về các đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. + Yếu tố miêu tả chỉ có tính hỗ trợ cho bài thuyết minh được cụ thể, sinh động, hấp dẫn & làm nổi bật được đối tượng thuyết minh. GHI NHỚ : SGK / 25 II/ LUYỆN TẬP: Nêu các chi tiết: Thân cây chuối có hình dáng vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Lá chuối tươi thường dùng để gói thực phẩm, gói bánh, Lá chuối khô thường dùng để đệm lót trái cây cho khỏi bị cấn, giập, hoặc lót ổ gia súc, gia cầm, cũng có thể dùng để phủ bón gốc cây, nhóm bếp, Bắp chuối được dùng để chế biến thức ăn như trộn gỏi (nộm), ăn độn với các món ăn khác như bún, cháo, hoặc còn chế biến các món ăn chay (ăn lạc). Nõn chuối thường dùng chế biến thức ăn như bắp chuối. Quả chuối có thể ăn tươi để tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể hay chế biến thành những món ăn khác bằng các phương thức: ép, sấy, chiên, hấp, nấu, chưng, hầm,quả chuối còn dùng để thờ cúng. ( HS có thể vừa thuyết minh vừa kết hợp miêu tả ). Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau : Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. ( HS dùng bút chì đánh dấu câu miêu tả theo thứ tự từng đoạn ). Dặn dò : + Học thuộc ghi nhớ. + Chuẩn bị : Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bảm thuyết minh. + Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt nam. (Xem hướng dẫn trong SGK & tham khảo phần đọc thêm). + Làm theo nhóm học tập. TIẾT 10 Ngày dạy : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Chuẩn bị : Tranh, ảnh về con trâu, bài mẫu. Ổn định : Sĩ số :.. Vắng : Kiểm bài cũ : ? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM. ? Nêu một đoạn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. Bài mới : HĐ1: Bước 1: Tìm hiểu đề. (GV ghi đề lên bảng) ? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì. Đề yêu cầu thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam. ? Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì. Đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống của người nông dân. Do đó cần nêu vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân & trong nghề nông của người Việt Nam.. “Làng quê Việt Nam” là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê, Bước 2: Tìm ý & lập dàn ý. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. Thân bài: Lần lượt thuyết minh các ý theo trình tự sau: + Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa, + Con trâu trong lễ hội, đình đám. + Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng làm đồ mỹ nghệ, + Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. + Con trâu & trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. (GV hướng dẫn HS nêu dàn ý chi tiết cho từng nội dung trên. Có nhiều ý cụ thể HS dễ lựa chọn & dễ viết.) HĐ2: Thực hiện bài làm. Bước 1: Xây dựng đoạn mở bài. Ví dụ: Ở Việt Nam, dù đi đến bất kỳ miền quê nào ta cũng thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng. Con trâu đối với người nông dân là “đầu cơ nghiệp”, trâu được xem như người bạn đồng hành của nhà nông nên ca dao có câu: “Trâu ơi, ta bảo trâu này ! Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy, cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây, trâu đấy ai mà quản công. Chừng nào cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” Bước 2: Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng (vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả). Có những ý phải thuyết minh: trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa, trục lúa,(ở miền Bắc) Cần giới thiệu từng loại việc & có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó (vận dụng tri thức về sức kéo, sức cày, ở bài thuyết minh khoa học về con trâu đã cho). HS viết nháp, đọc, lớp bổ sung, sửa chữa. Thời gian hạn chế nên tập trung trình bày 1, 2 việc chính. Bước 3: Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội (tùy từng vùng mà có thể giới thiệu). Lễ Đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên. Hội Đua trâu, Chọi trâu của đồng bào vùng Bảy Núi – An Giang. Bước 4: con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. HS cần nhận thấy cảnh chăn trâu. Con trâu ung dung gặm cỏ là một hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam. Miêu tả cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những con trâu gặm cỏ, Bước 5: Viết đoạn kết bài. ? Kết thúc bài thuyết minh cần nêu ý gì. (Tình cảm của người nông dân đối với con trâu). ? Miêu tả hình ảnh gì. (Hình ảnh con trâu thân quen trên đồng quê Việt Nam đang nằm yên mơ màng gặm cỏ,) ( HS tập diễn đạt thành câu ª đoạn ) Dặn dò : + Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh. + Lưu ý kết hợp yếu tố miêu tả, nội dung thuyết minh là chính. + Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1 (thuyết minh) + Tham khảo 4 đề trong SGK / 42. + Chú ý phần II. Yêu cầu của đề khi làm bài. DUYỆT CỦA BGH:
Tài liệu đính kèm: