Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị bài mới.

- Học sinh soạn bài ở nhà.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định:

 

doc 42 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 20
TIẾT : 91-92
NS : 01 – 01 – 2010 
NG : 04 – 01 – 2010 
Bài 18 
VĂN BẢN
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích) (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên chuẩn bị bài mới.
- Học sinh soạn bài ở nhà.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Là kho tàng tri thức quý giá của nhân loại.
- Đọc sách để nâng cao tri thức, tích luỹ kinh nghiệm sống.
XH ngày nay càng phát triển thì tri thức của con người ngày càng phải được nâng lên -> đọc sách ngày càng cần thiết.
=> Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
* Hoạt động 2:
- HS đọc văn bản.
- HS đọc chú thích * và chú thích số.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì ?
=> Nghị luận
- Trọng tâm của văn bản này là gì ?
=> Tầm quan trọng và phương pháp đọc sách.
- Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
=> Bàn về đọc sách.
- Dựa theo bố cục, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
* Hoạt động 3:
- HS đọc lại phần 1 của văn bản.
- Nêu nhận thức của mình về tầm quan trọng của sách trên con đường phát triển của nhân loại?
VD: Hiểu lịch sử nước nhà, thế giới nhờ đâu?
VD: Hiểu lịch sử của trái đất nhờ đâu?
- Việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Đọc sách có dễ không?
- Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
=> Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng khó khăn -> Hai thiên hướng sai lệch mà Chu Quang Tiềm đã chỉ ra:
+ Sách nhiều: Không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều: Khó chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những quyển sách không có ích.
- Theo tác giả, cần lựa chọn sách đọc như thế nào?
- Có thể xem thường những loại sách thường thức hoặc chỉ chú tâm vào nghiên cứu chuyên môn được hay không?
- GV cần giảng lời tác giả đã khẳng định: “ Trên đời không có học vấn nào là cô lập tách rời các học vấn khác”; “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
=> Kinh nghiệm của học giả lớn, từng trải.
- Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách?
=> GV nhấn mạnh: Lựa chọn sách là điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.
Theo tác giả: Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, học chuyện làm người.
- Bài viết có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
- Cho HS tình những ví dụ mà tác giả đã ví von, so sánh trong văn bản?
 + Bệnh đau dạ dày
 + Đánh trận
 + Đi chợ mua sắm
 + Con chuột chui vào sừng trâu càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS đọc ghi nhớ.
- Em học được điều gì sau khi học xong văn bản này?
=> HS trả lời tại chỗ -> luyện nói, luyện cách phát biểu cảm nghĩ.
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Xem lại bài và học bài cũ.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản: 
1. Tác giả - tác phẩm:
 (sgk)
2. Bố cục:
- Học vấn ... phát hiện thế giới mới.
=> Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Lịch sử ... tự tiêu hao lực lượng.
=> Khó khăn của việc đọc sách hiện nay.
- Phần còn lại.
=> Bàn về phương pháp đọc sách.
II. Phân tích:
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, thành tựu mà loài người đã tìm tòi và tích luỹ được.
- Sách có thể coi là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
- Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần.
- Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, để hiểu về thế giới mới.
2. Cách lựa chọn sách khi đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc những quyển thực sự có giá trị.
- Đọc kỹ những quyển sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Đọc kết hợp cả những loại sách thường thức, gần gũi, kề cận với chuyên môn.
3. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua mà phải đọc nghiền ngẫm nhất là những quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan mà cần có kế hoạch, hệ thống.
III. Tổng kết:
Văn bản có sức thuyết phục cao:
- Nội dung lời bàn và cách trình bày đạt lí, thấu tình.
- Bốc cục chặt chẽ, hợp lí.
- Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von rất thú vị.
* Ghi nhớ (sgk)
TUẦN: 20
TIẾT : 93
NS : 12 – 1 – 2009 
NG : 13 – 1 – 2009 
Bài 18
Tiếng việt
KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức khởi ngữ.
- HS đọc VD.
- GV trình bày VD lên bảng.
- Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong VD ấy về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
 HS thảo luận trả lời
 HD: Xác định chủ ngữ trong câu
- Về vị trí của khởi ngữ?
- Về quan hệ với vị ngữ?
 GV giảng về mối quan hệ với thành phần chính của câu:
 + Quan hệ trực tiếp: trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ
 + Quan hệ gián tiếp: không trùng với chủ ngữ hoặc vị ngữ
- HS đọc ghi nhớ.
 GV chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc bài 1.
 Thảo luận tìm khởi ngữ.
- HS đọc bài 2.
 HS lên bảng làm.
* Hoạt động 3:
Cho HS lấy ví dụ về khởi ngữ, đặt câu có chứa khởi ngữ.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- HS học bài cũ.
- HS chuẩn bị bài mới “Phép phân tích và tổng hợp”
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Ví dụ:
- Câu a:
CN: Anh
VN: Không ghìm nổi xúc động
=> (Còn) anh: Khởi ngữ
- Câu b:
Tôi /cũng giàu rồi.
CN VN
=> Giàu: Khởi ngữ
- Câu c:
Chúng ta / có thể tin ở tiếng ta....
 CN VN
=> Các thể văn.... : Khởi ngữ
2. Nhận xét:
- Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Khởi ngữ không có quan hệ chủ vị với vị ngữ.
VD:
+ Chú thì chú chỉ tiếc vài ba trang giấy.
+ Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi.
VD:
+ Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế, Nhị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
3. Ghi nhớ:
 (sgk)
II. Luyện tập:
Bài 1: Tìm khởi ngữ:
a. Điều này
b. (Đối với) chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. (Đồi với) cháu
Bài 2: Chuyển:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
VD: Con xin là xin cái mảnh gương kia chứ.
VD: Về việc ấy, tôi hối hận lắm.
TUẦN: 20
TIẾT : 94
NS : 12 – 1 – 2009 
NG : 13 – 1 – 2009 
Tập làm văn
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: 
Yêu cầu 1 -> 2 học sinh đọc văn bản.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phép phân tích.
- Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
- Vì sao không ai làm điều phi lí như tác giả đã nêu?
=> Không phù hợp hoàn cảnh.
 GV có thể lần lượt hỏi: D/c thứ nhất nêu ra vấn đề gì? D/C thứ hai nêu ra vấn đề gì?...
- GV giảng lại các dẫn chứng sau đó hỏi lại: Từ đó, tác giả đã nêu ra những quy tắc nào trong cách ăn mặc của con người?
 GV giảng: Tác giả phân tích quy tắc ăn mặc: Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề (không ai ... đi chân đất, đi giày ... lộ cả da thịt)
→ Nêu ra việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng...
→ Ăn mặc phải phù hợp đạo đức...
=> Tổng hợp: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
- Hai quy tắc mà tác giả đã đưa ra là gì của văn bản này?
=> Hai luận điểm
- Sau khi đã nêu ra một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận nào để chốt lại vấn đề?
- Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
* Hoạt động 3:
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt lại bài học qua ghi nhớ.
* Hoạt động 4:
- Hướng dẫn HS trả lời câu 1. Chú ý phần gợi ý trong sgk.
- HS nắm lại lí do chọn sách để đọc.
HS phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Vai trò của phân tích trong lập luận?
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- HS xem lại bài, học kĩ ghi nhớ 
- HS chuẩn bị tiết sau.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1. Văn bản:
 Trang phục
2. Nhận xét:
* Phép phân tích:
- Nêu vấn đề ăn mặc chỉnh tề.
D/c: Cô gái đi một mình...
 Anh thanh niên đi tát nước...
 Đi đám cưới...
 Đi đám ma...
=> Đưa ra hai quy tắc:
+ Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ.
+ Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh.
=> Ăn mặc giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
* Phép tổng hợp:
- Câu chốt lại bài văn: “Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức ... trang phục đẹp”
- Phép lập luận tổng hợp thường đạt ở cuối bài văn.
3. Ghi nhớ:
 (sgk)
II. Luyện tập:
Bài 1:
Phân tích ý: Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
Bài 2: Lí do chọn sách:
- Sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có giá trị.
- Không chọn thì lãng phí sức lực.
- Chọn đọc sách chuyên môn kết hợp đọc sách thường thức.
Bài 3: Tầm quan trọng:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa, không có ích lợi gì.
Bài 4:
Rất cần thiết: Qua sự phân tích lợi - hại, đúng – sai thì các kết luận mới có sức thuyết phục.
TUẦN: 20
TIẾT : 95
NS : 14 – 1 – 2009 
NG : 16 – 1 – 2009 
Bài 18
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
- Thế nào là phép lập luận phân tích?
- Thế nào là phép lập luận tổng hợp?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- HS đọc đoạn văn (a), thảo luận và chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích.
* Hoạt động 2:
HS thực hành phân tích -> tỏng hợp.
- Phân tích thực chất của việc học đối phó.
- GV nêu vấn đề: Học đối phó là học như thế nào?
 HS thảo luận -> phân tích.
 HS trình bày trước lớp.
 HS khác bổ sung.
 GV nhận xét.
- Kết luận của việc học đối phó là như thế nào?
* Hoạt động 3:
Phân tích lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách.
 HS làm giàn ý vào giấy -> trình bày trước lớp.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
- HS xem lại kiến thức.
- HS chuẩn bị bài 19.
Bài tập 1.a:
- Luận điểm: Hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
- Phân tích:
+ Hay ở các điệu xanh.
+ Hay ở những cử động.
+ Hay ở các vần thơ.
+ Hay ở các chữ không non ép.
Bài tập 1.b:
-Luận điểm: Mấu chốt của sự thành đạt.
- Phân tích nguyên nhân:
+ Khách quan (một phần)
+ Chủ quan (phần lớn)
- Kết luận: Thành đạt là có ích cho mọi người, được mọi người thừa nhận.
Bài tập 2:
Học đối phó:
- Không lấy việc học làm mục đích, xem là việc phụ.
- Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với thầy cô, thi cử.
- Học không đi sâu vào thực chất.
- ... 
+ Câu 3 -> câu 2 : nối (nhưng)
 lặp từ (cái mạnh)
 trái nghĩa (mạnh-yếu)
+ Câu 4 -> câu 3 : thế (ấy là)
+ Câu 5 -> câu 4 : lặp (lỗ hổng)
+ Câu 5 -> câu 1 : lặp (thông minh)
TUẦN: 23
TIẾT : 110
NS : 15 – 2 – 2009 
NG : 16 – 2 – 2009 
Bài 22
Tiếng việt
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, nhận ra và sửa chữa một số lỗi về liên kết.
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Thế nào là liên kết ?
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Học sinh đọc bài 1.
 Học sinh thảo luận chỉ ra phép liên kết.
 Mỗi tổ thảo luận một câu.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
 Tổ khác nhận xét, bổ sung.
 Gv nhận xét.
* Hoạt động 2 :
Học sinh lên bảng làm.
* Hoạt động 3 :
- Học sinh thảo luận trả lời
=> Lỗi về liên kết nội dung
 Các câu không phục vụ chủ đề chung.
=> Lỗi về liên kết nội dung. Trật tự các câu không hợp lí.
* Hoạt động 4 :
=> Lỗi liên kết hình thức
* Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò 
Học sinh chuẩn bị tiết sau.
1. Bài 1 :
a. Có 3 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (trường học).
- Câu 3 – 2 : Phép thế (như thế).
 Phép liên tưởng (thầy giáo, 
 học trò, trường học)
b. Có 4 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 2 – 3 : Phép lặp (sự sống).
- Câu 4 – 1 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 4 – 3 : Phép lặp (tâm hồn).
c. Có 3 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (thời gian)
- Câu 3 – 2 : Phép nối (bởi vì)
 Phép lặp (con người, thời gian)
d. Có 2 câu :
Câu 1 – 2 : Phép trái nghĩa (yếu - mạnh
 hiền – ác)
2. Bài 2 : Các cặp từ trái nghĩa :
Thời gian vật lí
Vô hình
Giá lạnh
Thẳng tắp
Đều đặn
Thời gian tâm lí
Hữu hình
Nóng bỏng
Hình tròn
Lúc nhanh lúc chậm
3. Bài 3 : Lỗi liên kết :
a. Thêm vào trong câu :
- Câu 2 : Trận địa đại đội 2 của anh
- Câu 3 : Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh ...
- Câu 4 : Bây giờ
b. Chữa :
Năm 19 tuổi ... rồi chết.
Suốt 2 năm ấy, chị làm ... con.
Trong thời gian ấy, có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chị cảm nhận thấy anh yêu thương chị vô cùng.
4. Bài 4 :
a. Thay “nó” – “chúng”
b. Lỗi : “văn phòng” và “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Sửa : Thay “hội trường” – “văn phòng”
TUẦN: 24
TIẾT : 111
NS : 17 – 2 – 2009 
NG : 18 – 2 – 2009 
Văn bản
(Hướng dẫn đọc thêm)
CON CÒ
 (Chế Lan Viên)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 So sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ của La-phông-ten và con cừu, chó sói trong nghiên cứu của Buy-phông ?
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
Hướng dẫn học sinh nắm về tác giả - tác phẩm.
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫ học sinh trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh con cò trong khổ thơ thứ nhất tượng trưng điều gì ?
=> Ca dao
=> Con người : người mẹ, người phụ nữ vất vả, cực nhọc.
- Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ như thế nào ?
=> Cò đứng ở quanh nôi
 Cò vào trong tổ
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
- Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của con khi tới trường như thế nào?
=> Mai khôn lớn con theo cò đi học
 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
- Cánh cò từ trong tiềm thức sẽ đi theo con đến tuổi trưởng thành ra sao ?
 => Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
 Con làm gì ?
 Con làm thi sĩ !
- Hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì ?
- Từ thấu hiểu lòng mẹ, bài thơ đã khái quát lên một quy luật tình cảm gì ?
- Từ cảm xúc mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng gì ?
* Hoạt động 3 :
 GV giảng về nghệ thuật :
- Sự liên kết câu, liên kết đoạn :
+ Câu thơ ngắn dài bất thường.
+ Nhịp thơ biến đổi sinh động.
+ Sử dụng nhiều điệp ngữ.
+ Giọng thơ vừa là lời ru vừa là suy ngẫm.
 Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
Dặn học sinh học thuộc òng bài thơ.
 chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản :
 (sgk) 
II. Phân tích : 
1. Khổ thơ đầu :
- Con cò trong ca dao đi vào trong thơ và biến thành lời hát ru con.
- Hình ảnh con cò qua những lời ru đã đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn của con người.
2. Khổ thơ thứ hai :
- Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ.
 Cò đùm bọc tuổi thơ như vòng tay âu yếm của mẹ.
- Cánh cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con.
- Cò đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước, tâm hồn con mở rộng hơn, trong sáng hơn.
=> Cánh cò đã trở thành người đồng hành của con.
3. Khổ thơ thứ 3 :
- Cò chính là người mẹ, lúc nào cũng bên con.
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ cũng theo con.
=> Tình cảm mẹ con bền vững rộng lớn.
- Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
=> Con lớn lên trong sự đùm bọc vuốt ve, âu yếm của lời ru, của mẹ.
III. Tổng kết :
ND : Bài thơ là biểu tượng cho tình thương và niềm mơ ước của người mẹ hiền.
 Đó chính là một phần của mỗi con người. Nó đã thấm sâu vào tâm hồn dân gian, tâm hồn dân tộc.
NT : 
- Thể thơ : Tự do.
- Hình ảnh : Con cò trong ca dao.
TUẦN: 24
TIẾT : 112-113-114
NS : 20 – 2 – 2009 
NG : 21 – 2 – 2009 
Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. Chuẩn bị :
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là như thế nào ?
 Nêu yêu cầu của bài nghị luận này.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Học sinh tìm hiểu đề bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Các đề trên có điểm gì giống nhau ?
- Có điểm gì khác nhau ?
- Học sinh nghĩ ra đề bài tương tự.
 Học sinh thảo luận ghi lên bảng.
* Hoạt động 2 :
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
- Học sinh đọc mục 1 – sgk 
- Loại đề ?
- Yêu cầu ?
- Phạm vi ?
- Nghĩa đen của câu tục ngữ ?
- Bài học đạo lí ?
-Ý nghĩa ?
=> Lời nhắc nhở : đối với những ai vô ơn.
 Lời khích lệ : Cống hiến cho xã hội.
* Hoạt động 3 :
- Học sinh đọc phần 2.
- Giáo viên khái quát lại các nội dung chính của ba phần.
- Xen lẫn phần 2 và phần 3 (viết bài) lại với nhau.
- Học sinh đọc phần 3.
- Các cách mở bài như trong sgk đi theo cách nào ?
=> Gián tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận theo hướng mở bài, thân bài, kết bài theo từng mục sgk.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh lập dàn bài cho đề số 7.
- Viết phần mở bài.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
* Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò 
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
Dặn học sinh học bài cũ.
I. Đề bài nghị luận :
Đề bài : (sgk) 
- Giống : Đều tự do, không giới hạn, đều chứa đựng khái niệm về tư tưởng, đạo lí.
- Khác :
+ Dạng đề có mệnh lệnh : 1, 3, 10
+ Dạng đề không có mệnh lệnh : 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- VD : 
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Lòng nhân ái.
+ Suy nghĩ về câu tục ngữ : “Gần mục thì đen, gần đèn thì rạng”.
II. Cách làm bài nghị luận :
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu : Nêu suy nghĩ.
- Phạm vi : Hiểu về tục ngữ và trong đời sống.
- Nghĩa đen : 
+ Nước : Là vật thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong đời sống.
+ Nguồn : Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng : 
+ Nước : Thành quả con người hưởng thụ : giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
+ Nguồn : Tổ tiên, những người đi trước.
- Bài học đạo lí :
Biết ơn những người tạo ra thành quả ấy.
Có trách nhiệm tiếp tục sáng tạo ra giá trị ấy.
- Ý nghĩa : 
+ Nhân tố tạo nên sức mạnh dân tộc.
+ Nguyên tắc đối nhân, xử thế.
2. Lập dàn ý :
- Mở bài 
- Thân bài
- Kết bài
3. Viết bài :
 (sgk) 
4. Đọc lại và sửa chữa 
II. Luyện tập
Đề bài : Tinh thần tự học
A. Mở bài : 
Giới thiệu việc học và tinh thần tự học.
B. Thân bài : Giải thích
- Học là gì ? (Hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó)
Học diễn ra dưới hai hình thức :
+ Học có sự hướng dẫn
+ Tự học
- Tinh thần tự học là gì ?
+ Tự học -> nhu cầu
+ Ý chí vượt qua mọi khó khăn.
+ Có phương pháp phù hợp với bản thân.
- D/c : Trong sách báo, bạn bè chung quanh.
C. Kết bài :
Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
TUẦN: 24
TIẾT : 115
NS :
NG :
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh rút kinh nghiệm cho bài văn nghị luận của mình.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên chuẩn bị đề bài. Học sinh xem lại kiến thức.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Cho học sinh nắm lại đề bài.
 Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. 
- Học sinh xác định lại nội dung -> lập dàn ý
+ Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Thân bài : Nêu được một số nét chính về Bác:
 - Bác là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
 . Bác sinh ra tại một làng quê Việt Nam.
 . Chứng kiến cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam -> muốn nhân dân được sống tự do, ấm no ...
 . Bác ra đi tìm đường cứu nước.
 . Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài nhiều năm, sống ở nhiều nơi trên thế giới.
 . Bác tham gia sáng lập Đảng CS Pháp -> tìm ra con đường đi cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
 . Thành lập Đảng CSVN ngày 3/2/1930.
 . Trở về nước (8/2/1941), Bác dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 . Ngày 2/9/1969, Bác đã đi xa. 
 . Ta vẫn đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn -> giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc -> phát triển đất nước như ngày hôm nay.
 - Bác còn là nhà văn, nhà thơ tài ba
 - Bác nói được nhiều thứ tiếng, am hiểu nhiều về các nền văn hoá các nước.
 - Bác là người rất yêu thiên nhiên, sống hoà mình vào thiên nhiên, sống giản dị như một người bình thường khác: bộ quần áo, bữa cơm...
 - Bác rất yêu thiếu nhi.
 - Bác được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới năm 1990.
+ Kết bài :
 Chúng ta ngày nay đã, đang và sẽ tiếp tục học tập tấm gương đạo đức của Người => hoàn thiện hơn về nhân cách -> XH bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Hoạt động 2 :
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh :
+ Ưu điểm :
+ Khuyết điểm :
+ Tỉ lệ :
Điểm
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 9A1
35
Lớp 9A2
34
Lớp 9A3
35
- Đọc bài hay.
- Phát bài cho học sinh.
- Lấy điểm vào sổ
* Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò 
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 9 2024.doc