Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 23 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 23 năm 2010

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Văn bản : CON CÒ

( Chế Lan Viên)

A- Mục tiêu bài dạy.

 HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ con và những lời ru.

 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

 Luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

B- Chuẩn bị

 Chân dung tác giả; tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên.

C-Tiến trình tổ chức bài học

Tiết 111 *Tổ chức(1')

 *Kiểm tra bài cũ(4')

 -Nêu khái quát nhhững nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten?

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 23 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 111.Văn bản
 Soạn 06/02/2010
 Dạy :
Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản : Con cò
( Chế Lan Viên)
A- Mục tiêu bài dạy.
 HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ con và những lời ru.
 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 Luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B- Chuẩn bị
 Chân dung tác giả; tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên.
C-Tiến trình tổ chức bài học
Tiết 111 *Tổ chức(1')
 *Kiểm tra bài cũ(4')
 -Nêu khái quát nhhững nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten?
 *Bài mới(35')
 Hoạt động của Thầy và trò 
 Nội dung
?Nêu vài nét về nhà thơ Chế Lan Viên ?
*GV bổ sung: Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh trong thơ ông đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú.
- Với tập thơ “ Điêu tàn” (1937) Hoài Thanh nhận xét “ Chế Lan Viên bước chân như một niềm kinh dị ” 
*GV giới thiệu chân dung Chế Lan Viên và sáng tác tieu biểu của ông.
?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ?
*GV bổ sung bài tập khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc để ngợi ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
*GV hướng dẫn đọc : Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với lời hát ru, khi đọc cần chú ý thể hiện đúng nhịp điệu từng câu, đoạn ; mỗi đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp điệu ngắn, lặp laị về cấu trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra những liên tưởng xa, rộng, hoặc suy ngẫm triết lí, khi đọc cần thể hiện được những thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
*GV kiểm tra việc đọc văn bản, hiểu chú thích của HS
?Văn bản có bố cục như thế nào ? Hãy chỉ rõ ?
+Tác giả chia bài thơ thành ba đoạn, phần.Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tưọng trung tâm và xuyên suốt bài thơ- hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến trưỏng thành và suốt cả đời ngưòi.
*GV gơị ý HS tìm hiểu hình tưọng con cò trong đoạn 1 bài thơ.
? Đoạn 1VB, lời ru của mẹ vang lên trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh ấy nói lên điều gì?
?Nhận xét âm hưởng đoạn 1 , hình thức câu có gì đặc biệt?
?Nhưng trong lời hát ru của mẹ, cánh cò cứ xuất hiện( đang bay).Hãy chỉ ra những câu ca dao mà nhà thơ đã sáng tạo vận dụng đưa vào thơ?
?Việc đưa ca dao vào thơ có ý nghĩa gì?
+“Con cò bay lảđồng”- hay “bay từ cửa Đồng Đăng”=> gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc trong làng quê của cuộc sống xưa.
?Bài thơ gợi nhớ lại nhiều bài ca dao, bài thơ nào có hình ảnh tương tự?
+Tú Xương: Lặn lội thân cò
-Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tuổi ấu thơ của con người như thế nào?
?Đoạn thơ gợi mở những rung cảm gì trong em về hình ảnh con cò, về cuộc sống người mẹ?
-HS bộc lộ cảm xúc
I.Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.Tác giả : Chế Lan Viên(1920-1989) tên thật là Phan Ngoc Hoan quê ở Cam Lộ - Quảng Trị .
+ Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng trong thơ ca dân tộc thế kỉ XX.
+ Phong cách thơ rõ nét, độc đáo: suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Tp chính “ Điêu tàn” ( 1937) “ Hoa ngày thường chim báo bão” ( 1962)
2.Tác phẩm: 1962 in trong “ Hoa ngày thường chim báo bão”
II.Đọc - Hiểu văn bản
1.Đọc, tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 3F
I.Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ (Đ1)
II.Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ, trỏ nên gần giũ và sẽ theo cùng con trên mọi chặng đường đời.(Đ2)
III. Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đ/v cuộc đời mỗi người.(Đ3)
3..Phân tích
a.Hình tượng con cò trong lời ru tuổi thơ ấu ( Đ1).
+ Hoàn cảnh : Con còn bế trên tay
 Con chưa biết con cò
=> Con còn ấu thơ, chưa thể hiểu, nhận thức xung quanh hình ảnh con cò cũng như chưa thấy được ý nghĩa lời ru của mẹ.
+ Ca dao: Con cò bay.Đăng
 Con cò ăn đêm.xáo măng.
+ Tác dụng : Thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao
=> Hình ảnh con cò trong thơ gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động xưa
=> Con cò mà đi ăn đêm lại có nội dung và ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: con cò tượng trưng cho những con người cụ thể là những người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống.
+ Cái cò lặn lội bờ sông
+Cái cò đi đón cơn mưa
+Con chưa biết- điệp ngữ khẳng định tâm hồn trẻ nhỏ chưa hiểu cái cò, cái vạc, chưa hiểu những cành mềm mẹ hát => ngủ chẳng phân vân
KL: Hình ảnh còn cò đến với tuổi thơ một cách vô thức, đó chính là sự khởi đầu con đường đi vàothế giới tâm hồn của lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả làn điệu dân tộc, nhân dân.Trẻ nhỏ chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giá, vô thức tình yêu và sự che trở của người mẹ.
4. Củng cố (3)
-Đọc bài thơ, hát ru một đoạn ca dao.
-Nêu ý nghĩa hình tượng con cò qua hai đoạn đầu ?
 5. Hướng dẫn tiết sau(2’)
-Tiếp tục tìm hiểu bài thơ, thấy được ý nghĩ biểu tượng con cò.
Tuần 23
Tiết 112.Văn bản
 Soạn : 06/02/2010
 Dạy :
Cách làm bài Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng Đạo lí
A- Mục tiêu bài dạy.
 HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ con và những lời ru.
 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 Luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B- Chuẩn bị
 1. Thầy: Soạn giáo án.
 2. Trò : chuẩn bị bài
C-Tiến trình tổ chức bài học
 1. Tổ chức(1')
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Đọc diễn cảm đoạn thơ đầu bài thơ và cho biết nội dung bài thơ.
 3.Bài mới(39’) 
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
-HS đọc đoạn 2 VB và phát biểu
?Trong đoạn thơ tiếp theo, hình ảnh cánh cò xuất hiện như thế nào trong giấc ngủ của con?
+ Hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người, hình tượng này được xây dựng bằng sự liên tưởng, tượng tượng phong phú của nhà thơ như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồncon người theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.
? Đọc đoạn thơ em hiểu gì về tâm tư người mẹ qua hình ảnh cánh cò?
? Cánh cò có ý nghĩa biểu tưọng như thế nào?
*GV nêu câu hỏi :
-HS đọc đoạn thơ còn lại
?Nhận xét hình thức các câu đoạn 3 ?
-Hình ảnh con cò đoạn cuối nhấn mạnh thêm điều gì ?
-Bài thơ có những câu thơ giàu ý nghĩa khái quát như: Con dù lớntheo con; Một con cò  qua nôi. Em hiểu như thế nào những câu thơ trên?
*Tác giả khái quát nên một quy luật trong tình cảm có ý nghĩa rộng lớn, sau sắc.Hình ảnh con cò là biểu hiện lòng mẹ lớn lao sâu nặng, lâu bền với cuộc đời mỗi đứa con
- Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ, giọng điệu bài thơ? Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc củanhà thơ?
(+ Sáng tạo hình ảnh: hình ảnh con cò trong bài ca dao là điểm tựa xuất phát gợi liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo mở rộng cho tác giả.Hình ảnh trong bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng- biểu tượng gần gũi, quen thuộc nhưng hàm chứa những ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm.)
III.Ghi nhớ( sgk)
*GV tổng kết bài học
IV.Luyện tập
*GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK
3b. Hình tượng con cò đi vào tiềm thức .
+ Con ngủ yên chung đôi : cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi đến mai khôn lớnchân  tuổi đến trường , cánh cò trắngvăn đến lúc trưởng thành. 
+Cò vào trong giấc ngủ của con, theo con đến trường, bay hoài không nghỉ trong cuộc sống=> Cánh cò ấy chính là người mẹ trong cuộc đời của chúng ta. 
=> Thơ dài ngắn như văn xuôi,nhịp trầm bổng, ẩn dụ.
=> Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trỏ nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo cùng con đến suốt cuộc đời. Hình ảnh con cò, biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ bền bỉ của lòng mẹ.
c.Hình ảnh con cò qua ý nghĩa triết lí
+Câu thơ ngắn, thường là 4 chữ. Lặp cấu trúc, sử dụng biện pháp tu từ tạo ý nghĩa triết lí sâu sắc, cô đọng trong câu chữ.
+Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con suốt đời.
-HS thảo luận và phát biểu.
+HS cần thấy được sự sáng tạo hình ảnh thơ tg, phong cách thơ đặc biệt: Chất suy tưởng, triết lí thấm vào trong hình tượng nhưng được biểu hiện tập trung ở những câu thơ đúc kết sự suy ngẫm, đưa ra những triết lí, cô đúc những quy luật của đời sống con người
-HS thảo luận và phát biểu.
+ Thể thơ tự do, nhiều câu tám chữ thể hiện tình điệu một cách tự nhiên, linh hoạt.
+Mở đoạn là những câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau, vần tạo âm hưởng lời ru, giọng điệu suy ngẫm, triết lí
-HS đọc ghi nhớ
-HS làm bài tập theo hướng dẫn, viết bài thu hoạch
4. Củng cố (3)
-Đọc bài thơ, hình tượng con cò trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? 
 5 .Hưóng dẫn về nhà(2’)
-Học thuộc bài thơ, nắm vững kiến thức bài học.
-Viết bài thu hoạch: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Con cò của chế Lan viên?
-Soạn : Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác.
 ___________________________________________________________
Tuần 23
Tiết 113 - Tập làm văn
 Soạn 06/02/2010
 Dạy :
Cách làm bài Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng Đạo lí
A. Mục tiêu bài dạy.
 Tiết 113: Học sinh nắm được đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạolí.
 - Các bước tiến hành làm bài nghị luận trên.
 - Rút ra dàn ý chung nhất của bài trên và áp dụng.
 Tiết 114.
 Hoàn thành bốn bước quen thuộc của cách làm bài văn nghị luận.
 Rèn kĩ năng lập dàn ý cho các đè bài cụ thể từ dàn ý chung vừa mới xây dựng được vào tất cả các bài nghị luận đó.
 B. Chuẩn bị
 1. Thầy: soạn giáo án điện tử
 2. Trò : Chuẩn bị bài
 C. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Hãy trình bày dàn ý chung cho kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
 Trả lời:
 A.Mở bài: - Giới thiệu sự việc,hiện tượng có vấn đề.
 B. Thân bài - Liên hệ thực tế,phân tích mặt đúng(sai)
 đánh giá nhận xét
 C. Kết bài :
 Khẳng định hay phủ định đưa ra lời khuyên:
 VD cụ thể.
 + Đối với hiện tượng tiêu cực (vứt rác bừa bãi,đánh điện tử..)
 Thân bài có thể lập luận theo trình tự :
 - Nguyên nhân
 - Thực trạng
 - Tác hại
 - Giải pháp
 +Đối với hiện tượng tích cực (gương bạn vựơtkhó học giỏi..)
 Thân bài có thể lập luận theo trình tự :
 - Phân tích ý nghĩa,việclàm.của tấm gương đó với đới sống.
 - Phát động phong trào học tập từ tấm gương.
3 .Bài mới
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
 GV: yêu cầu học sinh đọc các VD bên.
? Trong các đề bài trên vấn đề nghị luận thường được đúc kết ở đâu.?
? Nhận xét về những điểm giống và khác nhau của các đề bài trên.
GV : Y/ c H/s đọc đề bài.
 H/sdựa vào mẫu SGK.
 ? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
 ( Về t/c, nội dung)
? Ta có thể tìm ý bằng cách nào?
 ? Mở bài làm nhiệm vụ gi?
 ? H/S giới thiệu cho cả lớp nghe? 
 ? Luận điểm đầu tiên được xác định là luận điểm nào?
 ? Em hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng như thế nào? Giải thích.
? Xác định luận điểm thứ 2?
?Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? Biểu hiện nào đúng với lời khuyên của câu tục ngữ ?
? Biểu hiện nào không đúng với lời khuyên của câu tục ngữ ?
? Câu tục ngữ có giá trị như thế nào với mọi người,qua đó em em học được điều gì?
I.Đề bài nghị luận về vấn đề tưởng đạo lí.
 1. Đọc và nhận xét các đề bài sau.
 Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn 
 “Đẽo cày giữa đường”
 Đề 2: Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
 Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. 
 Đề 4 : Đức tính khiêm nhường.
 Đề 5. Có chí thì nên.
 Đề 6: Đức tính trung thực 
 Đề 7 : Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
 Đề 8: Lòng biết ơn thầy cô
 Đề 9: Tinh thần tự học
 Đề 10 . Suy nghĩ từ câu nói của Lê-nin “Học,học nữa, học mãi”
 2.Nhận xét:
 Vấn đề nghị luận thường được đúc kết ở: Tục ngữ,truyện ngụ ngôn , danh ngôn,khẩu hiệu, khái niệm.
*Giống : Đều là nghị luận về tư 
tưởng đạo lí, có cấu tạo đủ hai phần :Yêu cầu và nội dung yêu cầu.
* Khác: Các đề 1,10 có kèm theo yêu cầu còn lại không kèm theo yêu cầu. 
II. Cách làm bài nghị luận về vấn đề tư 
tưởng đạo lí.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 Đề bài “Uống nước nhớ nguồn”
-Tính chất: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí 
- Yêu cầu nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ
- Tìm ý bằng cách : Giải thích nghĩa đen,nghĩa bóng ý nghĩa của câu tục ngữ ấy phù hợp với ngày nay không,Uống nước nhớ nguồn ta phải làm gì?...
2. Lập dàn ý
 A. Mở bài 
 * Giới thiệụ câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. 
 B. Thân bài.
Luận điểm1: - Giải thích rõ nội dung tư tưởng bằng các từ ngữ cụ thể (với tục ngữ thì giải thích nghĩa đen nghĩa bóng)
 VD:Nghĩa đen: - Nước: là tinh thể lỏng có vai trò quan trọng với đời sống . 
 - Nguồn: là nơi bắt đầu cho một dòng chảy 
 Nghĩa bóng: - Nước là thành quả mà con người hưởng thụ gồm giá trị vật chất (cơm ăn,áo mặc..) và tinh thần.(văn hoá nghệ thuật )
 - Nguồn là những người làm ra những giá trị trên.
 C4. Củng cố: Nêu dàn ý chung cho kiểu bài trên và cho biết các bước 
 tiến hành.
 C5 : HDVN: Về nhà lập dàn ý cho các đề cụ thể.
_______________________________________________________
Tuần 23
Tiết 114 - Tập làm văn
 Soạn 06/02/2010
 Dạy :
Cách làm bài Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng Đạo lí
A. Mục tiêu bài dạy.
 - Tiết 114.
 Hoàn thành bốn bước quen thuộc của cách làm bài văn nghị luận.
 Rèn kĩ năng lập dàn ý cho các đè bài cụ thể từ dàn ý chung vừa mới xây dựng được vào tất cả các bài nghị luận đó.
 B. Chuẩn bị
 1. Thầy: soạn giáo án điện tử
 2. Trò : Chuẩn bị bài
 C. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại một số đề bài và cho biết cách triển khai một đề bài cụ thể?
3. Bài mới
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
? Qua đó em có thể rút ra dàn ý chung?
 - H/s lần lượt trả lời
 - GV : Chiếu dàn ý chung.
 H/s ghi nhanh vào vở.
H/S đọc to ghi nhớ.
Từ đó có GV giúp học sinh khái quát và rút ra ghi nhớ .
 H/s ghi đề bài.
 Dựa vào dàn ý chung hãy xây dựng dàn ý cho đề bài.
 Thảo luận nhóm
 ( 4 nhóm cùng 1 nhiêm vụ)
- H/s trình bày,so sánh kết quả.
Từ dàn ý và kết quả bài tập trên học sinh tiếp tục áp dụng cho các đề bài khác theo khung chung.
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả giáo viên chỉnh và cho điểm.
 Học sinh lập dàn ý cho từng đề bài .
 ? Câu nói của Lê- nin có mấy nội dung cần giải quyết ?
 2 nội dung - Học là gì? tại sao phải học?
 - Học nữa là gì? Học mãi là như thế nào?
? Mở bài có nhiệm vụ gì?
? Luận điểm đầu tiên cần làm là gì?
? Hãy xác định luận điểm chính trong bài?
 Em hãy thử tìm các dẫn chứng mà em sẽ chứng minh cho các luận điểm trên?
Nhóm1: MB cho đề ở mục I
 Nhóm 2 : KB cho đề ở Mục I.
 Nhóm3: Viết đoạn văn triển khai cho luận đểm 1 Bài 1
 Nhóm4: Viết đoạn văn triển khai cho luận đểm 2 Bài 1.
+ Luận điểm 2: - Phân tích các mặt đúng (và mặt hạn chế nếu có) liên hệ với thực tế cuộc sống.
 VD:CâuTN khẳng định đạo lí làm người đó là truyền thống tốt đẹp từ xa xa của dân tộc(d/c) “Lá lành đùm lá rách”..=> XH tốt đẹp
 + Luận điểm 3: Nêu những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề t tởng đạo lí (D/c từ cuộc sống) : hỗn láo với ông bà cha mẹ, coi 
thường người có công với cách mạng.
 +Luận điểm 4: - Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận. ( ý thức thái độ giữ gìn phát huy truyền thống lời khuyên,nhắc nhở thái độ sống ) 
C. Kết bài.
* Khẳng định ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức
 Dàn ý chung
 ( Chiếu)
A. Mở bài 
 Giới thiệụ câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. 
B. Thân bài.
 + Luận điểm1: - Giải thích rõ nội dung tư tưởng bằng các từ ngữ cụ thể (với tục ngữ thì giải thích nghĩa đen nghĩa bóng)
 + Luận điểm 2: - Phân tích các mặt đúng (và mặt hạn chế nếu có) , liên hệ với thực tế cuộc sống.
 + Luận điểm 3: Nêu những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tưởng đạo lí (D/c từ cuộc sống) : 
 +Luận điểm 4: - Đánh giá ý nghĩa tưởng đạo lí đã nghị luận ( ý thức thái độ giữ gìn phát huy truyền thống lời khuyên,nhắc nhở thái độ sống ) 
C. Kết bài.
 Khẳng định ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức
=> Ghi nhớ.(SGK)
III. Luyện tập.
Bài tập 1: Dựa vào dàn ý chung lập dàn ý cho đề bài sau:
 Suy nghĩ từ câu nói của Lê-nin“Học,học nữa, học mãi”
 A. Mở bài : 
- Giới thiệu nội dung vấn đề cần nghị luận( Nội dung câu nói) 
 B . Thân Bài : 
 LĐ1: - Giải thích nội dung câu nói của Lê-Nin:
 Học là gì ? Học nữa Học mãi là như thế nào ?
 LĐ2 : - Phân tích các mặt đúng của câu nói trên.
 Học có tác dụng như thế nào với đời sống
 Học nữa học mãi có vai trò nào với con người ? Vì sao phải học nữa, học mãi?
LĐ3 : Nêu những biêủ hiện sai lêch.
 - Không ngừng học nếu không sẽ là kể lạc hậu ngược lại.(D/C) 
 - Việc học không bao giờ có giới hạn nếu coi là có gới hạn là sai lầm
 LĐ4 : Đánh giá ý nghĩa của câu nói trên với cuộc sống ,với mỗi người.
 C . Kết Bài : 
 - Bài học rút ra từ câu nói trên 
Bài tập 2: Hãy viết các đoạn văn cho các dàn ý ở mục I và bài tập 1.
 C4. Củng cố: Nêu dàn ý chung cho kiểu bài trên và cho biết các bước 
 tiến hành.
 C5 : HDVN: Về nhà lập dàn ý cho các đề cụ thể.
 _______________________________
Tiết 115.Tập làm văn
 Soạn: 06/02/2010
 Dạy :
trả bài tập làm văn số 5
A. Mục tiêu bài dạy 
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai xót chính về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh qua bài viết.
- Học sinh: xem lại kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.
C-Tiến trình tổ chức bài học
 1.Tổ chức lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
- Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội ?
- Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
 3.Bài mới(35')
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
GV chép đề lên bảng
III. Nhận xét chung
*GV cho HS tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong bài viết của mình. 
1.Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm vững thể loại văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. 
- Biết cách lập luận, sử dụng luận cứ phù hợp nội dung yêu cầu bài. Các suy nghĩ rút ra khá sâu sắc, thuyết phục.
- Những bài làm tốt: 
 2. Nhược điểm:
-Một số bài chỉ thiên về kể chuyện đời thường, không nắm bắt đúng yêu cầu nghị luận.Nội dung nghị luận sơ sài, hời hợt, không trọng tâm.
- Sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn
- Có em còn chép bài của nhau
- Có bài không chấm câu, xuống dòng bừa bãi
VI. Sửa lỗi chung cho cảc hai lớp 
- Giáo viên và học sinh cùng làm việc.
 1. Hình Thức.
 - Chính tả : Ôi nhiễm, ui thui
 -> ô nhiễm , ôi thiu.
 - Liên kết : chư nhịp nhàng( Kĩ năng chuyển ý)
 - Chưa tách đoạn.
 2. Nội dung
 - Nhan đề : Đặt chưa phù hợp
 " Thói quen của người Việt Nam " 
 - Diễn đạt : đi ngao du là một thú hay -> thú vui
- Thiếu bố cục
Thiếu dẫn chứng .
 Kết quả bài viết 
 9A (35)
 9B(32)
- Giỏi 
- Khá
- TB
- Yếu
 %
- Giỏi 
- Khá
- TB
- Yếu
%
 A. Đề bài: 9B
I. Đất nước ta có nhiều học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình?
II. Dàn ý ( như tiết viết bài 104,105)
*Chú ý:
-Bố cục: 3 phần, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, dẫn chứng chính xác, khoa học.
-Nội dung văn bản cần nêu được một số vấn đề sau:
+ Đất nươc có nhiều tấm gương HS nghèo vượt khó trong học tập. Đó là những con người đầy nghị lực, gương sáng cho bao lớp thanh niên.
+Nêu gương sáng xưa nay( Mạc Đĩnh Chi, Nguỹen Ngọc Ký, Nguyễn Việt Hoàng)
+Suy nghĩ của bản thân( yêu mến, khâm phục, tự hào; các bài học về lòng tự trọng, quả cảm, tính kiên trì; phấn đấu học tập rèn luyện)
 B. Đề bài (9A). Đề số 02 : 
 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra ngoài đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi trong lớp học, ngoài sân trường,đi ngoài đường,thậm chí ngồi bên hồ dù là đẹp người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mìn
II. Dàn ý ( như tiết viết bài 104,105)
+ Đặt tên cho hiện tượng ấy VD “ Những thói quen xấu” hoặc “ Những thói quen cần phê phán”...
Mở bài : - Giới thiệu cùng với sự phát triển của xã hội ,hình thành nhiều thói quen tốt ( làm việc đúng giờ,văn hóa giao thông,..)bên cạnh đó hình thành thói quen xấu mà vứt rác bừa bãi là một ví dụ.
 Giải quyết vấn đề
+ Thế nào gọi là thói quen xấu 
 + Giải thích nguyên nhân dấn đến hình thành thói quen xấu.(D/c)
 + Tác hại ( D/c)
 +Giải pháp khắc phục ( hiện tại và tương lai)
Kết bài 
Đánh giá khái quát , rút ra bài học cho bản thân, cộng đồng xã hội
*Biểu điểm:
+MB: 1,5 điểm
+TB: 7 điểm( Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục ,giải pháp đề xuất có tính khả thi)
+KB: 1,5 điểm.
- Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm , ưu tiên bài sáng tạo,mạch lạc.
 4. Củng cố:(4')
- Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
 5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn lại thể loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội
 Tổ chuyên môn
 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 Van 9.doc