Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25 đến tuần 29

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25 đến tuần 29

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời.

- Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ và giọng điệu của bài thơ.

B. Chuẩn bị :

 Giáo viên chuẩn bị giáo án.

 Học sinh soạn bài mới.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định:

2. Bài cũ :

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.

 Nêu nội dung chính của bài thơ.

 

doc 51 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 25
TIẾT : 116
NS : 22 – 2 – 2009 
NG : 24 – 2 – 2009 
Bài 23
Văn bản
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời.
- Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ và giọng điệu của bài thơ.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên chuẩn bị giáo án. 
 Học sinh soạn bài mới.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.
 Nêu nội dung chính của bài thơ.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
- Học sinh đọc chú thích về tác giả tác phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn kĩ về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ : Đoạn 1 : Tha thiết, trìu mến
 Đoạn 2, 3 : Nhanh, hối hả
 Đoạn 4, 5, 6 : Trầm lắng, tha thiết
* Hoạt động 2 :
- Học sinh đọc lại bài thơ.
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự như thế nào ?
=> Cảm xúc về thiên nhiên đất nước -> suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ.
- Nêu bố cục của bài thơ.
 Chia làm 3 phần :
=> Mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
* Hoạt động 3 : HDHS phân tích
- Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước được khắc hoạ như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh ?
=> Nền : màu xanh
 (có thể là sông Hương, hoa súng, lục bình
-> Chim là bạn của nhà nông, sự yên bình của làng quê. 
-> Lộc : Vẻ đẹp của mùa xuân, sức sống mãnh liệt của đất nước.
-> Người lính mang theo sức sống của mùa xuân trên lưng.
-> Người lao động : đem mồ hôi và sức lao động làm nên màu xanh cho ruộng đồng, quê hương
-> Tiếng chim là khúc nhạc của làng quê
- Cho học sinh phân tích cái hay của hai câu thơ đầu ?
=> Đảo trật tự cú pháp => nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh bông hoa giữa dòng sông.
- Không gian của bức tranh mùa xuân ở đây như thế nào ?
=> Không gian cao rộng, thoáng đãng (dòng sông, mặt đất, bầu trời)
- Giáo viên giảng về truyền thống của đất nước : lịch sử 4000 năm, dù gặp nhiều vất vả, gian lao vẫn cứ đi lên.
- Trước khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên như vậy tác giả có cảm xúc gì ?
=>Giáo viên giảng về cách hiểu hai câu thơ trên.
 - Giọt mưa xuân, sương long lanh trên ngọn cỏ.
 - Giọt âm thanh tiếng chim.
 => Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác – xúc giác)
- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước mạch thơ chuyển sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của tác giả trước mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên.
- Điều tâm niệm của nhà thơ ở đây là gì?
- Tâm niệm ấy được thể hiện bằng những hình ảnh nào và nét đặc sắc là gì?
=> Tâm niệm chân thành của nhà thơ sống là để cống hiến, không phô trương, không ồn ào mà đó là cống hiến lặng lẽ. Dâng: cho mà không nhận lại.
-> Chim: góp giọng hót cho đời
 Hoa: tô điểm cho mùa xuân: màu sắc, hương thơm.
-> Giáo viên giảng về sự chuyển đổi “tôi” sang “ta” (nguyện ước riêng -> chung)
* Hoạt động 4 :
- Nét đặc sắc nghệ thuật ?
- Học sinh nêu cách hiểu nhan đề bài thơ.
* Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò 
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- Dặn học sinh học bài cũ và chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản : 
1. Tác giả :
 (sgk) 
2. Tác phẩm :
 (sgk) 
3. Bố cục của bài thơ : ca làm 3 phần :
- 3 khổ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- 2 khổ thơ tiếp : Ước nguyện của nhà thơ.
- Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương.
II. Phân tích : 
1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước :
* Hình ảnh, màu sắc :
- Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím.
- Con chim chiền chiện (chim sơn ca).
- Lộc giắt quanh lưng.
- Lộc trải dài nương mạ.
- Người cầm súng : chiến đấu
- Người ra đồng : lao động sản xuất.
* Âm thanh :
Tiếng chim chiền chiện hót vang.
=> Bức tranh mùa xuân đẹp, trong trẻo, thanh bình. 
* Cảm xúc của tác giả :
Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân 
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
-> Cử chỉ tao nhã, đáng yêu (dang rộng vòng tay trân trọng, nâng niu đón nhận mùa xuân)
2. Tâm niệm của nhà thơ :
- Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến một phần nhỏ sức lực của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. 
- Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh rất giản dị, gần gũi, tự nhiên.
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến
III. Tổng kết :
Nghệ thuật :
- Thể thơ năm chữ.
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị.
- Cấu tứ chặt chẽ.
- Giọng điệu đúng tâm trạng.
- Biện pháp nghệ thuật đa dạng (điệp ngữ, ẩn dụ, đảo trật tự cú pháp, hoán dụ, so sánh...)
* Ghi nhớ :
 (sgk) 
TUẦN: 25
TIẾT : 117
NS : 23 – 2 – 2009 
NG : 25 – 2 – 2009 
Bài 23
Văn bản
VIẾNG LĂNG BÁC
 (Viễn Phương)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Cảm nhận được niềm xúc động, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ về giọng điệu, hình ảnh , ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên chuẩn bị giáo án. 
 Học sinh soạn bài mới.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
 Nêu nội dung chính của bài thơ.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: 
- Học sinh đọc chú thích tìm hiểu về tác giả.
- Giáo viên nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Học sinh đọc bài thơ. 
 Giọng điệu: trang trọng, tha thiết.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc lại bài thơ.
- Học sinh thảo luận tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.
=> Thương nhớ kính trọng Bác.
 Bài thơ được viết theo mạch thời gian: Ra thăm lăng mà nghĩ đến lúc bịn rịn chia tay.
- Cảnh trong bài được miêu tả theo trình tự như thế nào?
=> Từ xa đến gần: Theo cuộc vào thăm viếng lăng Bác.
=> Ngoại cảnh: chấm phá vài nét: hàng tre, dòng người.
=> Chủ yếu là cảm xúc.
- Cho học sinh phát hiện và phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ biểu hiện qua các khổ.
- Câu thơ đầu là lời thông báo nhưng cũng gợi ra tâm trạng của tác giả. Đó là tâm trạng gì?
- Cho học sinh phân tích hình ảnh “hàng tre”.
=> Nghệ thuật ẩn dụ
 Cho học sinh lấy ví dụ về cây tre của Thép Mới.
- Hình ảnh hàng tre được lặp lại ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được thể hiện trọn vẹn.
- Giáo viên đọc lại khổ thơ.
- Phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đầu.
VD: Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
 Mà đế quốc là loài dơi hoảng hốt
 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
 (Tố Hữu)
- Hình ảnh gây ấn tượng tiếp theo là hình ảnh gì?
=> Hình ảnh ẩn dụ
- Hai câu thơ diễn tả khung cảnh trong lăng như thế nào?
=> Không gian ở trong lăng.
- Hình ảnh vầng trăng, trời xanh được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
=> Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Nỗi đau của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
=> Dù Bác vẫn còn mãi nhưng không thể không xót xa vì sự ra đi của Người.
- Khổ thơ thứ tư diễn tả điều gì?
 Nghệ thuật thể hiện?
- Giáo viên quay lại hình ảnh hàng tre:
 Trung: dân
 Hiếu: cha
* Hoạt động 3:
- Giọng điệu bài thơ có gì nổi bật?
- Thể thơ?
=> Xen lẫn câu 7 chữ và câu 9 chữ
- Gieo vần?
=> Có khi vần liền có khi vần cách.
- Hình ảnh?
* Hoạt động 4:
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh đọc những đoạn thơ có nói về việc viếng thăm Bác:
 Anh dắt em vào cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa...
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
- Dặn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản : 
1. Tác giả:
 (sgk) 
2. Tác phẩm:
 (sgk) 
II. Phân tích : 
1. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng ăng Bác:
a. Khổ thơ đầu:
- Cách xưng hô: Con
=> Xúc động sau bao năm mong mỏi.
- Cây tre: Hình ảnh thân thuộc của làng quê VN, biểu tượng của dân tộc: bền bỉ, kiên cường.
=> Bác luôn sống mãi giữa tấm lòng của làng quê.
b. Khổ thơ thứ 2:
- Mặt trời: Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác.
- Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân: Thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
c. Khổ thơ thứ 3:
Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng: Đó là sự yên tĩnh trang nghiêm.
- Vầng trăng: Tâm hồn cao đẹp của Bác.
- Trời xanh: Hình ảnh Bác.
=> Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.
d. Khổ thơ thứ 4:
Diễn tả tâm trạng lưu luyến và mong ước của nhà thơ.
2. Nghệ thuật của bài thơ:
- Giọng điệu: Phù hợp với tình cảm, cảm xúc: trang nghiêm, tha thiết, đau xót, tự hào.
- Thể thơ: 8 chữ
- Nhịp điệu: Chậm, thể hiện tâm trạng.
- Hình ảnh: Có nhiều sáng tạo, kết hợp cả thực và biểu tượng, vừa quen thuộc vừa gần gũi, vừa sâu sắc vừa có giá trị biểu cảm cao.
III. Ghi nhớ:
 (sgk) 
TUẦN: 25
TIẾT : 118
NS : 25 – 2 – 2009 
NG : 28 – 2 – 2009 
Bài 23
Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để có cơ sở tiếp thu rèn luyện tốt kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên chuẩn bị giáo án.
 Học sinh soạn bài mới.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chú ý mục: Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài văn.
- Vấn đề nghị luận của bài văn này là gì?
(Giáo viên giảng: Vấn đề là tư tưởng cốt lõi chủ đề của một bài văn nghị luận. Chính vấn đề nghị luận là mạch ngầm làm nên tính thống nhất chặt chẽ của bài văn)
- Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho bài văn.
=> Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
=> Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
- Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào?
 Học sinh tìm những câu nêu hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
- Để khẳng định luận điểm, người viết đã lập luận như thế nào?
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên củng cố tiết học qua ghi nhớ.
* Hoạt động 4:
- Học sinh đọc đoạn văn trong sgk.
- Văn bản nghị luận vấn đề gì?
- Câu văn nào mang luận điểm của văn bản? 
- Tác giả tập trung vào phân tích nội tâm hay hành động của nhân vật Lão Hạc? Tại sao?
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh về nhà học bài cũ.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Văn bản: (sgk) 
- Vấn đề nghị luận của bài văn:
Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- Luận điểm được thể hiện qua những câu văn:
+ Dù miêu tả ... phai mờ.
=> Nêu vấn đề nghị luận.
+ Trước tiên ... của mình.
=> Câu chủ đề nêu luận điểm.
+  ...  từ địa phương vì người đọc không chỉ là người địa phương đó.
TUẦN: 28
TIẾT : 134-135
NS :
NG :
BÀI VIẾT SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh 
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng khi làm bài viết số 7.
- Có những cảm nhận, suy nghĩ và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh ... trong quá trình làm bài.
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung.
B. Chuẩn bị :
 Đề bài cho học sinh làm kiểm tra.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
Đề bài:
 Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải:
“Ta làm con chim hót
... Dù là khi tóc bạc.”
ĐÁP ÁN
- Yêu cầu về nội dung và nghệ thuật:
+ Tập trung để làm nổi bật nguyện ước muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của dân tộc.
+ Đó là sự khiêm nhường, lặng lẽ, hiến dâng.
+ Nghệ thuật: Điệp ngữ, hoán dụ
 Khai thác ý nghĩa của từ “dâng” và “ta”
-Yêu cầu về hình thức:
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Lời văn gợi cảm.
* Hoạt động 1:
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
* Hoạt động 2: 
- Học sinh viết bài.
- Giáo viên thu bài về chấm.
* Hoạt động 3: 
Dặn học sinh soạn bài “Bến Quê”.
TUẦN: 29
TIẾT : 136
NS :
NG :
Bài 27
Văn bản hướng dẫn đọc thêm
BẾN QUÊ
 (Nguyễn Minh Châu)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh 
Cảm nhận được ý nghĩa triết lí về cuộc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện. Thấy và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
B. Chuẩn bị :
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc chú thích tìm hiểu một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Học sinh đọc văn bản.
* Hoạt động 2:
- Tình huống truyện là gì?
 Tác dụng của nó?
Tình huống truyện là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện.
Hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề của câu chuyện.
Góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
- Trong tác phẩm này, nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
 Học sinh thảo luận.
- Cảnh vật được miêu tả theo trình tự như thế nào? 
 Qua cảm nhận của ai?
 Tác dụng của trình tự miêu tả ấy?
- Cho học sinh tình những câu văn tả cảnh vật ấy.
- Vì sao anh lại khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông?
 Điều đó có ý nghĩa gì?
- Anh nhờ cậu con trai sang sông đề làm gì?
- Ước vọng đó của anh có thành công không?
 Vì sao?
- Từ đó anh rút ra quy luật gì trong cuộc đời của con người?
- Hành động cuối cùng của Nhĩ có ý nghĩa gì?
=> Giục cậu con trai nhanh chân cho kịp chuyến đò.
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản: 
 (sgk) 
II. Phân tích: 
1. Tình huống truyện:
- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ:
Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân không thể tự mình di chuyển được.
- Tình huống:
+ Anh đã đi khắp nơi nhưng cuối đời lại nằm một chỗ vì căn bệnh hiểm nghèo.
+ Anh phát hiện vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông nơi anh chưa và không thể đặt chân đến được. Anh nhờ con thực hiện giúp mình nhưng cậu con lại lỡ chuyến đò.
=> Cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường.
=> Tình huống truyện mang tính chất nghịch lí.
2. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ:
- Cảnh vật được miêu tả qua tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa. => Không gian rộng và sâu.
 Hoa bằng lăng -> sông Hồng -> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
- Anh nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi -> khao khát muốn đặt chân lên đó. => Đó là sự thức tỉnh của những giá trị bình thường, bền vững.
=> Anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng la cà, chùng chình ở những cái vô bổ để vương đến những giá trị đích thực của cuộc đời (rất giản dị và gần gũi)
* Ghi nhớ: (sgk) 
TUẦN: 29
TIẾT : 137-138
NS :
NG :
Bài 27
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Thông qua các tài liệu thực tế, giúp học sinh hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kì II.
B. Chuẩn bị :
Kiến thức các tiết Tiếng Việt trước.
Bảng phụ trình bày bài tập.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
- Giáo viên đọc bài tập 1.
- Học sinh thảo luận làm bài tập 1. Chia 2 nhóm lên trình bày bảng thống kê. Các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Học sinh viết đoạn văn.
 Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
 Giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh tìm các thành phần biệt lập trong đoạn văn bên.
 => Phụ chú: Cuộc đời vốn rất ....
 => Tình thái: Hình như
 => Khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy
 => Cảm thán: Tiếc thay
* Hoạt động 2:
- Giáo viên lưu ý học sinh: Liên kết câu và liên kết đoạn văn giống nhau, chỗ khác nhau chỉ là hai câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay nằm trong hai đoạn văn khác nhau.
- Ch 3 học sinh lên bảng làm 3 bài tập a, b, c.
- Cho học sinh làm bài tập 3 – sgk.
Học sinh tìm sự liên kết về các câu trong đoạn văn viết ở phần trước.
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc câu chuyện.
- Học sinh tìm hàm ý trong câu chuyện qua lời nói của người ăn xin.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi số 2 – sgk.
 Học sinh trình bày trước lớp.
 Học sinh khác nhận xét.
 Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 4:
Giáo viên lấy ví dụ về liên kết câu cho học sinh làm bài tập.
=> Đáp án
1. Lặp: anh
Thế: Lũ trẻ choai chai ấy -> 40 học trò.
2. Lặp: Tiếng hát
3. Lặp: Bà ấy
4. Lặp: Cười
 Nối: Nhưng
 Thế: Tác giả “Bên kia sông Đuống”
 -> Hoàng Cầm 
 Ông -> Hoàng Cầm
 Nghệ sĩ tài hoa -> Hoàng Cầm
* Hoạt động 5:
Dặn học sinh chuẩn bị tiết luyện nói văn nghị luận.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1. Bài 1:
Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
phụ chú
(a)
Xây cái lăng ấy
(b)
Dường như
(d)
Vất vả quá
(d)
Thưa ông
(c)
Những người ... như vậy
2. Bài 2:
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mê mải kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, họ mới nhận ra rằng, gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về cõi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình...
II. Liên kết câu và liên kết đoạn:
1. Bài 1:
Bảng thống kê:
Phép liên kết
Phép lặp
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Phép thế
Phép nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé
Nó
Thế
Nhưng
Nhưng rồi
Và
III. Nghĩa tường minh, hàm ý:
1. Bài 1:
“Ở dưới đấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi!”
=> Địa ngục là chỗ của những kẻ keo kiệt như ông.
2. Bài 2:
a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
=> Đội bóng chơi không hay.
=> Tôi không muốn bình luận về việc này.
b. Tớ báo cho Chi rồi.
=> Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
=> Cố ý vi phạm phương châm về lượng.
* Bài tập bổ sung về liên kết câu:
1. Lớp anh có chưa đầy 40 học trò. Lũ trẻ choai choai ấy khiến anh vừa yêu quý vừa sợ hãi.
2. Tiếng hát của các em lan xa trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.
3. Mà bà ấy lại giàu mới rầy rà chứ. Nhà, bà ấy có hàng dãy ở phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở quê.
4. Hoàng Cầm nổi tiếng được nhiều người mến mộ. Tác giả của “Bên kia sông Đuống” hay tủm tỉm cười lắm. Không hiểu ông cười ai hay cười chính bản thân mình. Nhưng tôi đoán nghệ sĩ tài hoa này đang cười cái đa tình của các thi sĩ đấy.
TUẦN: 29
TIẾT : 139-140
NS :
NG :
Bài 27
LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tích hợp với kiến thức văn và tiếng việt.
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
B. Chuẩn bị :
- Giáo án.
- Các bài thơ liên quan đến chủ đề.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2:
- Kiểu bài nghị luận?
- Vấn đề cần nghị luận?
- Cách nghị luận?
- Học sinh tìm ý chính bài viết?
* Hoạt động 3:
- Hướng dẫn học sinh luyện nói.
- Em sẽ dẫn vào bài như thế nào?
 Học sinh thảo luận nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
- Nội dung nói là gì?
 Học sinh thảo luận nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 4:
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh qua tiết luyện nói.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời. Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
- Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu.
- Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối vứi bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong văn thơ.
- Tình yêu quê hương nói riêng trong bài thơ “Bếp lửa”.
3. Lập dàn ý thực hành:
a. Dẫn vào bài:
- Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình trong văn thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Một người cháu xa nhà nhớ về bà với cuộc sống lam lũ, giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu.
- Bằng Việt nổi tiếng những năm 60, thơ của ông thiên về tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ mà bài thơ “Bếp lửa” là thành công nhất.
b. Nội dung nói:
- Hình ảnh đầu tiên tái hiện: Bếp lửa ở làng quê Việt Nam.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
- Hình ảnh tiếp theo:
+ Kỉ niệm tuổi thơ:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
+ Kỉ niệm bên bếp lửa gắn với hình ảnh làng quê:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đòng xa...”
- Hình ảnh bếp lửa gắn với những biến cố của đất nước và ngọn lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng niềm tin.
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niền tin dai dẳng...”
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương,đất nước: Bà vừa là người nhen lửa, vừa là người giữ lửa.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm...”
- Tình cảm của cháu dành cho bà khi cháu đã đi xa:
“Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu.
Có lửa trăm nhà niền vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25-29.doc