Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 26 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 26 năm 2010

Văn bản

 MÂY VÀ SÓNG

 (R.Ta-go)

A. Mục tiêu bài dạy :

- Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và XD hình ảnh thiên nhiên.

- Tích hợp với với các văn bản viết về tình mẫu tử " Con cò "

- Gáo dục tình yêu thương con người ,tình mẫu tử.

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi).

B. Chuẩn bị:

 1. Thầy :Soạn giáo án điện tử .

 2. Trò : Soạn bài

C.Tiến trình tổ chức bài học:

1. Tổ chức lớp: (1')

2. Kiểm tra bài cũ(1)

- Đọc thuộc bài thơ" Nói với con" đặt mình vào hoàn cảnh của người con trong bài thơ em sẽ trả lời cha như thế nào?

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 26 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 126. Văn bản
 Soạn :11/03/2010
 Dạy  :
Văn bản
 mây và sóng
 (R.Ta-go) 
A. Mục tiêu bài dạy :
- Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và XD hình ảnh thiên nhiên.
- Tích hợp với với các văn bản viết về tình mẫu tử " Con cò "
- Gáo dục tình yêu thương con người ,tình mẫu tử.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi).
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy :Soạn giáo án điện tử .
 2. Trò : Soạn bài
C.Tiến trình tổ chức bài học:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ(1)
- Đọc thuộc bài thơ" Nói với con" đặt mình vào hoàn cảnh của người con trong bài thơ em sẽ trả lời cha như thế nào?
 3. Bài mới(40’)
 Hoạt động cảu Thầy và trò
 Nội dung.
 ?Em hiểu gì về tác giả R.Ta-go?
Gv: Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc ở bang Ben-gan thủ đô Can - cút - ta ấn Độ,Ta -go làm thơ từ rất sớm và hoạt động chính trị,ngoài làm thơ ông còn viết truyện ,bút kí ...
- thơ Ta-go chủ yếu viết về tình cảm gia đìnhvà tinh thần nhân văn sâu sắc.Từ 1902 - 1907 mất 5người thân (vợ,con, gái thứ 2, cha , anhtrai,và con trai cả ) phải chăng đó cũng là đề tài khiến thơ Ta-go chan chứa tình yêu thương.
?Nêu xuất xứ tác phẩm ?
? Bài thơ có điểm gì đặc biệt?
- Giới thiệu cách đọc: giọng thay đổi và phân biệt giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại , 2 câu cuối đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
- Kiểm tra việc đọc chú thích
?Tìm bố cục bài thơ?
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
? Có mấy lời hỏi gọi và lời đáp trong từng phần đối thoại ?
HS: 2 lời mời gọi của mây và những người trong sóng.
? Mây nói gì với em bé?Thế giới của họ có gì hấp dẫn?
? Còn thế giới của sóng có gì kì diệu?
? Nghệ thuật ?
? Thế giới ấy là thế giới nào mà hấp dẫn đến vậy?
GV; Thế giới của cổ tích là thế giới mà em bé nào chẳng mơ được đắm mình,với những trò chơi phù hợp với tâm lí của trẻ.
?Nhưng em bé đã nói với Mây và Sóng những gì?
 HS : Con hỏi Làm thế nào lên đó được.
? Câu hỏi này chứng tỏ em bé có muốn đi hay khôngây
HS: Vì em cũng bị cuốn hút....
? Tại sao em bé không từ chối ngay từ đầu?
 Hs: Từ chối ngay thì lo-gíc sự việc sẽ thiếu chân thực vì em bé nào chẳng ham chơi....
? Điều gì đã giúp em bé từ chối lời mời gọi ấy?
GV :Thế giới của họ hứa hẹn nhiều điều kì diệu. Vậy mà bé vấn từ chối vì mẹ thân yêu mình dù không phải không phải không băn khoăn, nuối tiếc.
? Thuật lại từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây, sóng?
? Đặc điểm và ý nghĩa của những trò chơi đó là gì?
Gv: Hai mẹ con cùng chơi những trò chơi mà mây và sóng đã rủ rê và con không bao giờ phải mẹ vì con ôm lấy trăng,lăn voà lòng mẹ
và tình mẫu tử có ở khắp thế gian.'
? Có thể hiểu hình ảnh trăng mây có ý nghĩa như thế nào nữa ?
? Bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm và liên tưởng đến điều gì
I.giới thiệu chung 
 1. Tác giả 
- R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn độ.Năm 1913 nhận giải Nô-ben văn học.
- Tác phẩm chính : 42 vở kịch,52 tập thơ
12 bộ tiểut thuyết ,100 truyện ngắn,1500 bức hoạ và số lượng ca khúc nổi tiếng.
2. Tcá phẩm
- Đây là một bài thơ văn xuôi .
- in trong tập thơ "Si - su" (trẻ thơ) 1909 và dịch ra tiếng Anh 1915. 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích 
2. Bố cục: 2 phần
F1: Lời mời gọi của những người trên mây ,trong sóng.
F2 : Lời chối từ của em bé và trò chơi mà em bé nghĩ ra.
3. Phân tích:
a. Lời mời gọi của những người sống trên mây,trong sóng. 
+ Mây: Bon tớ chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc chiều tà.Bon tớ chơi với bình minh vàng,bọn tớ chơi vớivầng trăng bạc.
- Hãy đến tận cùng trái đất,đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.
+ Sóng : Bọn ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn ,bọn tơ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao"
- Hãy đến rìa biển cả,nhắm nghiền mắt lại ...đi
=>NT: Đối thoại
=> Là thế giới thần tiên,kì diệu và vô cùng hấp dẫn,có những trò chơi mà bé rất thích.
b. Lời chối từ của em bé.
- Con hỏi " Nhưng làm thế nào mình có thể lên đó đượcâ".
- Con hỏi " Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được".
=> Chứng tỏ sự lưỡng lự trong suy nghĩ của em bé bởi sự hấp dẫn của thế giới ấy -> Hợp tâm lí trẻ thơ.
- Mẹ mình .....làm sao có thể rời mẹ mà đi được
- Buổi chiều mẹ luôn mình ở nhà ... được.
=>Tình yêu thương đã thắng lời mời gọi của những người trên mây ,trong sóng. Tình cảm của em bé thật sâu nặng
b. Trò chơi của em bé 
 Con Mẹ
 mây trăng (hiền hoà)
 sóng bờ (bao dung)
=>Trò chơi sáng tạo và có niềm hạnh phúc vô biên bởi sự hòa hợp thương yêu của 2 mẹ con giữa thiên nhiên vũ trụ. 
=> Hạnh phúc không ở nơi xa xôi bí ẩn nào mà do chính con người tạo ra
III. Luyện tập 
? Bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm và liên tưởng đến điều gì
- Con người thường gặp những cám dỗ và quyến rũ, phải biết khước từ chúng.
- hạnh phúc do ai ban cho mà do chính con người tạo dựng.
4. Củng cố:(2')
 - Nêu ghi nhớ của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng bài thơ, nẵm được nội dung ghi nhớ.
- Soạn bài ''Ôn tập về thơ''.
Tiết 127. Văn bản
Soạn : 11/03/2010
 Dạy  :
 ôn tập về thơ
A. Mục tiêu bài dạy :
- Học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN trong NV9.
- Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình NV9 và các lớp dưới.
- Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau CM tháng 8 1945.
- Tích hợp với các bài thơ đã học và lập bảng thống kê 
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Soạn giáo án điện tử 
 2. Trò : Chuẩn bị 
C.Tiến trình tổ chức bài học:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ(1)
(kiểm tra sự chuẩn bị và thống kê của học sinh)
 3. Bài mới(40’)
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung 
Câu 1: Lập bản thống kê:
Stt
Tên BT
Tác giả 
Năm ST
Thể thơ
Tóm tắt nội dung 
Đặc sắc NT
1
Đ/chí
C. Hữu
1948
tự do
- Cơ sở hình thành tình đ/c; biểu hiện của tình đ/c, biểu tượng giàu chất thơ .
- Chi tiết, ngôn từ, hình ảnh chân thực, giản dị
2
Bài thơ về TĐ xe không kính
P.T. Duật
1969
tự do
- Qua hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, tác giả khắc học hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong k/c chống Mĩ.
- Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu khỏe khoắn.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
- Bức tranh đẹp, tráng lệ về thiên nhiên, con người lao động trên biển.
- h/a đẹp, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng âm hưởng khẻo khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7, 8 chữ
- Những kỉ niệm xúc động về bà, tình bà cháu .
-biểu cảm + miêu tả+ b/ luận
-Sáng tạo hình ảnh bếp lửa 
5
Khúc hát ru
Nguyễn Khoa Điềm
1971
chủ yếu 8 chữ
- Người mẹ Tà ôi yêu con gắn với lòng yêu nước, tinh thân chiến đấu và khát vọng về tương lai
-Hình ảnh bình dị giàu ý nghĩa biểu trưng, giọng điệu chân thành .
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
- Từ ánh trăng thành phố gợi lại những năm tháng người lính gắn với TN, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa .
-Hình ảnh bình dị, giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
tự do
- Từ hình tượng con cò trong lời ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru .
-Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
5 chữ
- Cảm xúc trước m/x của TN và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành.
- Nhạc điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh đẹp giản dị, so sánh ẩn dụ.
9
Viếng lăng Bác
Viễn
Phương
1976
7, 8 chữ
- Lòng thành kính, xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ khi ra viếng Bác.
-Giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
sau 1977
5 chữ
- Biến chuyển của TN lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
-Hình ảnh được gợi tả bằng nhiều giác quan tinh tế, ngôn ngữ gợi cảm .
11
Nói với con
Y Phương
sau 1975 (1981)
tự do
- Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
- Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa sâu xa.
-Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử?
?Các tác phẩm đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh người VN như thế nào?
? Nhận xét về đặc điẻm chung và nhận xét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ?
- Khúc hát ru
- Con cò
- Mây và sóng.
? Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về TĐXKK, ánh trăng ?
? So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ?
- Đoàn thuyền đánh cá.
- ánh trăng
- MX nho nhỏ
- Con cò.
Câu 2
* - Chống Pháp (1945-1954): Đồng chí:
- Giai đoạn hòa bình sau kháng chiến chống Pháp (1954-1964): ĐTĐC, BL, Con cò
- Kháng chiến chống Mĩ: BT về TĐXKK, khúc hát ru
- Sau 1975: ánh trăng, MXNN, VL Bác, Nói với con, Sang thu.
* Các tác phẩm đã phản ánh:
- Đất nước con người trong 2 cuộc kháng chiến nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
- Công cuộc lđ, XD đất nước.
- Nội dung chính là thể hiện tâm hồn, tình cảm tư tưởng con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:Tình yêu nước, yêu quê hương,tình đ/c, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác Hồ những tình cảm gần gũi bền chặt của con người.
 Câu 3 
* Đặc điểm chung: 3 bài đều đề cập đến tình mẹ con thắm thiết thiêng lieng.
 Cách thể hiện của 2 bài đầu có đặc điểm gần gũi: dùng điệu ru, lời ru của người mẹ.
* Đặc điểm riêng biệt:
- Khúc hát ru ...: tình yêu con thống nhất với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ.
- Con cò: khai thác, phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
- Mây và sóng: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên của bé với mẹ tình yêu mẹ. 4. 
Câu 4
* 3 bài đều viết về người lính CM với vẻ đệp trong tính cách và tâm hồn họ.
 - Đồng chí: người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân. Tình đ/c hình thành trên cơ sở chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, cùng chung lí tưởng. 
- Bài thơ về TĐXKK: khắc học người chiến sĩ lái xe dũng cảm, lq trong k/c chống Mĩ.
- ánh trăng: suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống trong hòa bình, nhắc nhở đạo lí nghĩa tình, thủy chung.
Câu 5 
+ Đồng chí: bút pháp hiện thực, hình ảnh cuối bài đẹp mang ý nghĩa biểu tượng
+ ĐTĐC: bút pháp tượng trưng, phóng đại với những liên tưởng, so sánh, tưởng tượng.
+ BT về TĐXKK: bút pháp hiện thực, miêu tả chi tiết.
+ ánh trăng: tuy có nhiều h/a chi tiết thực, bình dị nhưng lại có ý/n khái quát biểu tượng.
4. Củng cố:(2')
 - Nhắc lại những bài thơ hiện đại đã ôn.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Làm câu 6
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45'
Tiết 128. Tiếng Việt 
Soạn : 11/03/2010
 Dạy  : ... ch hợp với tiết 123 về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Soạn giáo án
 2. Trò : Chuẩn bị bài .
 C.Tiến trình tổ chức bài học:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ(4) 
 2.1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ?
 2.2. Câu được gạch chân sau chứa hàm ý gì ?
 Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào, thầy nghiêm nghị :
 - Em xem bây giờ mấy giờ rồi ?
A. Trách học sinh đó không mang đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó đi muộn mấy phút.
C.Phê bình học sinh đố đi học không đúng giờ.
D. Hỏi học sinh xem bây giờ là mấy giờ.
 Đáp án : C
3. Bài mới(35’)
 Hoạt động củ Thầy và trò
 Nội dung
 Gọi học sinh đọc ví dụ trong sgk
? Nêu hàm ý của những câu in đậm?
?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng ra với con mà phải dùng hàm ý?
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết điều kiện sử dụng hàm ý?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
Gv: Kể câu chuyện cười về anh chồng đi chăn một đàn bò mười con...
? Người nghe có hiểu hàm ý người nói không?
 ? Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó?
?Hàm ý bé Thu dùng để làm gì?
Hs: nhờ vả...
? Hàm ý có thành công?
? Hãy điền những dự kiến về công việc ngày mai vào đoạn thoại? 
I. Điều kiện sử dụng hàm ý 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
+ Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là: sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.
=> Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
+ Câu nói thứ 2 của chị Dậu có hàm ý là : Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài. 
=> Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự ''giẫy này'' và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí ''U bán con thật đấy ư?'' cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
- Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy, vì chính chi cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút ''lừa dối'' cái Tí.
3. Kết luận:
* Hai điều kiện:
- Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
 * ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a. - Người nói là anh TN, người nghe là ông họa sĩ và cô gái. Hàm ý của câu in đậm là ''Mời bác và cô vào uống nước''
=> 2 người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết ''Ông theo liền anh TN vào trong nhà'' và ''ngồi xuống ghế'' cho biết điều này.
b. - Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước). Hàm ý của câu in đậm là : chúng tôi không thể cho được.
=> Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng ''Thật là càng giàu có càng không dám dời 1 đồng xu! Càng không dám dời 1 đồng xu lại càng giàu có!''
c. Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn thư
- Hàm ý trong câu thứ nhất là mát mẻ, giễu cợt: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư?
- Hàm ý của câu in đậm thữ 2 là : Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng''. Hoạn Thư hiểu hàm ý đó cho lên hồn lạc ...
2. Bài tập 2: 
- Hàm ý là chắt dùm nước để cơm khỏi nhão. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ 2 này có thêm yếu tố thời gian bức bách. Việc sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu không cộng tác, vờ như không nghe, không hiểu.
3. Bài tập 3: 
- có thể nêu việc phải làm vào ngày mai.
4. Bài tập 4: qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
5. Bài tập 5: hàm ý mời mọc là 2 câu đầu, hàm ý từ chối là 2 câu ''Mẹ mình ... đến được?''
- Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?'' hoặc ''Chơi với bọn tớ thích lắm đấy''.
4. Củng cố:(2')
- Nhắc lại ghi nhớ của bài
 5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4, 5 (viết trình bày vào vở qua việc chữa miệng kể trên)
Tiết 129. Văn bản 
Soạn : 11/03/2010
 Dạy  :
kiểm tra văn (phần thơ)
A. Mục tiêu bài kiểmt tra :
 - Học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại VN trong chương trình Ngữ văn 9, học kì II.
- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn) . Học sinh cần huy động được những tri thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Soạn giáo án
 2. Trò : Ôn tập 
 C.Tiến trình tổ chức bài học:
 1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra 
 Phần I: Trắc nghiệm: Đề bài: (9B)
1. Điền các thông tin đúng vào bảng sau: (1.5)
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Con cò
Mùa xuân nho nhỏ
Viếng lăng Bác
Sang thu
Nói với con
 2. Hãy chọn những đáp án đúng:(0.5đ)
 Giọt long lanh trong bài ''Mùa xuân nho nhỏ'' là giọt gì ?
A. Mưa xuân
B. Sương sớm
C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện
D. Tưởng tượng của nhà thơ.
Phần II: Tự luận:
1. (3.0đ)	''Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim''
 Nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai dòng thơ trên, nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ấy?
2. (5đ) Phân tích hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ ''Con cò'':
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Phần I: Trắc nghiệm: Đề bài: (9A)
1. Điền các thông tin đúng vào bảng sau: (1.5đ)
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Con cò
Mùa xuân nho nhỏ
Viếng lăng Bác
Sang thu
Nói với con
 2. Hãy chọn những đáp án đúng: (0.5đ)
 Giọt long lanh trong bài ''Mùa xuân nho nhỏ'' là giọt gì ?
A. Mưa xuân
B. Sương sớm
C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện
D. Tưởng tượng của nhà thơ.
Phần II: Tự luận:
1. (3đ	) Cảm nhận cái hay hai câu thơ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
2. (6đ)	Phân tích hai khổ đầu bài thơ “ Sang Thu” - Hữu Thỉnh
 - Đáp án : A. Trắc nghiệm Câu 1 ( 1.5đ)
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Con cò
Chế Lan Viên
 1962
 Tự do
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
 1980
 5 chữ
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
 1976
 Tám chữ
Sang thu
Hữu Thỉnh
 1977
 5 chữ
Nói với con
Y Phương
 in 45-85
 Tự do
2. Hãy chọn những đáp án đúng: (0.5đ)
 - Chọn C
 Phần II.
 9B: Câu 1: - Học sinh tổ chức thành một đoạn văn trong đó đạt được những ý sau
 + Biện pháp tu từ ẩn dụ : => Trời xanh liên tưởng hòa bình độc lập tự do đất nước mà bác đem lại.
 + Động từ mạnh “nhói” => Bộc lộ cảm xúc thiết tha,thành kính ...
 Câu 2: - Học sinh tổ chức thành đoạn văn
 - Khái quát một qui luật đời người : con dù lớn ,dù trưởng thành dù ở địa vị nào đi chăng nữa vẫn cần sự che chở của mẹ.
 - Khẳng định tình yêu con không bao giờ thay đổi,vượt qua cả thời gian và tuổi tác.
 9A: Câu 1: - Học sinh tổ chức rthành bài văn ngắn có đủ bố cục
+ Khổ 1. a.Khổ thơ đầu
- Bỗng, hình như: ngạc nhiên, ngỡ ngàng
- hương ổi, gió se, sương=> thu về – hình ảnh sự vật là đặc trưng của mùa thu vùng Bắc bộ.
- Cảm nhận nhạy bén, bất ngờ “bỗng nhận ra”, chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa bắt đầu từ ngọn gió se nhẹ, khô, hơi lạnh, mang theo hương ổi chua giòn đang độ chín.
 - Cảm nhận từ khứu giác(hương ổi) =>xúc giác(gió se)=>thị giác(sương)=>cảm nhận của lí trí(thu về)
-Nhân hoá ( Sương)- cảnh vật sống động, có hồn
 +Khổ 2 :
Dòng sông- dềnh dàng : mưa it dần 
Chim- vội vã : tránh rét nhân hóa
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu => gạch nối ân tình thu - hạ 
( dòng sông trôi êm ả, cánh chim vội vã trước hoàng hôn, đám mây còn vương lại làn nắng ấm áp của mùa hè)
 KL : Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị về cả không gian và thời gian ,hình ảnh mới lạ trong cảm nhận của tác giả. Mùa thu như tràn ra, hoà vào cảnh vật xung quanh. Cả đất trời như đang rùng mình thay áo mới.
 *Kết quả 
 Sĩ số
 Giỏi
 Khá 
 TB
 Yếu
9A ( 35 )
9B (32 )
 4. Củng cố:(')
 - Nhắc nhở ý thức làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà:(1’)
 -Tổng kết văn bản nhật dụng.
Tiết 130. Văn bản 
Soạn : 11/03/2010
 Dạy  :
trả bài tập làm văn số 6
 A. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập lại lí thuyếtvà kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : chấm, đánh giá bài của học sinh.
 2. Trò : xem lại cách viết bài nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
C.Tiến trình tổ chức bài học:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ( 4’) 
 - Nhắc lại cách làm bài nghị luận 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 2. Bài mới(37’)
1. Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong XH cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề, tìm hiểu yêu cầu của đề, phương pháp làm bài.
2. Lập dàn ý:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý, dựa vào dàn ý tự đối chiếu, so sánh và rút ra nhận xét cho bài của mình.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề khái quát: suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong XH cũ qua nhân vật chính Vũ Nương.
b. Thân bài:
- XHPK xưa tồn tại một chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ một cách cực đoan: ''Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô'', Vũ Nương lấy chồng không phải xuất phát từ tình yêu mà cuộc hôn nhân mang đậm tính chất mua bán.
- XHPK xưa tước đoạt tự do người phụ nữ bằng thứ luật tam tòng nghiệt ngã: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể tự định đoạt được hạnh phúc của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi: Vũ nương đã phải lấy người chồng đa nghi, hay ghen lại vô học. Nàng là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng chính người chồng mù quáng đã đẩy nàng đến cái chết oan uổng ...
- Lấy thêm dẫn chứng qua một số nhân vật khác.
 + Thúy Kiều
 + Thơ Hồ Xuân Hương
- Giá trị ( hiện thực , nhân đạo)
c. Kết bài:
- Khẳng định số phận đâu khổ của người phụ nữ trong XH cũ là do XHPK bất công.
- Liên hệ với XH ngày nay.
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Biết cách trình bày bài nghị luận một tác phẩm truyện (đoạn trích, đánh giá cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm)
- Xác định phương pháp làm bài tốt: suy nghĩ về thân phận người phụ nữ, biết liên hệ với các tác phẩm cùng chủ đề.
b. Nhược điểm:
- Một số em lạc sang trình bày suy nghĩ về phẩm chất của người phụ nữ, không bám sát yêu cầu của đề: thân phận của họ.
- Đa số 9B không trích dẫn dẫn chứng.
- Chưa nêu vấn đề yêu cầu phân tích ở mở bài.
- Có bài chưa đánh giá về nghệ thuật.
4. Đọc và bình những bài văn hay: 
5. Sửa lỗi trong bài:
*Kết quả 
 Sĩ số
 Giỏi
 Khá 
 TB
 Yếu
9A ( 35 )
9B (32 )
 4. Củng cố:(2')
 - Nhắc lại cách làm bài nghị luận văn chương.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn lại cách làm bài nghị luận văn học.
- Xem trước các đề bài viết số 7.
 Tổ chuyên môn
 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 van 9.doc