Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 28 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 28 năm 2010

BẾN QUÊ

 (Nguyễn Minh Châu)

A. Mục tiêu bài dạy:

 Bài học gồm 2 tiết ,tiết này học sinh nắm được.

- Sơ lược về tác giả , tác phẩm .

- Tóm tắt cốt truyện

- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

B. Chuẩn bị:

 1. Thầy : Soạn giáo án

 2. Trò : chuẩn bị bài

C.Tiến trình tổ chức bài học

 1. Tổ chức lớp: (1')

 2. Kiểm tra bài cũ :(4')

- Đọc bài''Mây và sóng''

- Nêu cảm nhận về đoạn thơ, hình ảnh thơ em thích.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 28 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Soạn: 26/03/2010
Tiết 136. Văn bản (Hướng dẫn đọc thêm) Dạy :
Bến quê 
 (Nguyễn Minh Châu) 
A. Mục tiêu bài dạy:
 Bài học gồm 2 tiết ,tiết này học sinh nắm được.
- Sơ lược về tác giả , tác phẩm . 
- Tóm tắt cốt truyện
- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Soạn giáo án 
 2. Trò : chuẩn bị bài
C.Tiến trình tổ chức bài học 
 1. Tổ chức lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
- Đọc bài''Mây và sóng''
- Nêu cảm nhận về đoạn thơ, hình ảnh thơ em thích.
3. Bài mới(35’)
" Bến quê "là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu bằng cốt truyện giản dị, xây dựng một tình huống nghịch lí nhưng cũng rất bình thường nhà văn đã phát hiện ra một chiều sâu của bao qui luật của cuộc sống " cái cuộc đời đa sự,con người đa đoan "
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
?Nêu vài nét sơ lược về tác giả NMC.
- TP chính: Dấu chân người lính
Mảnh trăng cuối rừng.
Từ sau 1975 (nhất từ 80) tìm tòi đổi mới về tư tưởng về nghệ thuật. Hàng loạt truyện ngắn của NMC gây xôn xao dư luận đặc biệt là kiểu nhân vật (Bến quê, Bức tranh) năm 2000 nhà nước tặng thưởng Hồ Chí Minh.
GV: Hướng dẫn cách học. Trầm buồn, suy tư, xúc động trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo. GV đọc - HS đọc
? Tóm tắt tác phẩm?
HS tóm tắt nội dung truyện
? Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật ấy ở vào hoàn cảnh nào?
? Trước hết tìm hiểu tình huống truyện?
? Thế nào là tình huống truyện?
GV: Một truyện ngắn thành công hay không nhờ tình huống truyện xây dựng như thế nào? (Lão Hạc, Sống chết mặc bay, Chiếc lược ngà)
? Anh Nhĩ ở vào hoàn cảnh ra sao?
GV: Liệt toàn thân, sinh hoạt nhờ vào vợ oái oăm trước đi nhiều nơi => cuối đời chưa đến vùng bên kia sông => gần gũi nhất.
? Trong văn học không ít nhân vật đặt tình huống này.
- Chiếc lá cuối cùng
- Tiếng gọi nơi hoang dã "Rô bin xơn ngoài đảo hoang"
? So sánh tình huống truỵên đó với truyện này
Trong cuộc sống có nhiều tình huống trớ trêu chỉ khi con người nhận ra ý nghĩa của sự sống mới thấy hết có những điều muốn mà không làm được => đổi mới văn học đi sâu phản ánh thế giới nội tâm con người.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu - Nghệ An là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mĩ, là nhà văn có những tìm tòi góp phần đổi mới văn học từ những năm 80 (thế kỉ XX) trở lại đây.
- TP chính: Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,chiếc thuyền ngoài xa.
2. Tác phẩm
- Trích từ truyện ngắn "Bến quê" in trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản 1985
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chung
* Đọc, chú thích, tóm tắt.
Truyện miêu tả nhân vật Nhĩ nằm trên giường bệnh đã lâu. Được vợ con chăm sóc tận tình, một sáng đầu thu Liên đỡ Nhĩ ngồi dậy. Nhìn qua cửa sổ ngắm những bông hoa bằng lăng và nhìn cảnh bãi bồi bên kia sông Hồng mà anh chưa hề sang thăm => Nhĩ thấy Liên hi sinh cuộc sống vì mình => sai Tuấn sang kia => Tuấn lao vào xem cờ thế => không trách Tuấn giơ tay khoát khoát Tuấn kịp chuyến đò.
2. Bố cục CB
F1. Đầu => mòn lõm " cảm nhận Nhĩ về thiên nhiên buổi sáng mùa thu, về Liên"
F2. "Chờ Liên => nước đổ" : khao khát sang bờ bên kia sông.
F3. Còn lại: hình ảnh cụ giáo Khuyến
3. Phân tích.
a. Tình huống truyện - hình ảnh của nhân vật chính anh Nhĩ. 
* Tình huống truyện là hoàn cảnh xảy ra, hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật góp phần thể hiện chủ đề TP.
* Hoàn cảnh của nhân vật chính:
Hoàn cảnh đặc biệt: bệnh hiểm nghèo liệt toàn thân, mặc dù trước đó anh có điều kiện đi nhiều nơi trên TG => khái quát qui luật cuộc đời.
=> khát vọng sống mạnh mẽ
=> Với Nguyễn Minh Châu tình huống này giúp nhà văn bộc lộ triết lí về cuộc sống.
=> Tình huống nghịch lí: Nhĩ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới, cuối đời khao khát đặt chân sang bên kia sông, nhưng anh biết rằng không làm được điều đó.
4. Củng cố:(4')
 -Tóm tắt truyện và nêu các tình huống truyện?
 5. Hướng dẫn tiết sau:(1')
 - Tiếp tục tìm hiểu phân tích truyện. 
Tuần 28 Soạn: 26/03/2010
Tiết 137. Văn bản (Hướng dẫn đọc thêm) Dạy :
Bến quê 
 (Nguyễn Minh Châu) 
A. Mục tiêu bài dạy:
 Bài học gồm 2 tiết ,tiết này học sinh nắm được.
- Tìm hiểu những cảm xúc của nhân vật Nhĩ qua đó cảm nhận được ý nghĩa triết lí,kết quả sự trải nghiệm về cuộc đời,con người ,biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.
 - Tích hợp với thực tế cuộc sống và rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Soạn giáo án 
 2. Trò : chuẩn bị bài
C.Tiến trình tổ chức bài học 
 1. Tổ chức lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
 - Tình huống truyện "Bến quê" là gì ? Tạo tình huống ấy có tac dụng gì?
 3. Bài mới(35’) 
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
? Cảm nhận đầu tiên của Nhĩ trong buổi sáng mùa thu bắt đầu từ đâu?
? Nhìn từ đâu?
? Nhìn thấy gì?
? Nhận xét về trình tự miêu tả 
GV: Qua cái nhìn của một bệnh nhân hiểm nghèo sống những ngày cuối đời, cảnh vật miêu tả từ gần => xa
GV: Hữu Thỉnh => Sang thu => tưởng tượng độc đáo => Nhưng với Nhĩ không gian và cảnh sắc ấy vốn quen thuộc nhưng lại như mới mẻ tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có.
? Ngay trong tình huống đầu tiên tác giả sử dụng một nghịch lí đó là nghịch lí nào?
Trong khoảnh khắc đó Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác: thời gian của đời mình chẳng còn nữa bằng chứng là câu hỏi với Liên (T101) 
- Đêm qua em có nghe...không?
- Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ?
GV đọc: "Chờ khi => mòn lõm"
? Nhĩ đã nhìn thấy gì ở Liên?
? Khi Nhĩ than vãn về sự khổ cực Liên trả lời như thế nào? Qua câu trả lời đó nhận xét gì về con người Liên?
GV: Chính những ngày cuối đời Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ. Đó là người con gái bên kia sông mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ giờ => thành thị tâm hồn => sức mạnh tổ ấm gia đình => níu kéo Nhĩ.
? Nhĩ đã khao khát điều gì?
? Vì sao anh lại khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
HS: ý thức hơn bao giờ hết ý nghĩa cuộc sống hay đúng hơn là sự thức tỉnh.
? Ta nhận ra điều đó khi nào?
GV: Người ta hay bỏ quên nhất khi trẻ tuổi "Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của cái bãi bồi sông Hồng bờ bên kia"
? Tính cách triết lí này đưa vào TP thơ nào?
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
? Từ khao khát ấy Nhĩ đã làm gì? khao khát ấy có thực hiện được không?
? Sự việc Tuấn "lỡ chuyến đò" có dụng ý gì không?
Cái nông nổi của tuổi trẻ...
? Tuấn có lỗi gì không? => không có lỗi có thể giải thích cảm xúc của N bằng lời..
? Từ đó Nhĩ rút ra qui luật nào của cuộc đời? (câu văn nào) chùng chình (cố ý chậm lại)
? Chi tiết này khuyên ta điều gì?
Tuấn - cha là sự khác biệt trong 1 gia đình. Đó là qui luật đáng buồn làm thế nào để hiểu nhau bổ sung cho nhau hiểu nhau nhận thức nhiều thế hệ khác nhau.
=> "Anh không bao giờ tự mình sang sông" => Tuấn không hiểu anh => hành động tưởng như kì quặc "Giơ tay khoát khoát" => giục giã thức tỉnh trỗi dậy...
? Nội dung, NT đặc sắc ntn?
VD: Lỡ con đò:
- Qui luật vận động
- Lầm lỡ của tuổi trẻ đôi khi bỏ quên => nông nổi
Hình ảnh bến quê:
- Nghĩa thực: màu mỡ giàu có
- Biểu tượng: gợi bền vững bình dị thân thuộc , quê hương xứ sở.
b. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
b1. Cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu: nhìn qua khung cửa sổ
- " Những bông hoa bằng lăng thưa thớt..."
- "Con sông Hồng màu đỏ nhạt..."
- "Vòm trời cao..., tia nắng"
=> Thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp riêng, thanh bình, qua cảm xúc tinh tế.
=> Nghịch lí?
Thiên nhiên đẹp > < cuộc đời đang ngắn lại
b2. Suy nghĩ của Nhĩ về Liên
- " Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá" "đưa ngón tay gầy guộc vuốt ve bên vai chồng"
- ..."Miễn là anh sống luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này" 
=> Liên là người vợ giàu tình yêu thương và đức hi sinh tần tảo, là chỗ dựa cho anh ngày cuối đời.
c. Niềm khao khát của Nhĩ 
- Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
=> Thức tỉnh về giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống, nó chỉ xuất hiện khi con người từng trải.
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đối thoại, độc thoại nội tâm
+ Nhĩ nhờ con sang sông để cảm nhận thay anh => Tuấn không hiểu => để lỡ chuyến đò.
=> Tuổi trẻ nông nổi đôi khi hay mắc sai lầm (Nhĩ thời trẻ bỏ quên cái gần gũi nhất mà giờ anh tìm kiếm)
=> "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình" "Giơ tay khoát khoát"
=> Hãy sống khẩn trương sống có ích, dứt ra khỏi cái vòng vèo mà hướng tới giá trị đích thực.
* Nhân vật ông giáo Khuyến
Con người bến quê bình dị, tốt bụng (vợ, Liên)
* Ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
1. Theo em Nhĩ là kiểu nhân vật nào?
A. NV hành động. B. NV tư tưởng
C. NV tính cách D. NV tâm lí
2. Mọi hình ảnh "Bến quê" đều mang hai lớp nghĩa theo em đó là lớp nghĩa nào? Lấy VD?
2 lớp: Nghĩa thực và biểu tượng
 VD: Lỡ con đò:
- Qui luật vận động
- Lầm lỡ của tuổi trẻ đôi khi bỏ quên => nông nổi
Hình ảnh bến quê:
- Nghĩa thực: màu mỡ giàu có
- Biểu tượng: gợi bền vững bình dị thân thuộc , quê hương xứ sở. (máy chiếu)
4. Củng cố:(4')
 - Nhắc lại ghi nhớ của bài.
 5. Hướng dẫn về nhà :(1')
- Học thuộc ghi nhớ, nẵm được nội dung, nghệ thuật của truyện, viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn cuối truyện.
- Sộan bài ''Những ngôi sao xa xôi''.
 Soạn: 26/03/2010
Tiết 138 Tiếng Việt Dạy :
 ôn tập Tiếng Việt 
A. Mục tiêu:
- Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II.
B. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị giáo án điện tử
 2. Chuẩn bị bài,lập bảng thồng kê
C.Tiến trình tổ chức bài học
 1.Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
 - Điều kiện sử dụng hàm ý? Lấy ví dụ một đoạn thơ văn có cả 2 lớp nghĩa: tường minh và hàm ý, phân tích?
- Nhắc lại kiến thức Tiếng Việt trong học kì II?
3. Bài mới(35’)
 Hạot động của Thầy và trò
 Nội dung
? Hãy cho biết từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu?
-HS ôn tập lại những kiến thức đã học.
?Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu)?
* Giáo viên kẻ bảng theo mẫu SGK tr109
* Gọi học sinh lên bảng điền.
* Gọi học sinh khác nhận xét.
* Giáo viên đánh giá
?Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn ''Bến quê'' của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và 1 câu chữa phần tình thái?
- Giáo viên trình bày miệng ví dụ mẫu, gọi học sinh chỉ ra phần khởi ngữ, phần phụ tình thái.
- Cho học sinh viết 5', giáo viên gọi học sinh trình bày, gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên đánh giá.
- Gọi học sinh đọc các đoạn trích trong SGK.
? Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?
 Ghi kết quả phân tích ở bài tập trên vào bảng tổng kết theo mẫu.
- Gọi học sinh lên bảng điền, học sinh ở dưới trình bày vào vở, giáo viên kiểm tra.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
1. Nhận biết vai trò của những từ ngữ in đậm trong câu:
a. ''xây cái lăng ấy'' là khởi ngữ.
b. ''Dường như'' là thành phần tình thái.
c. ''Những người con gái ...'' nhìn ta như vậy'' là thành phần phụ chúd. ''thưa ông'' là thành phần gọi-đáp.
- ''vất vả qúa!'' là thành phần cảm thán.
* Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết 
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
VDa
VDb
VDd2
VDd1
VDc
2 .Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn ''Bến quê'' của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và 1 câu chưa thành phần tình thái.
 Bến quê là một tác phẩm xuất sắc viết về cuộc đời - Cuộc đời vốn bình dị quanh ta,mà đôi khi chúng ta không nhận ra nó. Dường như trong chúng ta bắt gặp những số phận giống như nhân vật Nhĩ - nhân vật mà đến cuối đời anh mới thấy hết ý nghĩa của cuộc sống.
II. Liên kết đoạn văn 
- Khái niệm liên kết? Tác dụng của liên kết.
1 a. nhưng, nhưng rồi, và: thuộc phép nối.
1 b. Cô bé - cô bé: phép lặp; co bé - nó: phép thế.
1 c. bây giờ cao sang ... nữa - thế: thuộc phép thế.
2. Điền vào bảng 
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
thế
nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé 
nhưng 
cô bé- nó
nhưng,và ,rồi
4. Củng cố:(4')
 - Liên kết là gì ? Nêu các phép liên kết đã học ?
 5. Hướng dẫn tiết sau:(1')
 -Tiếp tục ôn tập Tiếng Việt.
 Soạn: 26/03/2010
Tiết 138 Tiếng Việt Dạy :
 ôn tập Tiếng Việt 
A. Mục tiêu bài dạy :
- Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II.
- Vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập tiếng việt
- Ôn tập phần III Nghĩa tường minh và hàm ý
B. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị giáo án điện tử
 2. Chuẩn bị bài,lập bảng thồng kê
C.Tiến trình tổ chức bài học
 1.Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
 - Điều kiện sử dụng hàm ý? Lấy ví dụ một đoạn thơ văn có cả 2 lớp nghĩa: tường minh và hàm ý, phân tích?
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
- Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngẵn ''Bến quê'' của Nguyễn Minh Châu.
* Giáo viên gọi học sinh trình bày, nhận xét, giáo viên kiểm tra bài của học sinh.
* Giáo viên giới thiệu thêm ví dụ.
? Người ăn mày nói điều gì với người nhà giàu.
- Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng ''địa ngục là chỗ của các ông'' (người nhà giàu)
- Gọi học sinh đọc truyện cười.
- Người ăn mày muốn nói điều gì qua câu in đậm ở cuối truyện?
-Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây ?
- Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ?
? Tìm những câu thơ có hàm ý?
 - Học sinh tự lấy ví dụ khác và phân tích
II3. Liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngẵn ''Bến quê'' của Nguyễn Minh Châu.
- Học sinh chỉ ra liên kết nội dung (chủ đề, lô gíc) và liên kết hình thức trong đoạn văn của mình trình bày.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
1. Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng ''địa ngục là chỗ của các ông'' (người nhà giàu)
2. a. Câu in đậm có thể hiểu là:
- Đội bóng chơi không hay
- Tôi không muốn bình luận về việc này.
(người nói cố ý vi phạm PC quan hệ)
b. Câu in đậm có thể hiểu rằng: tớ chưa báo cho Nam. Tuấn (người nói cố ý vi phạm PC về lượng)
3. Tìm những câu thơ có chứa hàm ý.
+''Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng''
 hình ảnh bếp lửa gẵn với những biến cố lớn của đất nước. Ngọn lửa cụ thể từ bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niểm tin.
4. Củng cố:(3')
 - Gọi học sinh lần lượt nhắc lại từng ý trong bài ôn tập.
- Giáo viên chốt kiến thức cần nắm vững.
 5. Hướng dẫn về nhà:(2')
 - Ôn tập Tiếng Việt học kì II, chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt 45'.
- Chẩn bị bài ''Luyện nói: nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ''.
 Soạn: 26/03/2010
Tiết 140. Tập làm văn Dạy :
Luyện nói : nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
A. Mục tiêu bài dạy :
- Học sinh có kĩ năng trình bày 1 cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng nói trước lớp
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo đề bài SGK tr112, ôn lại kiểu bài.
 2. Trò : Lập dàn ý, tập trình bày bài nói của mình (phần I tr112)
 C.Tiến trình tổ chức bài học
 1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới(35’)
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
GV: cho học sinh chuẩn bị và phân nhóm chuẩn bị nói trước lớp đồng thời kiểm tra sự chuẩn bị cho học sinh.
GV nhấn mạnh yêu cầu cho học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
- Giáo viên hỏi, gợi ý yêu cầu học sinh tái hiện những ý chính 
ư
- Giáo viên gọi một số học sinh lần lượt trình bày từng ý, gọi một học sinh nói cả bài.
- Tổ chức học sinh nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức bài nói.
- Giáo viên đánh giá.
I. Chuẩn bị bài ở nhà
- Học sinh chuẩn bị ở nhà
II. Luyện nói trên lớp.
1. Yêu cầu, ý nghĩa của tiết luyện nói :
- Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho.
- Trình bày theo dàn ý, chú liên kết giữa các phần MB, TB, KB.
- Cách nói truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không đọc thuộc lòng. Cần chú ý ngữ điệu, tốc độ nhanh chậm, cách lên xuống giọng, cách nhấn mạnh, ... phải linh hoạt, phù hợp với nội dung đang nói và thể hiện được tình cảm của mình.
- Rèn cách nói mạnh dạn, linh hoạt trôi chảy, thuyết phục trước tập thể lớp. Đồng thời củng cố kiến thức về kiểu bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
Đề bài : 'Bếp lửa sưởi ấm một đời'' - Bàn về bài thơ ''Bếp lửa'' của Bằng Việt. 
2. Nội dung nói:
a. Dẫn vào bài: Ví dụ SGK
b. Các phần của bài thơ:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu: ''Một bếp lửa ... nắng mưa''.
Chú ý các từ láy ''chờn vờn'', ''ấp iu''
- Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong són nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:
''lên bốn tuổi ... còn cay!''
- Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
 ''Tám năm ròng ... đường xa''
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa.
''Lận đận ... bây giờ
... nhóm dậy ... nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa!''
- Cuối cùng, nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại.
''Giờ cháu đã đi xa ... lên chưa?''.
3. Tổ chức luyện nói
 - Tổ chức theo nội dung đã phân công
*Củng cố:(3')
- Nhắc lại cách làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
* Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập kiểu bài nghị luận văn chương nói chung, kiểu bài nghị luận 1 đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
- Chuẩn bị bài ''Biên bản''
 _________________________________
 Tổ chuyên môn
 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 Van 9.doc