Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 đến tuần 32

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 đến tuần 32

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. Thấy được nét đặc săc trng việc miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

- Sống lại cuộc sống của nhân dân ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ, hi sinh.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).

B. Chuẩn bị :

Các tác phẩm của Lê Minh Khuê.

Chân dung nhà văn.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định:

2. Bài cũ :

 Kiểm tra vở soạn của học sinh.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 đến tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 30
TIẾT : 141-142
NS : 1 – 4 – 2009 
NG : 3 – 4 – 2009 
Bài 28
Văn bản
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 (Lê Minh Khuê)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. Thấy được nét đặc săc trng việc miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Sống lại cuộc sống của nhân dân ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ, hi sinh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).
B. Chuẩn bị :
Các tác phẩm của Lê Minh Khuê.
Chân dung nhà văn.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Dựa vào chú thích.
- Giáo viên giới thiệu thêm một số tác phẩm viết về thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+ Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
+ Mảnh trăng cuối rừng
+ Khoảng trời và hố bom...
* Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Giọng tâm tình, chú ý các câu ngắn gọn: đọc giọng gần với khẩu ngữ.
- Học sinh đọc văn bản.
- Học sinh tóm tắt văn bản.
+ Kể về ai?
+ Công việc của họ?
+ Tính cách của họ?
- Truyện được trần thuật từ nhân vật nào?
=> Ngôi 1. Người kể: nhân vật chính.
- Tác dụng của ngôi kể?
=> Diễn tả tự nhiên, sinh động cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái thanh niên xung phong luôn đối mặt với kẻ thù, cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường.
* Hoạt động 3:
- Cho học sinh nêu bật hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong.
Giáo viên đọc đoạn: “Có ở đâu như thế này không...” làm dẫn chứng.
- Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và với hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
 Học sinh thảo luận trình bày.
 Giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh ấy ví dụ chứng minh cho những phẩm chất ấy.
 => Đoạn văn nói về công việc của họ.
 Đoạn văn “Có ở đâu như thế này không ...”
 Đoạn văn trang 116
 Đoạn họ phá bom
 Đoạn họ lo lắng cho nhau khi đi làm nhiệm vụ, khi Nho bị thương.
 Họ thích thêu thùa, ca hát, thích nhớ về quê hương, người thân...
- Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ, Phương Định có nét riêng gì về tâm hồn, tính cách?
 Học sinh thảo luận trả lời.
- Giáo viên lấy ví dụ đoạn văn “Tôi là con gái Hà Nội...”
- Diễn biến tâm lí của Phương Định trong lần phá bom nổ chậm được miêu tả như thế nào? 
 Điều đó thể hiện phẩm chất gì ở cô?
Tâm lí nhân vật được miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết từng cảm giác: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết dù mờ nhạt.
Tâm hồ cô phong phú nhưng không phức tạp.
- Qua cách miêu tả ấy, ta nhận ra cách tác giả miêu tả nhân vật của mình là như thế nào? 
=> Cách nhìn và cách thể hiện nhân vật như vậy là phương hướng chủ đạo, thống nhất trong VHVN thời kì kháng chiến.
 VD:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà òng phơi phới dậy tương lai.
 (Tố Hữu)
VD: Giáo viên nhắc lại bài hát: Cô gái mở đường (Xuân Giao).
* Hoạt động 4:
- Chủ đề của truyện là gì?
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện là gì?
- Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?
=> Từ ánh mắt nhìn của Phương Định, lời các anh bộ đội ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn phù hợp với những cô gái đang sống và chiến đấu trên cao điểm.
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
- Học sinh có thể hát bài hát “Cô gái mr đường”, “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản: 
1. Tác giả:
- Lê Minh Khuê: Từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Truyện của chị chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường TS.
2. Tác phẩm:
- Là một trong số truyện ngắn đầu tay của tác giả.
- Sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt.
II. Phân tích: 
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường:
a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu:
- Sống chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt.
- Nhiệm vụ: Đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm và đánh dấu những quả bom nổ chậm, chưa nổ, và khi cần thì phá bom.
=> Nhiệm vụ khó khăn, gần kề với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo và có kinh nghiệm.
=> Đó là công việc hàng ngày của họ.
b. Phẩm chất chung của ba cô gái:
- Họ có cá tính không giống nhau:
+ Chị Thao: Bình tĩnh, quyết liệt, sợ máu chảy.
+ Nho: Lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ, lúc lầm lì, thích thêu thùa.
+ Phương Định: Nhạy cảm, lãng mạn, thích hát.
- Nhưng họ có nhiều điểm chung:
+ Họ còn rất trẻ.
+ Họ có tinh thần trách nhiệm, tự giác cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
+ Họ có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ.
+ Họ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.
+ Họ cũng hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn.
=> Đó là tính cách cao đẹp nhưng cũng rất bình dị của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ.
2. Nhân vật Phương Định:
- Là cô gái Hà Nội có thời học sinh hồn nhiên vô tư.
- Vào chiến trừng đã 3 năm, quen ví đạn bom, nguy hiểm nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng...
- Cô giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu...
- Yêu mến gắn bó với đồng đội...
- Cô hay quan tâm đến hình thức của mình nhưng lại kín đáo trước đám đông.
=>Nhân vật được miêu tả chân thực làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp.
III. Ghi nhớ:
 (sgk) 
TUẦN: 30
TIẾT : 143
NS : 5 – 4 – 2009 
NG : 7 – 4 – 2009 
Bài 20
Tập làm văn
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết bài văn trình bày suy nghĩ đó.
Tập trình bày, thảo luận trước lớp.
B. Chuẩn bị :
 Bài văn viết về địa phương.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
- Giáo viên gií thiệu lại nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình.
- Trả bài lại cho học sinh, để các em trao đổi bài theo các nhóm.
 Cho học sinh đọc, nhận xét.
* Hoạt động 2:
- Học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị sẵn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bài viết.
* Hoạt động 3:
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
TUẦN: 30
TIẾT : 144
NS : 6 – 4 – 2009 
NG : 8 – 4 – 2009 
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Nắm được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân để rút kinh nghiệm bài sau.
- Tích hợp với phân môn văn để hiểu rõ nội dung nghệ thuật của đoạn thơ.
B. Chuẩn bị :
Các nhận xét, đánh giá bài viết.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
- Giáo viên giới thiệu yêu cầu tiết dạy.
- Cho học sinh nhắc lại đề bài.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung chính cần biểu đạt:
 + Nội dung
 + Nghệ thuật
- Giáo viên nhận xét bài viết.
+ Ưu điểm:
+ Khuyết điểm:
+ Tỉ lệ:
Điểm
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Vắng
Lớp 9A1
34
0
0
0
4
7
8
8
5
0
0
0
2
Lớp 9A2
34
0
0
0
5
4
12
4
6
3
0
0
0
Lớp 9A3
35
0
0
0
0
0
- Đọc bài khá.
- Đọc bài yếu kém để rút kinh nghiệm.
- Phát bài cho học sinh.
- Lấy điểm vào sổ.
* Hoạt động 3:
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Chuẩn bị cho các bài kiểm tra văn, tiếng việt.
- Ôn tập cho kì thi học kì II.
TUẦN: 30
TIẾT : 145
NS : 9 – 4 – 2009 
NG : 10 – 4 – 2009 
Tập làm văn
BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh :
- Nắm được cách viết một văn bản thông dụng.
- Nắm đượccác yêu cầu của biên bản.
- Liệt kê được các loại biên bản thường gặp.
B. Chuẩn bị :
 Các mẫu biên bản có sẵn trong thực tế.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh nắm qua về biên bản.
=> Loại văn bản ghi chép những sự việc đang xảy ra hoặc đã xảy ra.
=> Văn bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành, dùng àm chứng cứ.
=> Văn bản hành chính có tính quy ước cao, ghi theo mẫu, đảm bảo tính khách quan.
=> Được sử dụng rộng rãi.
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh tìm hiểu hai biên bản trng sgk.
- Biên bản ghi lại những sự việc gì?
- Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
-Ngoài hai biên bản mẫu trong sgk, em hãy kể tên một số biên bản khác thường gặp trong thực tế.
* Hoạt động 3:
- Học sinh xem lại hai biên bản.
- Phần mở đầu gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? 
=> Viết hoa, phải ghi rõ nội dung chính của biên bản.
- Nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này?
 Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào? 
- Phần kết thúc của biên bản gồm có những mục nào?
 Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?
=> Thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4:
- Học sinh thảo luận nhanh trả lời câu hỏi 1.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 về nhà để chuẩn bị cho tiết sau.
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
- Dặn học sinh học bài cũ.
- Học sinh chuẩn bị tiết sau.
I. Đặc điểm của biên bản:
1. Ví dụ:
(sgk)
2. Nhận xét:
VB 1: Ghi lại nội dung diễn biến, thành phần tham dự một cuộc họp chi đội.
VB 2: Ghi lại nội dung diễn biến, thành phần tham dự cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
Nội dung:
Số liệu, sự kiện phải chính xác.
Ghi chép trung thực, đầy đủ.
Thủ tục phải chặt chẽ.
Lời văn ngắn gọn.
Hình thức: 
Viết đúng mẫu quy định.
Không trang trí hoạ tiết, tranh ảnh.
Ví dụ: 
Biên bản bàn giao công tác.
Biên bản đại hội chi đội.
Biên bản vi phạm luật lệ giao thông.
Biên bản về việc gây mất trật tự công cộng.
II. Cách viết biên bản:
* Ví dụ: (sgk) 
* Nhận xét:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
- Nội dung:
+ Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc.
+ Ghi trung thực, khách quan.
+ Ghi phải chính xác, cụ thể.
- Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc.
+ Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên cùng tham gia lập biên bản.
* Ghi nhớ: (sgk) 
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
Trường hợp viết biên bản:
a, c, d.
TUẦN: 31
TIẾT : 146
NS : 9 – 4 – 2009 
NG : 10 – 4 – 2009 
Bài 28
Văn bản
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
 (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô) (Đi-phô)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang, bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
B. Chuẩn bị :
 Tác phẩm của Đi-phô.
Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
 - Phẩm chất chung của ba cô nữ thanh niên xung phong trong  ... hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạcquan của họ.
* Hoạt động 2:
- Học sinh thảo luận câu 2 trang 144.
- Cho học sinh sắp xếp các tác phẩm theo từng giai đoạn.
=> Chống Pháp: Làng
 Chống Mĩ : Chiếc lược ngà
 Lăng lẽ Sa Pa
 Những ngôi sao xa xôi
 Sau 1975 : Bến quê
 => Truyện phản ánh tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
* Hoạt động 3:
- Học sinh thảo luận câu 3/144.
=> Con người Việt Nam yêu nước qua các thế hệ:
+ Ông Hai: Tình yêu làng quê hoà quyện với tình yêu nước.
+ Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu được ý nghĩa công việc thầm lặng.
+ Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết.
+ Ông Sáu: Yêu nước, đề cao trách nhiệm với công việc, yêu thương con sâu sắc.
+ Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh.
 Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan.
* Hoạt động 4:
- Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình.
- Giáo viên biểu dương.
* Hoạt động 5: 
- Học sinh tìm hiểu nghệ thuật của truyện.
+ Phương thức trần thuật
 Xưng tôi: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
 Qua cách nhìn, giọng điệu của nhân vật: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
+ Tình huống truyện:
 Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê.
* Hoạt động 6: 
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
TUẦN: 32
TIẾT : 154
NS : 20 – 4 – 2009 
NG : 21 – 4 – 2009 
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6-9.
- Từ loại
- Cụm từ
- Thành phần câu
- Các kiểu câu.
B. Chuẩn bị :
 Giáo án, học sinh chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
- Ôn tập thành phần chính, thành phần phụ của câu.
- Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng phần?
- Vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như thế nào?
- Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như thế nào?
- Vị trí của trạng ngữ trong câu?
 Kể tên các trạng ngữ thường gặp?
- Học sinh làm bài tập 2. 
 Trả lời tại chỗ.
* Hoạt động 2: 
- Học sinh thực hiện bài tập 1.
 Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài tập 2.
 Giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3:
- Ôn tập câu đơn.
 Câu đơn là câu như thế nào?
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đơn trong ví dụ sau:
- Học sinh tìm câu đặc biệt.
* Hoạt động 4:
- Tìm câu ghép trong các ví dụ.
 Cho học sinh ôn lại lí thuyết.
- Học sinh làm bài tập 2.
 Giáo viên giảng về các kiểu quan hệ trong câu ghép.
- Học sinh lên bảnglàm.
- Học sinh lên bảng làm.
* Hoạt động 5:
- Học sinh làm bài 1.
- Học sinh làm bài 2.
- Học sinh lên bảng chuyển đổi theo hai cách.
* Hoạt động 6:
Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
* Hoạt động 7:
- Dặn học sinh học bài cũ.
- Dặn học sinh ôn tập.
- Học sinh chuẩn bị bài mới.
C. Thành phần câu:
I. Thành phần chính và thành phần phụ:
1. Lí thuyết:
* Thành phần chính của câu: là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.
- VN: Là một trong hai thành phần chính của câu, thường trả lời câu hỏi: làm gì? Làm sao? Như thế nào?
- CN: Là một trong hai thành phần chính của câu, nêu lên sự việc hiện tượng, trạng thái, đặc điểm ... được miêu tả ở vị ngữ. Thường trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
* Thành phần phụ của câu: Trạng ngữ, khởi ngữ.
2. Bài tập:
a. Đôi càng tôi / mẫm bóng.
 CN VN
b. Sau một hồi ..., mấy người học trò cũ 
 TN CN
/đến sắp hàng dưới hiên...
 VN
c. Còn tấm gương..., nó / vẫn là người...
 KN CN VN
II. Thành phần biệt lập:
1. Lí thuyết:
- Thành phần tình thái: Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần gọi đáp: tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí.
- Thành phần phụ chú: Bổ sung cho nội dung chính của câu.
=> Chúng không tham gia trực tiếp vào sự việc được nói đến trong câu.
2. Bài tập:
a. Có lẽ: Tình thái
b. Ngẫm ra: Tình thi
c. Dừa xiêm ... vỏ hồng: Phụ chú
d. Bẩm: Gọi đáp
 Có khi: Tình thái
e. Ơi: Gọi đáp
D. Các kiểu câu:
I. Câu đơn:
1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu:
a. Nghệ sĩ / không những ghi lại ...
 CN VN
b. Không, lời gửi ...loại / phức tạp hơn...
 CN VN
c. Nghệ thuật / là tiếng nói ...
 CN VN
d. Tác phẩm / vừa là kết tinh ...đọc 
 CN VN
e. Anh / thứ sáu và cũng tên Sáu.
 CN VN
. Câu đặc biệt:
a. Có tiếng nói loé xéo ở gian trên.
 Tiếng mụ chủ.
b. Một anh thanh niên 27 tuổi.
c. Hoa trong công viên.
 Những quả bóng sút vô tội vạ ...
 Tiếng rao của bà ...
 Chao ôi, có thể là tất cả ...
II. Câu ghép:
1. Câu ghép:
a. Anh gửi vào ...
b. Nhưng vì bom nổ gần ...
c. Ông lão vừa nói ...
d. Những nét hớn hở ...
 Còn nhà hoạ sĩ ...
e. Để người con gái khỏi trở lại bàn ...
2. Kiểu quan hệ:
a. Quan hệ bổ sung.
b. Quan hệ nguyên nhân.
c. Quan hệ bổ sung.
d. Quan hệ bổ sung.
 Quan hệ nguyên nhân.
e. Quan hệ mục đích.
3. Mối quan hệ:
a. Quan hệ tương phản.
b. Quan hệ bổ sung.
c. Quan hệ điều kiện, giả thiết.
4. Chuyển đổi:
a. Nguyên nhân và điều kiện:
- Vì bom ... nên hầm ...
- Nếu quả bom ... thì hầm ...
b. Tương phản và nhượng bộ:
- Quả bom nổ khá gần nhưng ...
- Tuy quả bom ... nhưng ...
III. Biến đổi câu:
1. Câu rút gọn:
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: 3 lần.
2. Tách câu
a. Và làm việc có khi suốt đê(sgk).
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành.
=> Nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
3. Biến đổi câu chủ động thành câu bị động:
a. Đồ gốm được người thợ thủ công ...
 Đồ gốm được làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta ...
 Một cây cầu lớn sẽ được bắc tại ...
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta..
 Những ngôi đền ấy được dựng...
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
1. Bài 1:
Câu nghi vấn:
Ba con sao con không nhận?
Sao con biết là không phải?
=> dùng để hỏi.
2. Bài 2:
Câu cầu khiến:
a. Ở nhà trông em nhá!
 Đừng có đi đâu đấy.
=> Ra lệnh.
b. Thì má cứ kêu đi.
=> Yêu cầu.
c. Vô ăn cơm.
=> Mời.
3. Bài 3:
Câu “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
Câu nghi vấn.
Mục đích: bộc lộ cảm xúc.
=> Câu văn giúp ta hiểu về nội dung: “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:”
TUẦN: 32
TIẾT : 155
NS : 22 – 4 – 2009 
NG : 24 – 4 – 2009 
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh nắm lại kiến thức đã học về truyện hiện đại Việt Nam. Nêu được cảm nhận của mình về nhân vật trong tác phẩm truyện.
B. Chuẩn bị :
 Đề bài, đáp án. Học sinh học và ôn bài cũ.
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
- Giáo viên phát đề cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên thu bài về chấm.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài mới.
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 2: Nguyễn Minh Châu là:
	A. Nhà thơ lớn	B. Nhà văn nổi tiếng (đặc biệt là truyện ngắn)
	C. Nhà phê bình văn học	D. Cả ba ý kiến trên.
Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc nổi bật nhất của truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là gì?
A. Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất cũng là nhân vật chính.
B. Có cánh kể chuyện tự nhiên, giọng kể có tính chất trữ tình. 
C. Ngôn ngữ sinh động phù hợp với nhân vật kể.
D. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Câu 4: Tình huống nào đúng với tình huống trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu?
	A. Xuôi chiều	B. Nghịch lí
	C. Bất ngờ	D. Đặc biệt
Câu 5: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” đề cập đến nội dung chủ yếu là:
Sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ.
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân miền Nam.
Tinh thần lạc quan dũng cảm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Những kỉ niệm đẹp, êm đềm của những cô gái Hà Thành.
Câu 6: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được viết vào thời gian nào?
	A. 1969	B. 1970
	C. 1971	D. 1972
Câu 7: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật theo ngôi nào?
	A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai
	C. Ngôi thứ ba.
Câu 8: Việc lựa chọn ngôi kể trong truyện như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
Bao quát được các đối tượng.
Câu chuyện trở nên đáng tin cậy, xác thực.
Tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
Tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc, ấn tượng, hồi tưởng của nhân vật, làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của những cô thanh niên xung phong.
Câu 9: Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào thời kì nào?
Thời kì chống Pháp.
Thời kì chống Mĩ.
Thời kì miền Bắc hoà bình.
Thời kì đất nước thống nhất và đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Câu 10: Cho đề bài: “Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê”. Hãy xác định yêu cầu thể loại của đề bài trên?
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một nhân vật văn học.
Nghị luận về một bài thơ.
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Bến quê”?
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.
Tổ chức đối thoại và miêu tả tâm trạng nhân vật.
Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
Câu 12: Điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau đây nói về nhà văn Lê Minh Khuê:
Lê minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện ..........(a) Tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống ......(b), gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là ........(c) Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về .........(d) Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
II. Phần tự luận: (7đ)
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: A	Câu 4: B	Câu 7: A	Câu 10: C
Câu 2: B	Câu 5: C	Câu 8: D 	Câu 11: A
Câu 3: D	Câu 6: C	Câu 9: D	
Câu 12: a. Tĩnh Gia
 b. Mĩ
 c. cây bút nữ chuyên về truyện ngắn
 d. cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn
II. Phần tự luận:
Nội dung chính:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
Nêu ấn tượng về nhân vật:
+ Hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, lãng mạn.
+ Nhạy cảm, mơ mộng, thích ca hát.
+ Xinh xắn, đáng yêu.
+ Chất anh hùng trong công việc thường ngày.
+ Tinh thần dũng cảm trong lần phá bom.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
Văn bản
Nhận biết
Thông hiểu
vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bến quê
Câu 1 
Câu 2
Câu 4
Câu 9
Câu 11
1,25đ
Những ngôi sao xa xôi
Câu 6
Câu 7
Câu 3
Câu 5
Câu 8
Câu 10
Câu 12 
Câu13
1,75đ
7đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30-32.doc