Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần học 22

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần học 22

Tuần 22 Ngày soạn:

 Tiết 99: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TUỢNG, ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết một hình thức nghị luận trong đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	 Ngày soạn:
 Tiết 99: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TUỢNG, ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết một hình thức nghị luận trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.
- GV cho HS đọc văn bản “ Bệnh lề mề”
+ Bài văn trên có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?
+ Trong văn bản trên, tg bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào?
+ Tác giả nêu rõ vấn đề quan tâm của hiện tượng đó không?
+ Tg làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
+ Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng ấy?
+ Những tác hại của bệnh lề mề. Tg phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
- Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
+ Bố cục của bài viết có chặt chẽ, mạch lạc không? Vì sao?
+ Như vậy, nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là như thế nào?
- GV chốt các ý ở ghi nhớ/21.
Hoạt động 3:
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
* Ví dụ: Bệnh lề mề
- Bàn luận về bệnh lề mề
+ Những biểu hiên: sai hẹn, đi chậm, không coi trọng...
+ Nói lên tác hại của bệnh lề mề và thái độ phản đối.
→ Bình luận một hiện tượng, sự việc trong đời sống.
- Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
- Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó.
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
+ Trước hết nêu hiện tượng.
+ Tiếp theo nêu các nguyên nhân và tác hại của bệnh.
+ Cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục.
Ghi nhớ: sgk/21.
B. LUYỆN TẬP
1. Những tấm gương học tốt, học sinh nghèo vượt khó, tinh thần tương trợ lẫn nhau, không tham lam, lòng tự trọng...
2. Đây là một hiện tượng xã hội đáng viết bài nghị luận. Vì đó là một sự việc, hiện tượng xung quanh cuộc sống chúng ta, cần viết bài nghị luận để học sinh nắm rõ tác hại.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 22	 Ngày soạn:
Tiết 100: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các đề văn nghị luận và các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng các bước làm bài nghị luận.
3.Lồng ghép đề tài môi trường: ra đề có liên quan đến đề tài môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.
+ Các đề bài trên có những điểm nào khác nhau, hãy chỉ ra các điểm đó?
+ Mỗi em hãy nghĩ ra một đề bài tương tự?
II.
+ Đề thuộc loại gì? Đề nêu hiện tuợng gì? Sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì?
+ Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? Vì sao Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
- GV hướng dẫn HS tham khảo dàn ý sgk/24.
- GV hướng dẫn HS viết từng phần, HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
+ Vậy, muốn làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ta phải làm gì?
Hoạt động 3:
+ Lập dàn ý cho đề 4 phần I
A. TÌM HIỂU BÀI
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
* Ví dụ: sgk/22.
- Giống nhau: nêu một sự việc, một hiện tượng và mệnh lệnh làm bài.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
a. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bạn Phạm Văn Nghĩa là một tấm gương vượt khó.
- Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
b. Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa là người biết kết hợp giữa học và hành.
- Nghĩa còn là người sáng tạo.
→ Học nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp giữa học và hành, học sáng tạo; làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
2. Lập dàn ý.
3. Viết bài.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ: sgk/24.
B. LUYỆN TẬP
* Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng.
* Thân bài: 
- Tinh thần ham học hỏi của Nguyễn Hiền.
- Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền.
* Kết bài:
- Khẳng định tấm gương Nguyễn Hiền
- Rút ra bài học cho bản thân.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 22	 Ngày soạn:
 Tiết 101: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG - PHẦN TLV
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS tập suy nghĩ về một hiện tuợng, sự việc thực tế ở địa phương.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV hướng dẫn để HS chuẩn bị tốt ở nhà thực hiện vào tuần 28.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn sự việc, hiện tượng để viết.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÌM HIỂU, SUY NGHĨ VÀ VIẾT BÀI VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
1. Yêu cầu:
- Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
- Viết bài ở nhà, nộp vào tuần 24.
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 22	 Ngày soạn:
 Tiết 102: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 VŨ KHOAN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ mới.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận khi viết bài tập làm văn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.
+ Cho biết vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của vă bản?
II.
- GV đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn HS đọc hết văn bản.
+ Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
+ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
III.
+ Bài văn đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự lâu dài của vấn đề mà bài văn bàn luận là gì?
+ Để trìh bày vấn đề trên tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ nào?
+ Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ mà tác giả trình bày?
+ Em có nhận xét gì về tầm quan trọng của con người?
- GV cho HS đọc đoạn: “ Cần chuẩn bịđiểm yếu của nó”
+ Luận cứ này được triển khai trong mấy ý? Đó là những ý nào?
+ Tại sao nước ta cùng một lúc phải giải quyết 3 nhiệm vụ?
+ Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả?
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn còn lại của văn bản.
+ Tác giả đã nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu nào của con người Việt Nam?
- GV cho HS trình bày, treo bảng phụ ghi điểm manhạ, điểm yếu để HS đối chiếu, so sánh.
+ Nhận xét cách phân tích và lập luận của tác giả khi nói về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam?
* Tổng kết.
+ Tìm những thành ngữ, tục ngữ mà tác giả đã sử dụng?
+ Qua văn bản, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Nêu nét nổi bật của nhệ thuật trong văn bản?
- GV chốt ghi nhớ sgk/30.
Hoạt động 3: 
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Sách giáo khoa/29.
II. KẾT CẤU
1. Thể loại: Nghị luận.
2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
III. PHÂN TÍCH
1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
→ Con người là quan trọng, là yếu tố quyết định.
2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ.
- Nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ.
→ Lập luận rõ ràng, vạch ra phương hướng, mục tiêu khi bước vào thế kỷ mới.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới.
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Đùm bọc, đoàn kết nhau trong chiến tranh, hoạn nạn nhưng đố kị nhau trong làm ăn, trong cuộc sống.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ.
→ Cách nhìn thấu đáo sự việc, nắm được ưu điểm để phát huy và khắc phục cái yếu để phát triển.
* Ghi nhớ sgk/30.
b. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Bước vào thế kỷ mới, chúng ta phải chuẩn bị hành trang gì?
+ Qua văn bản, tác giả muốn thể hiện điều gì? Nhận xét cách phân tích, lập luận của tác giả?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22.doc