Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần số 30

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần số 30

Tuần 30

Tiết 136 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

I/ Mục tiêu cần đạt:

 Không chỉ giúp học sinh nhận biết 1 số từ ngữ địa phưongmà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phươngtrong đời sống cũng như nhận xét về thái độ sử dụng từ ngữ địa phương trong vb

II. Chuẩn bị:

GV: Giáo án tiết dạy , xem lại toàn bộ hệ thống câu hỏi bài tập , tìm tư liệu để giảng dạy

HS: Đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK

III. Các bước tiến hành:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

Điều kiện để sử dụng thành công hàm ý trong câu nói? Cho vd minh hoạ?

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 136 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT 
I/ Mục tiêu cần đạt:
 Không chỉ giúp học sinh nhận biết 1 số từ ngữ địa phưongmà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phươngtrong đời sống cũng như nhận xét về thái độ sử dụng từ ngữ địa phương trong vb
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án tiết dạy , xem lại toàn bộ hệ thống câu hỏi bài tập , tìm tư liệu để giảng dạy 
HS: Đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK
III. Các bước tiến hành:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ :
Điều kiện để sử dụng thành công hàm ý trong câu nói? Cho vd minh hoạ?
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích Chiếc lược ngà và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
HĐ2:GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Cho biết từ Kêu ở câu nào là từ địa phương, ở câu nào là từ toàn dân. Diễn đạt khác...để làm rõ sự khác nhau đó.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3
Tìm từ địa phương trong câu đố. Từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân
HĐ4 : GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
Điền vào bảng tổng hợp theo mẫu tr.99
HĐ5:GV hướng dẫn HS làm bài tập 5*
(Bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương ở BT1): 
Có nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương?)
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
Gv chia nhóm để hs thực hiện
Từng nhóm thực hiện các yêu cầu
Hs nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng?
Đoạn trích a:
Từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân tương ứng:
Thẹo- sẹo
Lặp bặp- lắp bắp
Ba- bố, cha
Đoạn trích b:
má- mẹ
Kêu-gọi
đâm- trở thành
đũa bếp- đũa cả
trổng- trống không
vô- vào
Đoạn trích c:
lui cui- lúi húi
nắp- vung
nhắm- cho là
- Hs đọc yêu cầu và thực hiện 
a/ từ toàn dân có thể thay bằng nói to
b/ kêu từ địa phương tương đương từ toàn dân là gọi
- Yêu cầu : xác định từ địa phương? tìm từ toàn dân tương ứng?
Các từ địa phương trong 2 câu đố là:
Trái- quả . Chi- gì
Kêu- gọi
Trống hổng trống hảng- trống huếch, trống hoác
Hs điền vào bảng thống kê
- Không vì bé Thu chia có dịp giao tiếp rộng rãi ngoài địa phương mình
Để nêu sắc thái địa phương. Tuy nhiên tg có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phưong để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phuơng đó
Bài tập 1
BT1: Từ ngữ địa phương và toàn dân:
a. thẹo (sẹo), lặp bặp (lắp bắp), ba (cha).
b. ba (bố), má (mẹ), kêu (gọi), đâm (trở thành), đũa bếp(đũa cả), nói trổng(trống không),vô(vào)
c. ba (cha, bố), lui cui (lúi húi), nắp (vung), nhắm (cho là), giùm (giúp) ...
BT2:
a.Kêu: từ toàn dân (nói to).
b.Kêu: từ địa phương (gọi).
BT3:
a. trái (quả); chi (gì).
b. kêu (gọi); trống hổng trống hảng (trống huếch trống hoác).
BT4: GV kẻ bảng, gọi HS lên bảng điền từ vào theo yêu cầu BT.
BT5: a.Không nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở ngoài địa phương mình.
b.Trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
4. Củng cố : Thế nào là từ địa phương ? Cần chú ý gì khi sử dụng từ ngữ địa phương? Vận dụng từ ngữ địa phương để làm gì ? 
5. Dặn dò : Hoàn thành các bài tập còn lại
 Chuẩn bị nội dung bài ôn tập Tiếng Việt 
Tiết 137 -138 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : BẾN QUÊ
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:Qua văn bản này nắm được :
- Những nét chính về cuộc đời , sự nghiệp của tác giả .
-Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
-Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
II . Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những hiểu biết của em về văn bản nhật dụng.
Các văn bản nhật dụng đã học nói về những nội dung gì? Cho ví dụ cụ thể.
Phương pháp học văn bản nhật dụng tốt nhất là gì?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu t/g
GV giới thiệu tác giả, tác phẩm theo yêu cầu SGK và SGV tr111-112.
Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và văn bản ? 
HĐ2:Hướng dẫn đọc-hiểu VB
1.Đọc và tìm hiểu tình huống truyện.
GV đọc mẫu đoạn đầu, gọi 2 HS đọc tiếp cho đến hết VB
H: Qua phần đọc em thấy truyện này nói về chuyện gì ? Của ai? Ai là nhân vật chính ? 
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? 
Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
HĐ3 : Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và được tả theo trình tự nào?
Cụ thể, từng cảnh được miêu tả như thế nào? Nhận xét về các màu sắc của cảnh vật. (Liên hệ cảm nhận “Sang thu” của Hữu Thỉnh).
Qua những câu hỏi của Nhĩ: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? và Hôm nay là ngày mấy? và thái độ né tránh, không muốn trả lời của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân?
Cảm nhận của Nhĩ về Liên như thế nào?
Nhĩ khao khát điều gì?
Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy?
Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì?
Điều đó có ý nghĩa gì?
Ở đoạn cuối truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Điều đó có ý nghĩa gì?
Em có biết Nhĩ bao nhiêu tuổi, hình dáng ra sao không?
HĐ4: Tìm hiểu Nội dung và nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượngc của văn bản 
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm và nêu chủ đề của truyện.
HĐ5: Luyện tập.
Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu truyện.
Nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn: “Không khéo ... giải thích hết”.
- HS căn cứ vào nội dung Chú thích *và hiểu biết của mình để trình bày , một số em khác bổ sung 
- Học sinh nghe hướng dẫn , nghe đọc mẫu , thay phiên đọc , nhận xét rút kinh nghiệm 
-HS trao đỏi , trả lời , bổ sung:
Truyện kể về nhân vật Nhĩ , một người đã từng đi khắp đó dây , biết được nhiều nơi , thưởng thức được không biết bao nhiêu là cảnh đẹp , món ngon . Nhưng lại không phát hiện ra nét đẹp của gia đình , quê hương mình . Đến lúc cuối đời mới nhận ra , nhưng không làm sao đặt chân đến được ..
- Nhân vật chính : Nhĩ 
- HS trả lời 
Tình huống : 
Căn bệnh hiểm nghèo (liệt toàn thân, không di chuyển được), mọi sinh hoạt phải nhờ vào người khác, chủ yếu là vợ anh.( tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người
- HS dựa vào sgk để trả lời , bổ sung 
+ Màu sắc , cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn của nhĩ , cái nhìn dượm vẻ buồn man mác của người sắp từ giả cõi trần .
- Lần đầu tiên anh nhận ra vợ mình mặc áo rách , một người vợ suốt đời tần tảo vì chồng vì con không một tiếng than , một người vợ có tấm lòng cao thượng giàu đức hi sinh .
+Niềm khao khát của Nhĩ được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông.
+ Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống- những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ. Khi đã từng trải, bệnh nặng thì sự khát khao lại bừng dậy, có xen vào những ân hận, xót xa.
*Anh nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh đã thế và bây giờ con anh cũng thế.
Một quy luật khác được rút ra từ sự trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt, khác nhau giữa các thế hệ già trẻ, cha con -rất thương yêu nhau nhưng đâu có hiểu nhau. Đó là quy luật đáng buồn.
- HS trình bày 
*Ghi nhớ:
ND: -Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
-Truyện miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
Nghệ thuật:
-Mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa.Ýnghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực, 
-Bãi bồi, bến sông, khung cảnh thiên nhiên: vẻ đẹp của đời sống gần gũi, bình dị, thân thuộc (quê hương, xứ sở).
+Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn; đất lở ... cho biết sự sống của Nhĩ ở vào những ngày cuối.
+Đứa con trai sa vào đám chơi phá cờ thế: sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
+Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 1. Tác giả 
 Xem SGK tr.106-107.
2. Văn bản: ( Xem SGK tr.106-107 )
II/ Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc , tìm nội dung và nhân vật chính .
2. Tình huống truyện:
 -Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt:
 Căn bệnh hiểm nghèo (liệt toàn thân, không di chuyển được), mọi sinh hoạt phải nhờ vào người khác, chủ yếu là vợ anh.( tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.)
-Tình huống truyện: Điều trớ trêu như một nghịch lí: Nhĩ đi tới không sót xó xỉnh nào nhưng cuối đời muốn nhích người đến bên cửa sổ, với anh, khó khăn như đi hết cả vòng trái đất, phải nhờ sự trợ giúp của trẻ con hàng xóm.
+Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhưng anh không thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái khát khao đó nhưng nó lại sa vào đám chơi cờ thế, lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
*Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định và ước muốn, cả hiểu biết và toan tính của người ta. Tác giả tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị, có khi đến cuối cuộc đời mới cảm nhận được hết.
2.Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ:
-Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của anh:
+Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng (bông hoa bằng lăng ngoài cửa sổ, con sông Hồng với màu nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông).
+Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
-Những suy ngẫm của Nhĩ:
+Hình như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. 
+Cảm nhận về Liên: Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai của anh, Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự t ... HS xây dựng dàn bài.
II/ Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
	Giá trị khổ thơ 4 và 5 của bài thơ này.
2.Thân bài: (Theo đáp án ở tiết 134 – 135)
3.Kết bài: Cảm nhận chung về khát vọng của nhà thơ trong đoạn trích bài thơ.
	Liên hệ đến bản thân ..
.Yêu cầu về Hình thức:
-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
HĐ3: Nhận xét chung:
1.Ưu điểm: 
- Bài làm thể hiện được khát vọng của nhà thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Có ý thức trong việc xây dựng bố cục bài làm. Đa số có hiểu đề.
-H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu.
 -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
2.Hạn chế: Nhiều bài làm chưa có dẫn chứng vì không học thuộc đoạn thơ trích dẫn.
 - Luận điểm và luận chứng chưa phù hợp; chưa liên kết mạch lạc giữa các phần.
 - Chưa chú ý đến yếu tố nghệ thuật của đoạn thơ, nội dung còn sơ sài.
 - Có khi nghị luận về cả bài thơ hoặc chép mẫu (chưa tự suy nghĩ theo yêu cầu đề).
 - Các lỗi thông dụng vẫn còn. Chữ viết nhiều bài chưa khắc phục, khó theo dõi.
 - So với bài viết số 6: Kết quả có giảm sút hơn.
-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
-Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.
-Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
HĐ4: Sửa lỗi sai: -Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
-Lỗi về chữ viết
-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
- Theo đề bài từng lớp (Danh , Đin, Nhiều , , Đô , Nhật Linh , Bé Tám , ).
*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có
HĐ5: Công bố điểm và đọc bài văn hay (Được , Kim Ngân ; Phương Dung , Diễm , Quỳnh ).
Lấy điểm vào sổ điểm cá nhân 
IV/ Củng cố - Dặn dò:
	Xem lại nhận xét, tự sửa lỗi sai trong bài làm của mình.
	Học thuộc lòng các bài thơ có trong chương trình để làm kiểu bài này.
	Chuẩn bị bài mới, học vào tiết sau: Biên bản.
Tiết 144: Trả bài tập làm văn số 7( Đề số 2)
I/ Mục tiêu cần đạt: giúp hs
 1/ Nhận ra những ưư điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình
 2/ Khắc phục những nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn về kỹ năng làm bài nghị luận văn học
II/ Các bước tiến hành: 
HĐ 1: Ghi đề lên bảng 
 Gv cho hs nhắc lại đề bài đã làm bằng trí nhớ của mình
Gọi học sinh xác định yêu cầu của đề 
Đề văn: Cảm nhận của em về tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người qua bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.
1. Tìm hiểu đề:
.a.Thể loại: Nghị luận thơ
 b. Nội dung: Tình mẹ và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con người
2. Nêu nội dung chính của dàn ý 
MB:Giói thiệu tác giả, tác phẩm . Nêu vấn đề cần nghị luận
TB: Có 3 LĐ
a/ LĐ 1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ đến với tuổi thơ
b/ LĐ 2: Hình ảnh con cò theo con suốt chặng đường đời
c/ Hình ảnh con cò với lòng mẹ và cuộc đời
KB: Khẳng định vấn đề cần nghị luận .Giá trị gd của vấn đề
Hoạt dộng 2 : Nhận xét bài làm 
Ưu điểm:
1/ HS nắm được phương pháp làm bai nghị luận một tp thơ
2/ Bố cục bài làm rõ ràng, biết xây dựng các luận điểm
3/ 1 số bài viết đã biết triển khai lđ rõ ràng, trên cơ sở cảm nhận về hình ảnh thơ để /trình bày những nhận xét, đánh giá của bản thân về nghệ thuật, nội dung của tp thơ
4/ 1 số bài viết diễn đạt lưư loát, có cảm xúc, biết liên kết câu văn và đoạn văn.
Cụ thể các bài viết sau: Nguyễn Huyền Trang, Cao Thảo, Ngọc
Nhược điểm: nổi bật 1 số nhược điểm sau:
1/ Trình bày luận điểm trong thân bài thiếu rõ ràng. Cụ thể tách đoạn 1 cách tuỳ tiện
Bài của..Long, Huy, Hải...................
2/ Liên kết đoạn văn ở 1 số bài còn kém, rời rạc, không có sự chuyển ý giữa đoạn này sang đoạn khác
Cụ thể bài của...Huyền Tràng, Mạnh, Long, Cường.................
3/ Triển khai luận điểm còn sơ sài. Mới chỉ nêu nội dung cơ bản của bài mà không thể hiện cảm nhận, đánh giá, suy nghĩ về hình ảnh thơ
Cụ thể: ...Mạnh Tuấn, Thư, Nam, thu Hà, Cường......................
4/ Mắc lỗi diễn đạt dài dòng, lủng củng, thiếu chính xác
Cụ thể:Thắng, Minh, Huy, Phạm Thu Hương, Điệp
Hoạt động 3: Trả bài cho học sinh , cho HS phát biểu , lấy điểm 
GV trả bài của hs trước 15 phút khi kết thúc giờ học đề hs tự sửa lỗi trong vở ghi
Tuần 31
Tiết 145
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”.
Đọc những câu thơ, bài thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
GV tham khảo SGV tr.134-136.
H: Trình bày những nét chính về tác giả và văn bản ? 
GV chốt lại nội dung chính 
HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
GV đọc mẫu. HDHS đọc.
Đọc phần tóm tắt sgk.
Gv đọc+ gọi học sinh đọc+ nhận xét
Gọi học sinh đọc chú thích trong sgk.
Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?
Theo em đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?.
Văn bản này thuộc thể loại nào?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết 
H: Nhân vật tôi có trang phục ntn?
H:Em nhận cách miêu tả trang phục của nhân vật tôi?
H: Trang phục này nhân vật tôi có được theo em nhờ vào đâu?
H: Từ cách miêu tả đó giúp em suy nghĩ gì về trang phục của Rô-bin-xơn?
H : Ở đây ta bắt gặp giọng văn dí dỏm và hài hước.
Rô-bin-xơn trang bị cho mình những gì?
H: Qua miêu tả em có nhận xét gì về trang bị của Rô-bin-xơn?
Trang phục và trang bị ấy quả thật độc đáo và đặc biệt.
Theo em trang phục và trang bị đó có được nhờ vào đâu?
Đọc phần còn lại.
Rô-bin-xơn tự tả khuôn mặt mình ntn?
H: Ở đây tác giả tiếp tục sử dụng cách miêu tả gì?
H:Theo em tại sao nhân vật tôi chỉ chú ý miêu tả 2 nét này thôi?
H: Em cảm nhận gì về diện mạo Rô-bin-xơn?
H: Khi kể lại bộ dạng, trang phục, diện mạo của mình Rô-bin-xơn có giọng kể ntn?
H: Với cách kể ấy, em hiểu Rô-bin-xơn là người ntn?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết 
H: Em hãy đánh giá về những thành công về nghệ thuật ? Nội dung văn bản là gì ? 
- HS đọc nội dung SGK , trình bày . Một số em khác nhận xét bổ sung .
Yêu cầu đọc: Giọng đọc trầm tĩnh, vui vui pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.
 P1: đầu à như dưới đây: cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình.
- P2: tiếp à bên khẩu súng của tôi: trang phục và trang bị của Rô_bin_xơn.
- P3: còn lại: diện mạo của vị chúa đảo.
- Theo ngôi thứ nhất - nhân vật chính tự kể về cuộc sống của mình
- Tiểu thuyết
- Rô-bin-xơn đã trải qua hơn 10 năm trên đảo đã buộc anh phải ăn vận và trang bị như vậy để tồn tại.
- Cách giới thiệu dí dỏm, hài hước, tự giễu mình.
-HS tìm hiểu , trả lời các chí tiết : cái mũ , Chiếc áo , Đôi ủng ....
- Miêu tả một cách kĩ từ trên xuống dưới từng bộ phận rất tỉ mỉ từ chất liệu, hình dáng công cụ
- Tất cả đều do nhân vật tôi tự chế tạo bằng da dê.
- Học sinh nghe và trả lời câu hỏi .
- Thắt lưng: bằng da dê, rộng bản, dây buộc thay khoá.
- Dụng cụ: rìu con, cưa nhỏ, túi đạn,túi thuốc súng, gùi sau lưng, súng khoác vai, dù lớn trên đầu che nắng mưa.
- Đó là kết quả lao động sáng tạo của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách thoải mái. 
- Cách miêu tả với những lời nhận xét dí dỏm, hài hước.
- Đây có thể là 2 nét thay đổi lớn nhất dễ nhận ra nhất.
- Giọng kể hài hước, không than vãn.
- Dù trong cuộc sống gian nan chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật nhưng bằng nghị lực, trí thông minhquyết tâm sống đã giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh để sống lạc quan yêu đời.
- HS dựa vào ghi nhớ SGK để trình bày 
Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
I. Vài nét về tác giả và văn bản 
Đe-ni-ơn-Đi - Phô (1660 - 1731) là nhà văn lớn của nước Anh.
2. Đoạn trích: 
 trích từ tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”
II/ Đọc – tìm hiểu chung 
1.Đọc 
2. Bố cục :
-Đoạn I: Phần mở đầu.
-Đoạn II và III: Trang phục của Rô-bin-xơn.
-“Quanh người ... khẩu súng của tôi”: Trang bị ...
-Đoạn còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
3. Ngôi kể , thể loại 
- Theo ngôi thứ nhất - nhân vật chính tự kể về cuộc sống của mình
- Tiểu thuyết
III. Tìm hiểu chi tiết 
1.Diện mạo của Rô-bin-xơn :
 - Ngoài một câu nói thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép của chàng (một phần do Rô-bin-xơn muốn giới thiệu cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo nhưng chủ yếu do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất - kể những gì chàng nhìn thấy).
-> Rô-bin-xơn có bộ dạng kì khôi đến tức cườichứng tỏ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt.
2. Trang phục và trang bị của chúa đảo
a) Trang phục
+ Mũ to ... mảnh phủ xuống sau gáy, che nắng, chắn mưa
+ Áo bằng da dê vạt áo dài lưng chừng bắp đùi.
+ Một đôi giống đôi ủng bao quanh
=> Trang phục hơi lôi thôi, cồng kềnh nhưng tận dụng trong hoàn cảnh khắc nghiệt ở đảo.
b) Trang bị
- Thắt lưng: bằng da dê, rộng bản, dây buộc thay khoá.
- Dụng cụ: rìu con, cưa nhỏ, túi đạn,túi thuốc súng, gùi sau lưng, súng khoác vai, dù lớn trên đầu che nắng mưa.
-> Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh.
3.Diện mạo của Rô-bin-xơn
- Nước da đen cháy gần xích đạo (Châu Phi)
- Râu ria: ria mép dài to kiểu người theo đạo Hồi.
- Diện mạo thay đổi đến kì khôi.
- Chàng không lần nào thốt ra lời than phiền đau khổ . Trang phục kì dị , trang bị lỉnh kỉnh như người rừng lại hiện lên như một vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc.
-Giọng kể hài hước thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của chàng (đoạn mở đầu, đoạn kể về bộ ria mép: xén tỉa... so sánh: cái mắc để treo mũ)
*Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên.=> - Rô-bin-xơn lạc quan yêu đời và có niềm tin vào cuộc sống.
III/ Tổng kết:
4. Củng cố:
	Nhận xét của em về nhân vật Rô-bin-xơn.
5. Dặn dò:
	Đọc lại đoạn trích. Nắm chắc các chi tiết cần phân tích.
	Học bài theo các nội dung vừa tìm hiểu.
	Chuẩn bị bài mới: Bố của Xi-mông. 
 Khánh Bình Tây Bắc , ngày .... tháng ....năm 2010 
 Kí duyệt của BGH 	 Kí duyệt của tổ trưởng 
 ................................ .......................................
 ................................ .......................................
 ................................ .......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an soan chuan tuan31.doc