Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng việt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng việt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

1. Hệ thống hoá các biện pháp tu từ tiếng Việt đã được học, hiểu biết thêm các biện pháp tu từ tiếng Việt thông dụng khác chưa có trong chương trình.

2. Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng Việt thường gặp trong tác phẩm văn học.

3. Bồi dưỡng tình cảm yêu thích văn học ; năng lực cảm thụ và phân tích văn học.

II.TÀI LIỆU THAM KHẢO :

 1. Bài đọc : “Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ TiếngViệt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học”.

2. Các bài tập.

3. Các bài về các biện pháp tu từ đã học ở lớp .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1.On định lớp: (1) Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 - Giới thiệu chương trình học tập và các tư liệu tham khảo.

 - Phát “Bài đọc” cho HS.

 - Kiểm tra tư liệu học tập của HS.

 3. Bài mới : (37) Giới thiệu bài (1) Từ ý nghĩa, mục đích của bài học, GV vào bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng việt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 04-01 - 2010
 Tiết: 1. 
 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG
CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
QUA THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC
 -----------------------
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
Hệ thống hoá các biện pháp tu từ tiếng Việt đã được học, hiểu biết thêm các biện pháp tu từ tiếng Việt thông dụng khác chưa có trong chương trình.
Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng Việt thường gặp trong tác phẩm văn học.
Bồi dưỡng tình cảm yêu thích văn học ; năng lực cảm thụ và phân tích văn học.
II.TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 1. Bài đọc : “Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ TiếngViệt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học”.
Các bài tập.
Các bài về các biện pháp tu từ đã học ở lớp .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Oån định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Giới thiệu chương trình học tập và các tư liệu tham khảo.
 - Phát “Bài đọc” cho HS.
 - Kiểm tra tư liệu học tập của HS.
 3. Bài mới : (37’) Giới thiệu bài (1’) Từ ý nghĩa, mục đích của bài học, GV vào bài.
TG
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 Nội dung
36’
H: - Em đã được học những biện pháp tu từ nào ? Kể tên?
H: Em hiểu thế nào là so sánh ? Cho ví dụ?
Cho Hs thảo luận nhóm, trả lời -> GV tổng kết, bổ sung.
H: Nêu cấu tạo, đặc điểm của một phép so sánh?
H: Ngoài ra, cấu tạo, đặc điểm của một phép so sánh có thể thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?
H:Thế nào là nhân hóa ? Cho ví dụ?
Cho Hs thảo luận nhóm, trả lời -> GV tổng kết, bổ sung.
H: Có những kiểu nhân hóa nào mà em biết? 
H: Thế nào là ẩn dụ? 
H:Cho ví dụ?
Cho Hs thảo luận nhóm, trả lời -> GV tổng kết, bổ sung.
H: Có những kiểu ẩn dụ nào? 
H: Thế nào là hoán dụ ?Cho ví dụ?
Cho Hs thảo luận nhóm, trả lời -> GV tổng kết, bổ sung.
TL: Các biện pháp tu từ đã học gồm: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, phóng đại
TL:
So sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có cùng một điểm chung nào đó, nhằm làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
- Ví dụ:
+ Tình em như nước dâng trào.
+ Mặt trời như một quả trứng thiên nhiên khổng lồ trên một chiếc mâm bằng bạc
+ Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
TL:
- Một phép so sánh đầy đủ gồm có 2 vế:
+ Vế A (nêu tên sự vật ,sự việc được so sánh) – Vế B(Tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc được nói ở vế A).
+ Từ ngữ so sánh: Như, tựa như, giống như, 
TL: Cấu tạo, đặc điểm của một phép so sánh có thể thay đổi như sau:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng từ so sánh.
Ví dụ:
- Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
- Trường Sơn : Chí lớn ông cha,
 Cửu Long lòng mẹ bao la biển trào.
TL:Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cốibằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ:
- Kiến hành quân đầy đường.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng ,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. 
TL: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng những từ vốn gọi người đề gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Ví dụ: - Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
 Ta đây trâu đấy ai mà quản công
 - Lúa đã chen vai đứng cả dậy (Trần Đăng)
 - Vì sương nên núi bạc đầu
 Biển lay bỡi gió hoa sầu vì mưa 
(Ca dao)
TL:Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượngnàybằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
TL: Ví dụ:
- Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa. (Truyên Kiều)
-> Hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc( A)
- Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 Ca dao.
TL: Có 4 kiểu ẩn dụ:
- Aån dụ hình thức.
- Aån dụ cách thức.
- Aån dụ phẩm chất.
- Aån dụ chuyển đổi cảm giác.
TL: Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
- Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông )
- Aùo chàm đưa buổi phân li, 
 Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay.
 (Tố Hữu).
A. Oân tập các biện pháp tu từ đã học:
 1. So sánh:
a- Khái niệm:
So sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có cùng một điểm chung nào đó, nhằm làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
- Một phép so sánh đầy đủ gồm có 2 vế:
+ Vế A–Từ ngữ so sánh: Như, tựa như, giống như, 
 Vế B +
- Cấu tạo, đặc điểm của một phép so sánh có thể thay đổi.
.
2. Nhân hóa :
a- Khái niệm :
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cốibằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b- Các kiểu nhân hóa:
Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp.
3. Aån dụ :
a- Khái niệm:
Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượngnàybằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b- Các kiểu ẩn dụ :
Có 4 kiểu ẩn dụ .
4. Hoán dụ:
a- Khái niệm :
Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
 4. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : (2’)
- Nhắc HS về ôn tập lại những nội dung đã học ở lớp
- Oân tập lại các biện pháp tu từ đã học. Tìm ví dụ, phân tích.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de Tu chon 9.doc