VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Viết được van bản thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật.
Rèn luyện kỹ năng thu thập, hệ thống và chọn lọc tài liệu để viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả; xác định rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Giáo dục : viết được bài văn hay, có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên : Hướng dẫn, định hướng cho học sinh chuẩn bị bài (Đề bài được lựa chọn một trong số các đề cho sẵn trong SGK)
Học sinh : Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra và bút viết.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ngày soạn : 21/8/2009 Ngày dạy : 29/8/2009 Tiết 14+15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : Viết được van bản thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. Rèn luyện kỹ năng thu thập, hệ thống và chọn lọc tài liệu để viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả; xác định rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Giáo dục : viết được bài văn hay, có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên : Hướng dẫn, định hướng cho học sinh chuẩn bị bài (Đề bài được lựa chọn một trong số các đề cho sẵn trong SGK) Học sinh : Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra và bút viết. C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Nội dung kiểm tra: 3.1. Đề bài. Viết bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam. 3.2. Thời gian làm bài: thực hiện trong 2 tiết. 3.3. Đáp án và biểu điểm. a/ Yêu cầu về hình thức. - Viết được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh có đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài - Bài viết có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và có kết hợp các yếu tố miêu tả. b/Nội dung cụ thể. - Phần mở bài: Giới thiệu được xuất xứ và vai trò của cây lúa đối với nền sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. - Phần thân bài: Cần đảm bảo các ý sau: (1)+ Giới thiệu được lai lịch của cây lúa (từ châu Á) (2)+ Quá trình hình thành và phát triển của cây lúa nước(Có từ lâu đời, loài người đã tìm ra cây lúa nước và cách trồng cây lúa nước ) (3)+ Một số đặc điểm cơ bản của cây lúa ( Kết hợp thuyết minh với các yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật), (Thân mềm, chiều cao khoảng 50cm đến 100cm tuỳ từng giống lúa, ưa sống ở môi trường nước (vì vậy còn gọi là Lúa nước) Chú ý nêu đặc điểm về lá, hoa, quả đự trên cơ sở sinh học. (4)+ Vai trò cụ thể của cây lúa đối với đời sống của người nông dân nói riêng và con người nói chung. (Cung cấp giá trị kinh tế cho người làm ruộng, cung cấp lương thực cho con người ) - Kết bài: Có thể nêu lên những nhận định và đánh giá cúng như cảm nghĩ của em về cây lúa. c/ Cách chấm điểm: a1. Về hình thức: (cho 1 điểm) Chữ viết sạch đẹp, trình bày hợp lý, ít sai lỗi chính tả, thể hiện rõ được cấu trúc câu và cấu trúc văn bản. a2. Về nội dung: (cho tối đa 9 điểm) * Mở bài: (1 điểm) Có cách mở bài hợp lý, thể hiện được nội dung của văn bản. *Thân bài: (7 điểm) Đáp ứng được những nội dung sau: - Thể hiện được hầu hết nội dung (7 điểm) - Thể hiện đúng, đủ các ý (2)(3)(4) (5 điểm) - Thể hiện được các ý (3)(4) cho (4 điểm) * Riêng đáp ứng được hầu hết các ý về nội dung nhưng chưa kết hợp được yếu tố miêu tả và nghệ thuật trong bài văn (5 điểm) - Viết có ý nhưng còn lung tung, chưa sắp xếp được nội dung, trình bày còn lộn xộn: tuỳ mức độ bài để cho từ (1 đến 3 điểm) *Kết bài (1 điểm) - Có kết bài hợp lý, mang tính tổng kết lại những nội dung đã thuyết minh ở trên.
Tài liệu đính kèm: