Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Bài 3 - Tiết 10: Nghĩa của từ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Bài 3 - Tiết 10: Nghĩa của từ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hs nắm được: Nghĩa của từ và một số cách giải thích nghĩa của từ.

- Rèn khả năng phân tích nghĩa của từ.

- Giáo dục lòng ham thích tìm hiểu và tích luỹ vốn từ tiếng Việt.

B. Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

H: Tại sao trong T.Việt lại phải sử dụng từ mượn? Khi sử dụng từ mượn phải đảm bảo nguyên tắc nào?

3. Bài mới:

*. Hoạt động 1:

 H. Khi giao tiếp, ta phải làm thế nào cho người khác hiểu được ý chúng ta cần truyền đạt?

 GV: Muốn làm được điều đó, những lời nói của ta phải có nghĩa, nghĩa chung của câu là do nghĩa của từ tạo nên. Vậy nghĩa của từ là gì? Cách giải thích nghĩa của từ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Bài 3 - Tiết 10: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2006
Ngày dạy:
Bài 3. Tiết 10: Nghĩa của từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hs nắm được: Nghĩa của từ và một số cách giải thích nghĩa của từ.
- Rèn khả năng phân tích nghĩa của từ.
- Giáo dục lòng ham thích tìm hiểu và tích luỹ vốn từ tiếng Việt.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
H: Tại sao trong T.Việt lại phải sử dụng từ mượn? Khi sử dụng từ mượn phải đảm bảo nguyên tắc nào?
3. Bài mới:
*. Hoạt động 1:
 H. Khi giao tiếp, ta phải làm thế nào cho người khác hiểu được ý chúng ta cần truyền đạt?
 GV: Muốn làm được điều đó, những lời nói của ta phải có nghĩa, nghĩa chung của câu là do nghĩa của từ tạo nên. Vậy nghĩa của từ là gì? Cách giải thích nghĩa của từ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay...
*. Hoạt động 2:
GV treo bảng phụ" hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu.
+ Tập quán: Thói quen cộng đồng
+Lẫm liệt: Hùng dũng oai nghiêm
+ Nao núng: Lung lay, không vững lòng
- Hs đọc các chú thích.
H. Xét về h.thức, mỗi chú thích trên có mấy bộ phận? Hãy chỉ rõ từng bộ phận?
H.Quan sát các ví dụ trên bảng em cho biết phần g.thích có tác dụng gì?
H. Trong các chú thích trên, chú thích nào chỉ s.việc, tính chất, h.động, mối quan hệ?
(Chú thích 1" chỉ s.việc; chú thích 2&3" T.chất).
H. Như vậy nghĩa của từ nằm ở phần nào? (nội dung).
 GV ghi mô hình.
H. Hãy chỉ ra những từ trên ứng với phần nào trong mô hình?
H. Từ mô hình trên em hiểu thế nào là nghĩa của từ? 
- HS đọc ghi nhớ.
GV chốt: NDung là cái chứa đựng trong hình thức của từ. Là cái có từ lâu đời (Vốn có của từ)
" Ngày nay c.ta phải tìm hiểu để dùng từ cho đúng.
GV đưa ra BT: Hãy giải thích nghĩa của từ sau:
 *. Từ “cây” 
+ H.thức: Từ đơn, chỉcó 1 tiếng.
 + N.dung: Chỉ 1 loài thực vật.
 *. Từ “xe đạp” + H.thức: Từ ghép 
 + N.dung: Chỉ 1 loại phương tiện phải đạp mới chuyển dịch được.
- Chuyển ý:Vậy làm thế nào để giải thích được nghĩa của tư.
 GV đưa ra các bảng phụ các từ.
Tập quán, l liệt, nao núng, (BT phần 1).
H. Chú thích 1: Ta có thể thay thế từ "Tập quán" bằng " thói quen" trong những câu sau được không?
- Người Việt có tập quán ăn trầu.
- Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
-> HS thay 2 từ vào 2 câu trên.
H. 2 từ có thể thay thế vào trong 2 câu trên được không? Vì sao?
(Câu 1 thay được. Câu 2 không thể nói: Bạn Nam có tập quán ăn quà vặt. 
Vì: Tập quán có ý nghĩa rộng -> Gắn với chủ thể là số đông.
Thói quen có ý nghĩa hẹp , gắn với chủ thể là 1 cá nhân.)
H. Vậy từ "tập quán được giải thích bằng cách nào?
- GV phân tích chú thích 2:
VD: Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
H. Từ Lẫm liệt, Hùng dũng, Oai nghiêm có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao?
(được. Vì: không làm cho nội dung thông báo thay đổi) 
H. Vậy từ Lẫm liệt được giải thích bằng cách nào?( Từ đồng nghĩa).
- GV đưa ra bài tập:
H.Tìm từ trái nghĩa với từ: Sáng sủa?
(tối tăm, âm u, hắc ám...)
H. Từ trên được giải thích bằng cách nào? (từ trái nghĩa)
H. Như vậy có mấy cách giải nghĩa của từ? 
- HS đọc ghi nhớ:
H. Cần nắm những nội dung gì trong phần ghi nhớ?
- GV chốt kiến thức.
+ GV đưa ra BT:
...Tiên Vương chứng giám.
H. Có thể thay thế từ chứng giám bằng từ nào?
( ....Soi xét hoặc: Làm chứng.)
H. Vậy khi giải nghĩa của từ cần chú ý điều gì?
(Chú ý lời giải có thể thay thế cho từ trong lời nói.)
+ Từ “Trung thực” - Đồng nghĩa: Thật thà, thằng thắn, ngay thật.
 - Trái nghĩa: Dối trá, lươn lẹo, ....
- Hs đọc " GV chốt lại kiến thức cần nhớ.
GV đưa ra BT:
- Trong trận chiến đấu ác liệt vừa qua nhiều chiến sĩ CM đã bỏ mạng.
- Trong trận Khe sanh nhiều tên địch đã hy sinh.
H. Cách dùng từ đồng nghĩa như trên có được không? Vì sao?
(Ko. được, ko phù hợp với m.đích nói)
" Vì vậy khi dùng từ phải chú ý sắc thái biểu cảm: Khinh, ghét, tôn trọng...)
*. Hoạt động 3:
I/ Nghĩa của từ là gì?
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu:
 Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận:
+ Trước dấu 2 chấm: Từ cần g.thích (H.thức)
+ Sau dấu 2 chấm: Phần g.thích (Nội dung)
2. Nhận xét:
Phần g.thích giúp ta hiểu được nghĩa của từ.
Mô hình: Hình thức/ Nội dung.
3/ Ghi nhớ ( sgk- 35).
II/ Cách giải thích của từ.
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu:
- Chú thích 1: Nêu quan niệm, ý nghĩa được biểu thị bằng một khía cạnh.
- Chú thích 2 Đưa ra những từ đồng nghĩa.
- Chú thích 3: Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
b. Nhận xét:
3/ Ghi nhớ: (sgk-tr 35)
III/ Luyện tập:
( Giải trong vở BT)
4. Củng cố: 
H. Bài học hôm nay giúp em nắm được những kiến thức nào?
- GV chốt lai kiến thức .
5. HDH: 
- Về học thuộc ghi nhớ, nắm chắc n.dung.
- Làm BT 6,7 SBT-17.
- Chuẩn bị: Sự việc và nhân vầt...
 Học: Tìm hiểu chung về văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10 + 11 Nghia cua tu.doc