Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 132: Kiểm tra về thơ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 132: Kiểm tra về thơ

I. Mục tiêu cần đạt

 - Củng cố khái quát hóa về các tác phẩm thơ hiện đại. Vận dụng kiến thức đã học để nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn trích.

 - Có ý thức viết bài nghiêm túc

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức

- Ôn lại kiến thức đã học về , thơ. Nội dung và nghệ thuật chính sử dụng trong các tác thơ đó.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: Cảm nhận, phân tích, một đoạn, một câu, một hình ảnh hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.

 - Tổng hợp kiến thức làm bài viết thực hành.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 132: Kiểm tra về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03.3.2012
Ngày giảng: 9a,b: 05.3.2012
Ngữ văn: Bài 25: Tiết 132
KIỂM TRA VỀ THƠ
I. Mục tiêu cần đạt
	- Củng cố khái quát hóa về các tác phẩm thơ hiện đại. Vận dụng kiến thức đã học để nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn trích.
	- Có ý thức viết bài nghiêm túc
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Ôn lại kiến thức đã học về , thơ. Nội dung và nghệ thuật chính sử dụng trong các tác thơ đó.
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: Cảm nhận, phân tích, một đoạn, một câu, một hình ảnh hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
	- Tổng hợp kiến thức làm bài viết thực hành.
II. Ma trận đề
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mùa xuân nho nhỏ
Nhớ được thể thơ, nghệ thuật sử dụng .
Biết sản sinh ra một văn bản nghị luận về đoạn thơ
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 2
Số điểm:0,5
Số câu: 1
Số điểm:5
Số câu: 3
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Sang Thu 
Tín hiệu chuyển mùa và cảm xúc cảu tác giả khi thời tiết vào thu.
Nhớ được nội dung hai khổ thơ và nội dung chính của nó
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 2
Số điểm:0,5
Số câu: 1
Số điểm:3
Số câu: 3
Số điểm:3,5
Tỉ lệ: 35%
Viếng Lăng Bác
Nghệ thuật ẩn dụ , cảm xúc của tác giả khi ra về.
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu: 1
Số điểm:0,25
Tỉ lệ 2,5%
Nói với con 
Nhớ và điền được các từ ngữ còn thiếuvề nội dung và đặc sắc nghệ thuật
Số câu:
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:0,75
Số câu: 1
Số điểm 0,75
Tỉ lệ 7,5%
Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ:
Số câu:2
Sốđiểm:0,5
Tỉ lệ: 5 %
Số câu: 4
Sốđiểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu8
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
III. Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ( Mỗi ý đúng 0,5 từ câu 1 đến câu 5 )
Câu 1: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Haỉ được viết theo thể thơ nào ?
 	A. Thể thơ 4 chữ
B. Thể thơ 5 chữ
C. Thể thơ 7 chữ 
D. Thể thơ tự do
 Câu 2: “ Giọt long lanh” trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
 	A. Mưa xuân.
 	B. Sương sớm.
 	C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
 	D. Tưởng tượng của nhà thơ.
Câu 3: Tín hiệu đầu tiên của sự chuyển mùa từ hạ sang thu trong bài thơ :  Sang thu.
 A. Hương ổi
 B. Sương
 C. Sông dềnh dàng
 D. Hàng cây đứng tuổi
Câu 4: Tâm trạng của nhà thơ trong bài “Sang thu ” Ngỡ ngàng bâng khuâng, buồn chán, nặng trĩu lo lắng
	A. Đúng
 B. Sai 
Câu 5 : Hình ảnh “Hàng tre” trong bài thơ Viếng Lăng Bác có ý nghĩa như thế nào?
 A. Tượng trưng cho người bảo vệ bên lăng
B. Là hình ảnh thiêng liêng, bên lăng Bác
 C. Tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, sức mạnh kiên cường, dẻo dai, bền bỉ
Câu 6: Điền các từ còn thiếu vào nội dung đoạn trích sao cho phù hợp 
( Gia đình ấm cúng, nhân dân lao động, dân tộc mình, người đồng mình, quê hương)
Qua bài thơ nói với con, bằng những từ ngữ giàu sức gợi cảm. Y Phương đã thể hiện tình cảm (1)............... ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của( 2) ....... mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tam hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với ( 3)............... và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II.Tự luận. ( 8 điểm)
1. Câu 1 : ( 3 điểm )
Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương. Nêu ý nghĩa của hai khổ thơ đó ? 
2. Câu 2: (5 điểm ) Cảm nhận của em về khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:  
     ‘‘ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến”
IV. Hướng dẫn chấm
Số câu
Nội dung chính
Biểu điểm
Câu 1, 2, 3, 4
I. Trắc nghiệm
1- B; 2- C; 3- A; 4 - B; 5: C
Tổng điểm: 2
1,25 điểm
Câu 5
1- gia đình ấm cúng
2- dân tộc mình 
3- quê hương
0,75 điểm
Câu 1
II. Tự luận
- Nhớ và chép lại được hai khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác đúng nội dung, chính tả.
- Nêu và phân tích ý ngĩa của đoạn thơ đó
Tổng điểm: 8 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
Câu 2
* Yêu cầu phân tích được nhân vật trữ tình trong khổ thơ đó
a- Nội dung (4,5 điểm)
- Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ( 1 điểm ) 
- Từ mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước. 
- Phân tích, cảm thụ về hình ảnh thơ được thể hiện qua: 
+ Nội dung: Ước nguyện chân thành, tha thiết (qua điệp ngữ) muốn làm những gì, dù nhỏ bé, nhưng là phần đẹp nhất, có giá trị nhất để đóng góp cho đời. (2 điểm)
- Nghệ thuật miêu tả, cảm xúc, bình luận của nhà thơ được thể hiện qua ngôn ngữ (0,75 điểm)
- Nhận xét, đánh giá, cảm nhận riêng về ước nguyện của nhà thơ. ( 0,75 điểm) 
b- Hình thức (0,5 điểm)
HS viết được văn bản hoàn chỉnh có bố cục ba phần hoặc bài văn ngắn có đủ các ý trên.
Tổng : 5 điểm
1 điểm
2 điểm
 0,75 điểm
 0,75 điểm
 0,5 điểm
4. củng cố (3’)
 - GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà ( 2’) 
- Bài cũ: Xem lại các bài học và nội dung tiết kiểm tra
- Bài mới: Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng. Chú ý các văn bản nhật dụng học từ lớp 6 đến lớp 9 trong chương trình ngữ văn THCS giờ sau học

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 133kt1 tiet ve tho.doc