Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài: Phong cách Hồ Chí Minh

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Xuất xứ

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm 2 phần:

- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.

- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa

- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.

+ Gian khổ, khó khăn.

+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.

- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.

- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.

- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.

- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:

- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.

- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa

Biểu hiện của đời sống thanh cao:

- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.

- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.

Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:

- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	Lê Anh Trà
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III. Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm.
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
3. Hệ thống luận cứ.
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.
III. Tổng kết
Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Sự thách thức
- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga, Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm
- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.
2. Cơ hội
Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.
3.Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
III. Tổng kết.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van ban nhat dung 9.doc