Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tính thống nhất chủ đề trong văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tính thống nhất chủ đề trong văn bản

BÀI TẬP

TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Giúp hs củng cố lại các kiến thức cơ bản về phần lý thuyết đã học ở tiết chính thức, khả năng ứng dụng lí thuyết vào văn bản nói, viết.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng làm bài tập, kĩ năng viết văn bản.

 3. Thái độ:

 Thấy được tầm quan trọng của chủ đề trong văn bản từ đó có ý thức học tập tốt khi viết bất kì một văn bản nào.

 II. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, câu hỏi thảo luận.

 - HS: Xem lại phần lí thuyết đã học, các bài tập ở sách bài tập 8.

 III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Kiểm tra: ? Thế nào là chủ đề của văn bản?

 ? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó?

 2. Bài mới:

 

doc 58 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tính thống nhất chủ đề trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011 
TiÕt 1:	
BÀI TẬP
TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp hs củng cố lại các kiến thức cơ bản về phần lý thuyết đã học ở tiết chính thức, khả năng ứng dụng lí thuyết vào văn bản nói, viết.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài tập, kĩ năng viết văn bản.
 3. Thái độ: 
 Thấy được tầm quan trọng của chủ đề trong văn bản từ đó có ý thức học tập tốt khi viết bất kì một văn bản nào.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, câu hỏi thảo luận.
 - HS: Xem lại phần lí thuyết đã học, các bài tập ở sách bài tập 8.
 III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra: ? Thế nào là chủ đề của văn bản?
 ? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó?
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu về chủ đề văn bản.
GV cho hs đọc văn bản “Trong lòng mẹ”
?Văn bản này nói lên chủ đề gì?
? Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Có mấy đối tượng?
?Dựa vào những chi tiết nào đó nói lên điều đó?
?Tìm các từ ngữ,câu dùng để duy trì đối tượng trong văn bản.
?Văn bản này đó thống nhất chủ đề hay chưa? 
Thế nào là thống nhất chủ đề trong văn bản?
HS đọc văn bản.
- Chủ đề là đối tượng, sự việc chính trong văn bản.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là mọi sự vật sự việc diễn ra đều xoay quanh chủ đề đó xác định không lạc sang chủ đề khác.
- Để bảo đảm tính thống nhất trong văn bản cần chú ý: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
Nói lên niềm thương nhớ mẹ của chú bé Hồng.
Bé Hồng .Có 3 đối tượng.
Nghĩ về mẹ, nhớ mẹ, khóc ròng khi người cô châm chọc và nhục mạ mẹ và những cảm giác sung sướng hạnh phúc khi gần mẹ.
- Nhưng đời nào lũng thương yêu mẹ tôi lại bị..
- Gương mặt mẹ tôihay tại bỗng được gặp ôm ấp lại cái hình hài máu mủ.
Văn bản đó thể hiện được tính thống nhất cao.
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là mọi sự vật sự việc diễn ra đều xoay quanh chủ đề đó xác định không lạc sang chủ đề khác.
- nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại
I. Đọc và tìm hiểu về chủ đề văn bản.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu các bài tập.
Nhận xét tính thống nhất chủ đề của văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân.
 a. Văn bản viết về đối tượng nào?
b. Trong văn bản người viết trình bày mấy nd?
c. Chủ đề của văn bản là gì?
d. Các nd trong vb đã thống nhất với chủ đề chưa? Vì sao?
e. Tìm các từ ngữ, câu thể hiện chủ đề của văn bản?
Quan sát vb- trả lời câu hỏi
II. Bài tập.
a. KN Nông Văn Vân.
b. VB gthiệu nd:
 - Gthiệu về NV.
 - Nguyên nhân cuộc KN.
 - Diễn biến cuộc KN.
 - Kquả cuộc KN.
c. Chủ đề: ý thức đấu tranh chống triều đình nhà nguyễn của người tày TK XIX.
d. Các nd trong vb rất thống nhất.
e. Các từ ngữ thể hiện chủ đề của vb: nổi dậy, KN, đàn áp, tấn công, bao vây, chết, dập tắt.
3. Củng cố:
 ? Thế nào là chủ đề trong văn bản?
 ?Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất trong văn bản?
4. Dặn dò:
 - về nhà xem lại bài.
 - Đọc lại truyện cuộc chia tay của những con búp bê và tìm tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
 - Soạn bài mới "Trong lòng mẹ". đọc thật kĩ văn bản chú ý cách xây dựng từ xưng hô và những tình cảm mãnh liệt mà đứa con dành cho mẹ.
_________________________________________________
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011 
TiÕt 2:	
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ.
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức cho HS về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong khi nói, viết.
 3.Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
 - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: tìm hiểu về cấp độ khái quát.
? Thế nào à từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
Suy nghĩ trả lời
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
 + Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa rộng so với các từ: Chó săn, chó sói, chó ngao...
 + Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa hẹp vì từ chó cũng như các từ mèo, trâu, bò, ngựa... đều được bao hàm ttrong phạm vi nghĩ của từ gia súc.
 + Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu các bài tập.
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm theo các nhóm từ ngữ sau đây:
a. Lúa, ngô, khoai, sắn.
b. Su hào, bắp cải, xà lách, cải.
c. Thịt, cá, rau, nước mắm.
? Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với các từ ngữ sau đây:
a. Áo lót
b. Bàn trà.
c. Ăn.
d. Đi
? Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt động của đối tượng trong các trường hợp sau:
a. Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.(Thanh Tịnh).
b. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc...( Thanh Tịnh).
? Tìm những từ có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ.
Học tập.
Cờ.
Giáo viên.
Truyện dân gian.
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
II. Bài tập.
 Bài tập 1.
a. Lương thực.
b. Rau.
c. Thực phẩm.
 Bài tập 2.
a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật.
b. Bàn trà -> bàn ->....
c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt....
d. Đi -> dời chỗ ->...
 Bài tập 3.
a. Liệng, bay....
b. Viết, đánh vần, đọc...
 Bài tập 4.
a. lao động
 học tập
viết chính tả làm toán làm văn 
 b. Thể thao
 cờ
Cờ gánh cờ tướng cờ vua
c. viên chức
 giáo viên
 thầy giáo cô giáo
d. văn học dân gian
 truyện dân gian
cổ tích thần thoại truyện cười
3. Củng cố:
 ? Thế nào là Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? 
4. Dặn dò:
 ? Xem lại bài trường từ vựng.
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011
TiÕt 3:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức cho HS về trường từ vựng.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sử dụng trường từ vựng trong khi nói, viết.
3. Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
 - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của trường từ vựng.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết về trường từ vựng.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?
? Nêu tác dụng của trường từ vựng?
Nhắc lại kiến thức
Nhắc lại kiến thức
Nhắc lại kiến thức
I. Trường từ vựng.
 - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Lưu ý:
- Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một ttrường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.
 + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
 + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...
 + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều tưg loại khác nhau.
 Ví dụ:
 + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...( danh từ)
 + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...( động từ)
 + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...( tính từ)
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 Ví dụ.
 Trường mùi vị : Chua, cay, đắng Chua ngọt...
 Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai...
- Trong khi nói, viết sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ ( các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...)
Hoạt động 2: HD tìm hiểu các bài tập.
? Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
 Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
? Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
 Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
? Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
 gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
?Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
Suy nghĩ làm bài
II. Bài tập.
 Bài tập1.
- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cuae mỗi người: Hé mở, chúm, mút.
 Bài tập 2.
- ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
 Bài tập 3.
- Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
- Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái.
- Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông.
- Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú.
- Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt.
 Bài tập 4.
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi...
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận...
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ...
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ...
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó...
 3. Củng cố:
 ? Thế nào là trường từ vựng? 
 4. Dặn dò:
 ? Xem lại bài nói quá.từ tượng hình, từ tượng thanh.
 ___________________________________________
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011
TiÕt 4:
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ THƯỢNG THANH
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức cho HS về từ tượng hình, từ thượng thanh.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ thượng thanh trong khi nói, viết.
 3.Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn  ... ài.
 III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra:
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
?Nhân vật chính được thể hiện ở phương diện nào?
 ?Nêu chủ đề của tác phẩm?
?Nêu những yếu tố tạo nên chất thơ của tác phẩm ?
? Phát biểu chủ đề của văn bản : Tôi đi học bằng một câu ngắn gọn?
Học sinh lần lượt đọc
?Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
? Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi ký?
? Nêu nội dung của đoạn trích :Trong lòng mẹ?
? Theo em, nhớ lại cuộc nói chuyên với người cô, tức là tác giả nhớ lại điều gì?
?Mục đích chính của tác giã khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc” là gì?
 - Vừa đau đớn vừa uất ức căm giận khi nghe những lời nói
? Em hiểu từ “rất kịch” trong câu văn : “Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giong nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của tôi kia, tôi cúi đầu không đáp” nghĩa là gì?
?Tìm các biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong văn bản để diễn tả trạng thái tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ của mình ?
 -Học sinh tìm
 “Giá những cổ tụcgiữa sa mạc”
?Tìm đoạn văn nói lên niềm sung sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ ? 
 “Gương mặt mẹ tôi lạ thường”
?Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích trong lòng mẹ ?
?Nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
I.Văn bản: Tôi đi học
 1. Đọc văn bản.
 2. Tìm hiểu văn bản.
 - Truyện ngắn trữ tình.
 - Tâm trạng.
 - Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng,nảy nở trong lòng n /v “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
-Truỵên được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nv “Tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường 
+ Kết hợp hài hoà tự sự ,miêu tả biểu cảm
+ Tình huống truyện chứa đựng chất thơ
+ Hình ảnh so sánh giàu chất trử tình
II.Văn bản: Trong lòng mẹ
 1. Đọc văn bản.
 2. Tìm hiểu văn bản.
 - Thể loại hồi ký.
 - Là những sự kiện đã xãy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến
 - Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng
 + Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ
 + Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ
 - Nói lên tâm trạng phức tạp của bé Hồng : Với những lời nói của người cô về mẹ mình.
- Giọng nói “rất kịch” :Giả dối
 + Người đàn bà xấu xa, xảo quyệt ,thâm đọc với những “rắp tâm tanh bẩn”
+ Là người đại diện cho thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ.
- Thể hiện sự căm hờndữ dội của bé Hồng đối với những cổ tục phong kiến đã đày đoạ người mẹ của mình.
- Niềm sung sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ
- Chú bé chịu nhiều nỗi đau mất mát.
- Chú bé dễ xúc động, tinh tế .
- Chú bé có tình thưong yêu vô bờ bến đối với mẹ.
 + Giàu chất trữ tình.
 + Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
 + Có những hình ảnh so sánh độc đáo.
3. Củng cố: 
 - Đặc điểm của truyện ký Việt Nam?
 - Nội dung ý nghĩa của các văn bản.
4. Dặn dò: Về học kỹ bài.
 Chuẩn bị đọc ,tóm tắt văn bản: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc.
___________________________________________________
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011 
TiÕt 23:	
ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Đọc ,kể tóm tắt và nắm vững nội dung ,nghệ thuật 2 văn bản: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. 
 2. Kỹ năng: Rèn đọc, kể tóm tắt và phân tích tâm trạng nhân vật.
 3.Thái độ: Căm ghét g/c thống trị tàn bạo độc ác, thông cảm sâu sắc vơí nổi khổ của người nông dân trước c/m tháng tám.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
 - HS: Đọc lại văn bản ,kể tóm tắt.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra: Trình bày nội dung ,nghệ thuật văn bản :Tôi đi học ?
	Trình bày nội dung ,nghệ thuật văn bản :Trong lòng mẹ?
 2. Bài mới:	
 I. Tức nước vỡ bờ.
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
 1 em đọc đoạn chữ nhõ.
 1 em đọc từ đầu đến ngon miệng hay không ?
 1 em đọc đến hết
Học sinh kể
? Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào ?
? Nhận xét chung về đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ?
? Nêu nội dung chính của đoạn trích TNVB?
? Trong đoạn trích ,tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
?Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam
trước cách mạng tháng 8 ?
? Nêu những thành công về nghệ thuật của văv bản
 a. Phân tích: Nghề nghiệp, ngôn ngữ, hành động.
 b. Phân tích: Thái độ thương yêu chồng, thái độ cứng cỏi với tên Cai Lệ (trong xưng hô), sức mạnh của lòng yêu thương và lòng căm thù là sức mạnh của một ngườ biết ý thức về phẩm chất của mình.
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời 
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
1. Đọc văn bản.
Bố cúc : Gồm 2 đoạn
- Kể tóm tắt.
 2. Tìm hiểu văn bản.
- Thể loại: Tiểu thuyết
Đoạn trích chương XVIII
 + Đoạn trích có kịch tính rất cao
 + Thể hiện tài xd n/v của Ngô Tất Tố
 + Có giá trị hiện thực, nhân đạo.
 + Vạch trần bộ mặt tàn ác của XHTDPK đương thời.
 + Chỉ ra nổi khổ cực của người nông dân bị áp bức.
 + Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân bị áp bức.
+ Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: Vừa giàu lòng thương yêu, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
 + Giàu tình thương yêu chồng con.
 + Căm thù bọn tay sai của thực dân P/K
 + Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai.
- Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẩn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.
- Nghệ thuật : Khắc hoạ tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn: Đối thoại đặc sắc. Miêu tả linh hoạt, sống động, tính đối lập.
3. Luyện tập.
 a. Phân tích bộ mặt tàn ác, đểu cáng của tên Cai Lệ qua đoạn trích?
 b. Phân tích hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích?
 II. Văn bản: Lão Hạc
 3 h/s đọc - nhận xét cách đọc 
? Tác phẩm lão Hạc viết theo thể 
loại nào ?
? Nêu nội dung của truyện lảo Hạc.
? Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một người như thế nào?
? Nêu ý nghĩa cái chết của lão Hạc ?
?Nhận xét về ông giáo trong tác phẩm ?
? Nêu nghệ thuật của văn bản lão Hạc ?
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
1. Đọc văn bản.
 - Kể tóm tắt.
2. Luyện tập.
 - Truyện ngắn.
 - Nội dung:
 + Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người.
 + Phẩm chất cao quý của người nông dân.
 +Số phận đau thương của người nông dân.
 - Là một người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
 -Ý nghĩa cái chết.
 + Là bằng chứng cảmđộng về tình phụ tử mộc mạc nhưng cao quý vô ngần
 + Gián tiếp tố cáo xã hội TDPK đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
 + Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân.
 - Nhân vật ông giáo:
 + Là người biết đồng cảm chia sẽ với nỗi khổ của lão Hạc .
 + Người đáng tin cậy để lão Hạc trao gữi niềm tin .
 + Là người có cách nhìn mới mẽ về lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung 
 - Nghệ thuật: +Kể, tả, biểu cảm.
 + Khắc hoạ thành công đặc điểm tính cách nhân vật.
 + Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc . 
3. Củng cố: Nội dung ,nghệ thuật của 2 văn bản?
4. Dặn dò: - Phân tích nhân vật lão Hạc .
 - Ôn các văn bản văn học nước ngoài.
_________________________________________
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011 
TiÕt 24:	
ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh đọc, nắm chắc: Nội dung, nghệ thuật, các văn bản văn học nước ngoài.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng đọc, kể tóm tắt văn bản.Tập phân tích các nhân vật trong văn bản.
 3.Thái độ: Thông cảm yêu mến những con người con người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng tâm hồn cao đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS: ôn bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra: Tóm tắt văn bản: Tức nước vỡ bờ, văn bản: Lão Hạc
 2. Bài mới:
 I. Văn bản: Cô bé bán diêm.(trích)
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
3h/s đọc -nhận xét cách đọc
1em kể tóm tắt - nhận xét cách kể
? Nêu tính chất của truyện: Cô bé bán diêm?
? Nêu nội dung của truyện: Cô bé bán diêm?
? Nêu những mộng tưởng hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?
? Câu văn sau sử dụng bút pháp tu từ nào?
- Những thần chết đã đến cướp bà của em đi mất, gia sản tiêu tan...
? Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
- Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc 2 bà cháu bay lên để đón lấy niềm vui, hạnh phúc đầu năm mới.
? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giã dùng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
?Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc -xen ở chuyện cô bé bán diêm là gì ?
Kể tóm tắt
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
1. Đọc.
Bố cục: 3 đoạn
2. Kể tóm tắt.
 - Cô bé bán diêm: Là một truyên ngắn có tính bi kịch.
 + Kể về số phận của em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
 + Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi em bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
 + Thể hiện tình thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khỗ.
=> Bp Nhân hoá.
- Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.
- Nghệ thuật tương phản.
- Nghệ thuật nổi bật: Đan xen giửa hiện thực và mộng tưỡng.
	II.Văn bản : Đánh nhau với cối xay gió.
?Nhận xét về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tet?
? Ý nghĩa của từ “hiệp sĩ”?
? Đoạn trích: Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?
?Hai nhân vật có tính trái ngược nhau ntn?
? Với chúng ta bài học từ 2 t/p này là gì ?
? Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-tét từ 2nhân
vật nổi tiếng đó của ông?
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
1. Đọc.
2. Kể tóm tắt.
 Là một tiểu thuyết nhại lại tiểu thuyết “hiệp sĩ” để chế giểu loại tiểu thuyết này.
- Hiệp sĩ: Là một người có sức mạnh, lòng hào hiệp hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội cũ.
- Lời kể Xéc-van-tét.
- Đôn ki-hô tê Xan-chô-Pan-xa
Hoang tưởng >< Tỉnh táo Nhưng cao thực dụng, tầm t 
 Thượng 
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng.
- Tác giả sử dụng tiếng cười khôi hài để giểu cợt cái hoang tưởng và tầm thường. Đề cao cái thực tế và cao thượng.
 III.Văn bản: Chiếc lá cuối cùng
3 em đọc- nhận xét cách đọc
1 em kể -nhận xét cách kể - bổ sung
 Hướng dẩn h/s luyện tập
 H/S đọc bài làm- gv sửa
1. Đọc.
2. Kể tóm tắt.
3. Luyện tâp.
a. Phân tích tâm trạng của nhân vật Giôn-xi.
b. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác 
 3. Củng cố: Nội dung ,nghệ thuật 3 văn bản?
 4. Dặn dò: Về nhà đọc, kể và ôn văn lại văn học Việt Nam trước cách mạng tháng.
____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BDHS yeu kem NV 8.doc