Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Để viết đúng chính tả tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Để viết đúng chính tả tiếng Việt

Để viết đúng chính tả tiếng Việt

1. Các lỗi về thanh điệu:

Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến nhất. Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây:

1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không

1.1.1. Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu)

Ví dụ:

a) Huyền ngã nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ, gặp gỡ,.

hăm hở, thong thả, gửi gắm, rải rác, hớn hở, mát mẻ,.

Chú ý:

- Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,.

- Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương.

- Từ nông nỗi (có nghĩ tương tự như nỗi niềm ) trong câu “Làm sao ra nông nỗi ấy” là một ngoại lệ; còn từ nông nổi (có nghĩa là nông cạn ) thì theo đúng quy tắc.

- Từ hẳn hòi là một ngoại lệ, có nghĩa gần giống như hẳn hoi (là một từ theo đúng quy tắc).

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Để viết đúng chính tả tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để viết đúng chính tả tiếng Việt 
1. Các lỗi về thanh điệu: 
Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến nhất. Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây: 
1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không 
1.1.1. Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu) 
Ví dụ: 
a) Huyền ngã nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ, gặp gỡ,... 
(IMG: Sắc hỏi không: bảnh bao, sửa sang, hăm hở, thong thả, gửi gắm, rải rác, hớn hở, mát mẻ,... 
Chú ý: 
- Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,... 
- Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương. 
- Từ nông nỗi (có nghĩ tương tự như nỗi niềm ) trong câu “Làm sao ra nông nỗi ấy” là một ngoại lệ; còn từ nông nổi (có nghĩa là nông cạn ) thì theo đúng quy tắc. 
- Từ hẳn hòi là một ngoại lệ, có nghĩa gần giống như hẳn hoi (là một từ theo đúng quy tắc). 
1.1.2. Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, thanh ngã đi với thanh huyền, còn thanh hỏi thì đi với thanh ngang (không dấu). 
Ví dụ: 
a) ngã - huyền: đằng đẵng, sừng sững, vò võ... 
(IMG: hỏi – ngang: mơn mởn, lanh lảnh, văng vẳng... 
Chú ý: Có một số ngoại lệ là: lẳng lặng, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ. 
1.1.3. Quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không còn tác dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ, khiến cho một số từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau mà chỉ khác nhau về thanh. 
Ví dụ: 
a) Huyền ngã nặng: lãi (lời - lợi), cũng (cùng), dẫu (dù), đã (đà), ngỡ (ngờ), cỗi (cội), đỗ (đậu), giẫm (giậm), chĩa (chìa), mõm (mồm), trĩu (trịu)... 
(IMG: Sắc hỏi không: chửa (chưa), tản (tán – tan), cảm ơn (cám ơn), nghĩa (ngãi – nghì), thảo (tháu), cản (can), chẳng (chăng), thả (tha)... 
Chú ý: Có các ngoại lệ: lẽ (lí), lõm (lỏm) 
Cũng trong hiện tượng biến âm tạo từ này, có một số từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhau mà chỉ khác nhau có phụ âm đầu. Nhận xét này cũng có thể giúp ta viết đúng dấu hỏi hay dấu ngã. 
Ví dụ: 
khẽ - sẽ, ngẫm - gẫm, rữa - vữa... 
xẻ - chẻ, phỏng - bỏng, vổng - chổng... 
1.1.4. Đối với những từ như sửa chữa, lỡ dở, ủ rũ..., ta có thể phân tích ra từng thành phần cấu tạo, rồi áp dụng quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không cho từng thành phần, thì có thể viết đúng chính tả. 
sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữa 
lỡ dở = lỡ làng + dở dang > lỡ dở 
ủ rũ = ủ ê + rũ rượi > ủ rũ 
Đối với những từ như bỡ ngỡ, bẽn lẽn... , ta có thể liên tưởng đến những từ ngỡ ngàng, trơ trẽn... 
1.2. Dân Việt Nam mạnh lắm 
1.2.1 Quy tắc này có nghĩa là ”Những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu là D, V, N (kể cả NH, NG, NGH), M, L thì viết với dấu ngã” 
D: dã man, dũng sĩ, anh dũng , bồi dưỡng , diễn đạt, diễn viên, diễm lệ, kiều diễm, dẫn chứng, sở dĩ , dĩ nhiên, bất đắc dĩ , dữ liệu... 
V: vĩ đại, hùng vĩ , vũ khí, vũ lực, vũ trang, dĩ vãng , vãng lai, vĩnh viễn , viễn thị, vĩ tuyến, cổ vũ , vũ khúc... 
N: nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã , trí não ... nhẫn nại, kiên nhẫn , thanh nhã , truyền nhiễm , tham nhũng , phiền nhiễu , nhũng nhiễu , thổ nhưỡng ... ngẫu /i] nhiên, bản ngã , ngũ cốc, đội ngũ , ngôn ngữ , tín ngưỡng ... nghĩa vụ, chủ nghĩa, nhân nghĩa , nghiễm nhiên... 
M: mã số, mã lực, mãnh liệt, mẫn cảm, mĩ mãn , thẩm mĩ , phụ mẫu , mẫu số, miễn phí, miễn cưỡng... 
L: lãnh đạo, lãng mạn, nghi lễ , lĩnh vực, chiếm lĩnh , cương lĩnh , triển lãm , kết liễu , lão luyện, lão thành, lữ khách, thành lũy , lưỡng / lự... 
Chú ý: Có ngoại lệ: ngãi (“cây thuốc”) 
1.2.2. Những tiếng Hán Việt còn lại (có các phụ âm khác) thì viết với dấu hỏi, trừ các ngoại lệ sau đây: bãi khóa, hoài bão , bĩ cực, cưỡng bức, linh cữu , chiêu đãi , quang đãng , phóng đãng , kinh hãi , hãm hại, kiêu hãnh , trì hoãn , hỗ trợ , hỗn hợp, hữu ích, bằng hữu , huyễn hoặc, kĩ năng, phẫn nộ, giải phẫu , cùng quẫn , thủ quỹ , thi sĩ , (bệnh) suyễn , tiễn biệt, thực tiễn , tiễu trừ, thanh tĩnh , tuẫn tiết, mâu thuẫn , (chim) trĩ , dự trữ , xã hội... 
2. Lỗi về phụ âm đầu 
2.1. Quy tắc i ê e: Quy tắc này giúp ta viết đúng G/GH, NG/NGH, K/C/Q 
2.1.1. Chữ G ghi âm “gờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn các nguyên âm khác đi sau thì nó không được thêm H. 
Ví dụ: GH: ghi, ghim, ghìm, ghiền, ghê, ghế, ghen, ghèn, ghét... 
(so sánh với G: ga, gà, gã, gặm, gắp, gặp, gẫm, gấc, gật, gõ, gói, gọi, gỗ, gớm, gửi, gù, gương... ) 
Chú ý: G trong gì, gìn, giã, giết, giêng, giếng... không phải ghi âm “gờ” mà lại ghi âm “giờ”. 
2.1.2. Chữ NG ghi âm “ngờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn trường hợp khác thì không thêm H. 
Ví dụ: NGH: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, nghiệp, nghiên, nghề, nghênh, nghếch, nghe, nghẹn, nghẹt... 
(so sánh với NG: ngà, ngang, ngắm, ngất, ngó, ngọng, ngốn, ngờ, ngủ, ngữ, ngước... ) 
2.1.3. Để ghi âm “cờ”, ta viết K khi nguyên âm đi sau là i (kể cả ia, iê), ê, e; các nguyên âm khác đi sau thì viết C; còn khi có âm đệm thì viết Q. 
Ví dụ: 
K: kí, kia, kiếm, kiến... kê, kể, kết... kè, kẻ, kén... 
C: cá, can, cắp, cân... có, còm, con, cô, cơ... cụ, của, củi, cuốc... 
Q: qua, quang, quắc, quê, quên... quy, quyên, quyết... 
2.2. Giao tranh cho tôi cầm: Quy tắc này giúp ta viết đúng GI- (chứ không viết D-) 
2.2.1. Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D- thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T-, hay C- (K-). 
Ví dụ: 
GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương... 
GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng... 
GI ~ T: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng... 
GI- ~ C- (K-): giác ~ cắc, giăng ~ căng, giỗ ~ kị... 
2.2.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ hai trường hợp: GI- ~ TR- (già ~ tra, giun ~ trùn) và GI- ~ CH- (giữ ~ chự, giòn ~ chon)... 
2.3. Dặn đến nhà thương: Quy tắc này giúp ta viết đúng D- (chứ không viết GI-). 
2.3.1. Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, hay TH. 
Ví dụ: 
D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa~, dằn ~ đằn... 
D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp... 
D- ~ TH-: dư ~ thừa, dược ~ thuốc... 
2.3.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ trường hợp: D- ~ Đ- (da ~ đa), dai ~ đai, dầm ~ đầm...) 
3. Lỗi về phụ âm cuối 
Sinh viên Trung và Nam Bộ thường lẫn lộn –N với NG, và –T với –C. 
3.1. Để viết đúng các phụ âm cuối này, cách tốt nhất là liên hệ với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa: 
Ví dụ: 
-N: an (yên), can (cản, ngăn), cuốn (quyển), buồn (muộn), lằn (hằn), ngàn (nghìn), chán (nản, ngán)... 
-NG: đang (đương), vàng (hoàng), sảng (hoảng), kháng (chống), làng (hương), buồng (phòng)... 
-T: viết (bút), gặt (cắt, chặt), hạt (hột), ngạt (ngột), sát (giết), mẹt (tẹt, trẹt), trát (trét), xem xét (quan sát)... 
-C: tạc (đục), phước (phúc), rán sức (tàn lực), tam giác (ba góc)... 
3.2. Trong những từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, -T chuyển thành –N và –C chuyển thành -NG. 
Ví dụ: 
-T > -N: chát chát > chan chát, thoắt thoắt . thoăn thoắt, mát mát > man mát, sát sát > san sát... 
-C > -NG: rắc rắc > răng rắc, biếc biếc > biêng biếc, vặc vặc > vằng vặc, phắc phắc > phăng phắc... 
Chú ý: Cần phân biệt những cặp từ sau đây: 
man mát “hơi mát” = man mác “mênh mông” 
phăn phắt “rập ràng” = phăng phắc “im lặng” 
bàn bạc “thảo luận” = bàng bạc “rải rác khắp nơi” 
4. Những nhận xét bổ sung 
4.1. Những từ láy vần thường có hai âm tiết giống nhau về thanh điệu. Do đó, thường có khả năng là cả hai âm tiết đều có dấu ngã hay cả hai đều có dấu hỏi. 
Ví dụ: 
bẽn lẽn, lã chã, lẽo đẽo, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững... 
bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo, lẩm cẩm, lủng củng, lỏng lẻo... 
4.2. Nói chung trong tiếng Việt, những từ có nghĩa giống nhau hay gần nhau thì thường là có hình thức giống nhau. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này để có thể viết đúng chính tả cho một số vần như sau: 
–uôi : đuôi, chuôi, cuối 
–ư t: bứt, rứt, dứt, đứt, giựt, nứt, sứt 
–at : bạt, gạt, ngạt, phát, phạt, sạt, tát, tạt 
–ăt : cắt, chặt, gặt, hắt, lặt, nhặt, ngắt, tắt, thắt, vắt, vặt, xắt 
–oi : oi, lòi, ngoi, ngòi, thòi, hói, khói, chòi, đòi, mòi, nòi, roi, soi, voi, vòi, xoi, xói... 
–en : chen, kén, len, lẻn, lén, nén, then, xen 
4.3. Để ghi âm , chữ Việt ta có hai chữ là I và Y. Nhà nước (năm 1984) có quy định như sau: 
- Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (trừ trường hợp Y đi sau âm đệm), thì thay Y bằng I. 
Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ , kĩ thuật... (huy chương, sơn thủy, quý báu...) 
- Nếu âm đứng một mình hay ở đầu từ thì viết bằng Y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen cũ. 
Ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỷ lại, yêu thương, yên ổn... 
(theo Tiếng Việt Thực Hành – Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh, Nhà xuất bản GD-2012)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe viet dung chinh ta tieng Viet.doc