Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn đọc thêm: Con Cò

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn đọc thêm: Con Cò

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của bài thơ.

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 3. Thái độ:

 - Quý trọng tình cảm gia đình, tình mẹ con, lòng biết ơn. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

 B. Chuẩn bị: + GV:Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN;-Bảng phụ ghi bài thơ.

 + HS: Học thuộc thơ; Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.

C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:

 HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút giấy(Đề và đáp án kèm theo)

 HĐ2:Giới thiệu bài: Đọc 1 vài bài ca dao có hình ảnh con cò để dẫn vào bài(Con cò trong ca dao là hình ảnh người lao động, người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp. Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lại gợi cho ta nhiều hiện tượng mới mẻ về tình mẹ, về cuộc sống; bài thơ mượn những hình ảnh quen thuộc, giai điệu quen thuộc của hát ru ấy sẽ mang tới chúng ta những điều nhắn gửi gì ?)

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn đọc thêm: Con Cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 111,112
Hướng dẫn đọc thêm: CON CÒ
 (Chế Lan Viên)
S:14/02/2011
G:21/02/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của bài thơ.
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. 
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: 
 - Quý trọng tình cảm gia đình, tình mẹ con, lòng biết ơn. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
 B. Chuẩn bị: + GV:Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN;-Bảng phụ ghi bài thơ.
 + HS: Học thuộc thơ; Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. 
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút giấy(Đề và đáp án kèm theo)
 HĐ2:Giới thiệu bài: Đọc 1 vài bài ca dao có hình ảnh con cò để dẫn vào bài(Con cò trong ca dao là hình ảnh người lao động, người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp. Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lại gợi cho ta nhiều hiện tượng mới mẻ về tình mẹ, về cuộc sống; bài thơ mượn những hình ảnh quen thuộc, giai điệu quen thuộc của hát ru ấy sẽ mang tới chúng ta những điều nhắn gửi gì ?)
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chung bài thơ.
*MT:Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm,thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt.
- HS đọc thầm chú thích (**) 
H: Em biết được những nét gì về tác giả, tác phẩm? 
- GV đọc mẫu 1 đoạn, lưu ý cách đọc. 2 HS lần lượt đọc 2 đoạn còn lại.
H: Bài thơ phát triển từ hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những lời hát ru. Qua hình tượng đó, tác giả nhằm nói về điều gì?Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Tìm bố cục của bài thơ.
(HS trả lời, GV ghi bảng).
H: Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Còn kết hợp phương thức biểu đạt nào khác?
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu văn bản.
*MT:Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
-HS đọc lại đoạn 1:Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ qua những lời ru.
H: Khi “con còn bế trên tay”, trong lời ru của mẹ có những cánh cò nào đang bay?
H: Em thường gặp cánh cò ấy trong thể loại văn học nào?
H: Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ những cánh cò như thế?
H: Bài ca dao (2) gợi nhớ đến những câu ca dao nào có hình ảnh con cò?
H: Vì sao những người mẹ xưa thường hay ru con bằng những bài ca dao về con cò?
H: Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Từ đó em cảm nhận được tình mẹ trong lời ru này như thế nào? (Nhân từ, rộng mở, chở che).
H: Em cảm nhận được ý nghĩa nào của lời ru với tuổi ấu thơ?
H: Có gì độc đáo trong hình thơ ở đoạn này? Hình thức ấy có tác dụng gì trong đoạn 1?
H: Khúc hát ru này gợi cho em nhớ về những kỉ niệm nào trong tuổi ấu thơ của em (HS tự bộc lộ ).
Tiết 2:
* HS đọc lại đoạn 2:Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người.
H: Trong khúc hát thứ hai, “cò trắng” mang những biểu tượng nào?
* HS thảo luận nhóm:
H: Đoạn thơ có những hình ảnh thơ nào mới lạ? Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ này?
H: Những mong ước nào của mẹ được bộc lộ trong khổ thơ 2?
* HS đọc thầm: “Cánh cò trắng  câu văn” 
H: Em hiểu liên tưởng này như thế nào? Ước mong nào của mẹ được bộc lộ?
* HS đọc khổ thơ cuối: Ý nghĩa biểu tượng về hình ảnh con cò.
- Thảo luận nhóm:
H: Hình ảnh con cò trong đoạn này có gì phát triển so với đoạn trên?
H: Qua đó nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình cảm?
H: Biểu tượng cuộc đời trong cánh cò được diễn tả trong lời thơ như thế nào? Vì sao nhà thơ có liên tưởng này?
HĐ6: Hướng dẫn HS tổng kết.
*MT:Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
 H: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
H: Học bài thơ, em có cảm nhận được những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru?
H: Những vẻ đẹp thơ ca nào của tác giả thể hiện trong bài thơ này?
H: Những biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng của nhà thơ được bộc lộ?
H: Những câu thơ nào mang đậm chất suy tư sâu lắng? Em có thích những câu thơ như thế không? Tại sao?
I.Tìm hiểu chung:
1) Tác giả - Tác phẩm: 
- Chế Lan Viên (1920 -1989) quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông tiếng từ phong trào Thơ mới. Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ VN thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 - Bài thơ Con cò sáng tác năm 1962.
2) Thể loại: Thơ trữ tình (thơ tự do)
3) Bố cục: 
- Đoạn I: Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru của mẹ.
- Đoạn II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức và gắn bó với con người qua từng chặng đường đời.
- Đoạn III: Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru.
4. Phương thức biểu đạt:Biểu cảm (kết hợp tự sự, miêu tả).
II. Đọc - hiểu văn bản:
1) Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ qua những lời ru:
- Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru.
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
* Cánh cò là biểu tượng của sự thương yêu, che chở của người mẹ.
2) Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người:
- Cánh cò đi vào tiềm thức tuổi thơ:
“Cò đứng quanh nôi
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.”
- Cánh cò gắn bó với tuổi học trò:
“Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân.”
- Cánh cò gắn với tuổi trưởng thành:
“Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”
* Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
3) Ý nghĩa biểu tượng về hình ảnh con cò:
- Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con cho đến hết cuộc đời. 
* Nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do, thể hiện cảm xúc linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ. 
- Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru và làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
2. Ý nghĩa văn bản: Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
à Ghi nhớ: ( SGK/48 )
HĐ7:Củng cố: Luyện tập.
HĐ8: Hướng dẫn tự học: - Học thuộc bài thơ.- Nắm nội dung + nghệ thuật;-Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.-Phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài. - Soạn: “Cách làm bài văn  đạo lý”.
Tuần 25	
Tiết 113, 114
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
S:14/02/2011
G:23/02/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tìm hiểu và trình bày những ý kiến, suy nghĩ của mình về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B. Chuẩn bị: + GV: Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; - Phiếu học tập; - Bảng phụ.
 + HS: - Soạn bài; - Bảng phụ nhóm.
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này như thế nào ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 HĐ2:Giới thiệu bài: Từ bài cũ, GV giới thiệu cách làm bài văn về tư tưởng, đạo lí - vận dụng các phép liên kết vào việc viết đoạn.
HĐ3: Củng cố kiến thức.
*MT:Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài văn nghị luận.
* HS đọc 10 đề bài SGK, GV:
H: Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau ? Chỉ ra sự giống và khác nhau đó ?
H: Hãy nêu 1 số đề bài tương tự (HS ghi nhanh vào phiếu học tập).
B2: Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
H: Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường là những vấn đề gì
B3: Hướng dẫn HS cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Thao tác 1:
@B3.1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
H: Đề thuộc loại gì? Yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Tri thức nào cần phải có?
 @B3.2: Hướng dẫn tìm ý:
H: Nghĩa đen của câu tục ngữ? Nghĩa bóng? Bài học đạo lí?
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn bài.
 * HS dựa vào các ý đã tìm, dựa vào dàn bài sơ lược (SGK) sắp xếp dàn ý chi tiết; - thực hiện theo nhóm, ghi bảng phụ nhóm treo lên. GV quan sát, nhận xét.
 * GV nhận xét, bổ sung, đưa dàn bài mẫu (bảng phụ) cho HS so sánh, đối chiếu. *Tiết 2:
Thao tác 3: Hướng dẫn HS cách viết bài.
 * HS đọc các đoạn mở bài SGK.
H: Cho biết em rút ra được bài học gì từ các mở bài này?
H: HS đọc gọi ý về phần thân bài (SGK)? Phần này cần có nội dung nào?
* GV đọc đoạn kết bài
H: Có mấy cách viết đoạn kết bài?
* GV cho HS xung phong lên bảng viết đoạn văn của mình: 1 mở bài, 2.HS thân bài, 1 kết bài.
 * Lớp nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, sửa chữa, cho điểm.
Thao tác 4: HS đọc lại bài viết, sửa chữa những sai sót.
* GV chốt ý. 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK.
HĐ4: Luyện tập
*MT:Vận dụng kiến thức đã học để làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Lập dàn ý đề bài: Tinh thần tự học.
- GV ghi đề bài số 7 (SGK/52) lên bảng – Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho đề bài.
H: Cho biết dạng đề ? (dạng mở, không có mệnh lệnh).
H: Học là gì ? (là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó).
H: Có những hình thức học nào ? (học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo và tự học). 
H: Thế nào là tự học? Tinh thần tự học là gì? Cần phải có tinh thần tự học như thế nào ?
- Cho HS lập dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp.
H: Hãy cho biết em sẽ vận dụng những phép lập luận nào để viết bài nghị luận này ?
I.Củng cố kiến thức:
1/Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
+ Giống: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Khác: 
- Dạng đề có mệnh lệnh (đề1,3,10): suy nghĩ, bình luận (bàn về), giải thích, chứng minh,
+ Dạng đề không có mệnh lệnh (đề 2,4,5,6,7,8,9).
2/ Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
3/Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Đề: suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
Đề 1,3,10 : có mệnh lệnh.
b. Lập dàn ý.
a. MB
b. TB
c.KB
c. Viết bài.
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ : SGK (T.54)
II. Luyện tập:
 Đề: Tinh thần tự học.
Dàn ý
1) Mở bài: 
- Chất lượng học tập hiện nay
- Tinh thần tự học
2) Thân bài: 
a- Giải thích: 
 - Học là gì?
 - Các hình thức học: có sự hướng dẫn của thầy cô, tự học
b- Tinh thần tự học là gì ? (tự giác học để khắc sâu, rèn, luyện, tiếp thu...)
 + Xem đó là nhu cầu.
 + Có phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện 
 + Ý thức học ở mọi nơi mọi lúc (2 dẫn chứng)
c- Nhận xét: Tinh thần tự học
3) Kết bài: 
 Khẳng định vai trò của tự học.
HĐ5:Củng cố:H: Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chúng ta cần chú ý thêm những vấn đề gì?
H: Nêu lại dàn bài chung của bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí? 
HĐ6: Hướng dẫn tự học: - Lập dàn ý cho đề 7(T.52)- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị bài: "Viếng lăng Bác", "Mùa xuân nho nhỏ" 
*RKN:
Tuần 25
Tiết 115
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
-Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình.
2. Kĩ năng:
- Biết sửa những lỗi có trong bài văn: chính tả, dùng từ, câu.
- Rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
B. Chuẩn bị: + GV:-Chấm bài, hệ thống những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của HS.
- Bảng phụ. + HS: - Soạn bài; - Bảng phụ nhóm. Coi lại phương pháp làm bài.
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: GV ghi lại đề, hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý( Như tiết 104,105)
HĐ2: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
 1.Ưu điểm: Phần lớn hiểu đề, nắm vững vấn đề cần nghị luận, suy nghĩ sâu sắc, nắm vững phương pháp làm bài, văn phong gọn, rõ, bố cục rõ ràng.
 2.Tồn tại:- Bài làm qua loa, sơ sài. Bố cục chưa cân đối; còn sa vào liệt kê các ý ; chưa nêu những suy nghĩ đánh giá về hiện tượng cần bàn; phân tích nguyên nhân chưa sâu; hướng khắc phục còn sa vào hô khẩu hiệu.
 -Bài làm cẩu thả, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu còn nhiều.
 -Diễn đạt yếu, câu văn quá dài, tối nghĩa.
 -Chưa tách đoạn cho từng luận điểm chính.
HĐ3: Nêu một số lỗi về chính tả, câu, đoạn văn (bảng phụ), HS phát hiện ra sai sót và sửa lỗi.
 1/ Chính tả : Vức rác(vứt), thăm quan(tham), nghuyên cứu (nghiên),...
 2/ Dùng từ - diễn đạt : Cho HS thống kê các lỗi đã phạm vào bảng phụ nhóm - sửa – HS khác nhận xét – GV chốt lại vấn đề.
 a. Khoa học ngày càng phát triển rác thải tăng bao nhiêu lên.(Diễn đạt tối nghĩa)
 b. Mục tiêu quan trọng của nhân loại là rác thải.(Diễn đạt sai nghĩa)
 c. Sau mỗi chuyến thăm quan thì rác thải càng tăng lên.(Dùng từ)
HĐ4: GV đọc, biểu dương bài văn khá, có tiến bộ. (Thu)
HĐ5:Chất lượng chung: 
Lớp
T.Số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
TB
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9/2
39
3. Hướng dẫn tự học: 
- Chuẩn bị học "Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)"
 - Soạn bài:"Viếng lăng Bác", "Mùa xuân nho nhỏ" .
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 tuan 23 chuan KTKN.doc