Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm học: 2008 - 2009

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm học: 2008 - 2009

Tiết 1 – 2 : Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

N/S : 15/8/2008. (Lê Anh Trà)

ND : 18/8/2008.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ :

Giáo viên :giáo án, bảng phụ.

Học sinh : vở, sách giáo khoa, soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Bài cũ :

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bộ môn Văn.

III. Bài mới :

Giới thiệu bài : “Như đỉnh non cao tự giấu hình,

Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Bác Hồ của dân tộc Việt Nam chúng ta là thế đó, là một người rất vĩ đại, nhưng cách sống của Bác rất giản dị. Phong cách sống cao đẹp ấy đã được nhà văn Lê Anh Trà thể hiện thật súc tích qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”

 

doc 117 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm học: 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I
BÀI 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
LUYỆN TẬP SD MỘT SỐ BPNT TRONG VB THUYẾT MINH.
Tiết 1 – 2 : Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
N/S : 15/8/2008. (Lê Anh Trà)
ND : 18/8/2008.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :giáo án, bảng phụ.
Học sinh : vở, sách giáo khoa, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bộ môn Văn.
III. Bài mới :
Giới thiệu bài : “Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Bác Hồ của dân tộc Việt Nam chúng ta là thế đó, là một người rất vĩ đại, nhưng cách sống của Bác rất giản dị. Phong cách sống cao đẹp ấy đã được nhà văn Lê Anh Trà thể hiện thật súc tích qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu
+ Văn bản nhật dụng ?
 Khái niệm văn bản nhật dụng ?
+ Hãy kể tên vài văn bản nhật dụng đã học ở L8?
Ôn dịch, thuốc lá, Thông tin trái đất năm 2000, Giáo dục chìa khóa của tương lai, Bài toán dân số.
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vài nét về Hồ Chí Minh. 
- Giới thiệu chân dung – một số hình ảnh về Bác. 
- “ Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ ề gì ?
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc văn bản . Chú ý ngữ điệu, cách ngắt câu, phân biệt giọng kể bình, giọng đọc cần thể hiện được niềm tôn kính tự hào đối với Bác.
- Gọi 2 học sinh đọc văn bản.
Học sinh đọc văn bản.
(Giáo viên nhận xét và cho học sinh giải thích các từ khó)
Học sinh trả lời. ? 
- Bài biết trình bày về vấn đề gì? 
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Vấn đề ấy đã được tác giả trình bày mấy ý? Các ý ấy đã được thể hiện qua những đoạn văn nào?
Đoạn 1 : “Từ đầu... rất hiện đại”. Vốn tri thức uyên bác của Bác.
Đoạn 2-3: Phần còn lạ: Lối sống của Bác.
- Đọc phần 1.
- Bác đã tiếp xúc với văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh như thế nào?
Học sinh phát biểu (dựa vào SGK) 
- Bác làm thế nào để có được vốn tri thức cảm xúc rộng ấy?
Có thể kèm theo cảm nghĩ.
- Thái độ của tác giả trước sự hiểu biết uyên bác của Bác?
Trích dẫn lời bình dẫn của tác giả ® sự khâm phục ngưỡng mộ của tác giả.
+Tìm hiểu thêm một số dẫn chứng để làm bật lên sự uyên bác của Hồ Chí Minh.
+ Bản án chế độ thực dân (1925)
+ Vi hành năm (1923)
+ Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925)
+ Nhật ký trong tù (1942-1943)
+ Thơ Hồ Chí Minh (trước và sau CMT8)
Học sinh kể những mẩu chuyện về Bác ® sự uyên bác của Người hoặc đọc thơ Bác, thơ viết về Bác. 
Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng Quốc tế (hội nhập nhưng không hòa tan). 
 Tiết 2:
 - Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chủ tịch được biểu hiện ra sao?
Học sinh đọc 2 đoạn (Sgk)
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự thống nhất dân tộc và nhân loại?
- Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, em hiểu điều ấy như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”
- Từ lối sống ấy của Bác, em hiểu quan niệm của Bác về cái đẹp cuộc sống như thế nào?
Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, trong sáng. 
Không phải là lối sống khắc khổ của người tự vui trong cảnh nghèo. 
Không tự thần thánh hoá, không tự làm cho khác đời hơn người.
- Qua những lời bình của tác giả ở đoạn 2, 3. Em hiểu tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
Yêu thương, kính trọng, tự hào.
“Một người gồm : kim cổ tây đông 
Giàu Quốc tế đậm Việt Nam từng nét”
(Bằng Việt)
(Liên hệ đến lối sống thanh cao của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Gọi 1 học sinh đọc lại câu cuối của đoạn 1 “Những điều kỳ lạ... rất hiện đại”. Vì sao tác giả lại khẳng định Bác có lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại?
- Tác giả đã xây dựng “Phong cách Hồ Chí Minh” bằng một văn phong như thế nào?
Kể + bình. Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. Đối lập.
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta rút ra được bài học gì cho cuộc sống?
Đi một ngày đàng học một sàng khôn; học hỏi suốt đời.
Sống chân thật, giản dị, hòa nhã.
- Từ văn bản này, các em hiểu về “phong cách Hồ Chí Minh” hơn? (phong cách sống riêng của Bác, vĩ đại mà giản dị và đối với chúng ta Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng tuyệt vời cao đẹp của nhân cách)
Học sinh thảo luận 5 phút.
Rất Việt Nam : giữ gìn bản sắc dân tộc.
Rất phương Đông : tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông.
Rất mới, rất hiện đại : về tư tưởng mang tính thời đại, đi trước thời đại, tiếp thu có chọn lọc văn hóa các dân tộc. Phá tan xiềng xích chế độ thực dân phong kiến, lạc hậu.
* Hoạt động 3 : Luyện tập .
- HS kể chuyện .
I. Giới thiệu :
“ Phong cách Hồ Chí Minh" 
la ømột văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Đọc:
2. .Bố cục :2 phần.
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá :
- Thăm và ở nhiều nước.
- Nói và thạo nhiều thứ tiếng.
- Đã làm nhiều nghề, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp,... phê phán những hạn chế,...
- Gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
- Rất phương Đông nhưng cũng rất hiện đại.
* Người tiếp thu văn hoá của nhân loại một cách có chọn lọc. 
2. Lối sống của Bác :
- Chiếc nhà sàn gỗ, vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, đồ đạc mộc mạc, đơn sơ.
- Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
* Cách sống giản dị, đạm bạc,thanh cao của Bác lại vô cùng sang trọng. Đó là nét đẹp của lối sống rất dân tộc , rất Việt Nam.
IV. Tổng kết :
- NT : Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, so sánh, hình ảnh đối lập, kể kết hợp với bình.
- ND : Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
V. Luyện tập.
Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
D : HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
- Học sinh sưu tầm tranh, thơ, truyện về Bác.
 - Soạn bài : “ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI” 
Tiết 3. Tiếng Việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
NS : 15/8/2008 . 
ND : 20/8/2008. 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : vở, sách giáo khoa, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
I. Ổn định lớp :
II. Kiểm tra bài cũ :
Học sinh nhắc lại kiến thức về Hội thoại đã học ở lớp 8.
1. Hội thoại là gì ? (Sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau)
2. Tại sao trong hội thoại, mỗi người cần phải xác định đúng vị trí xã hội (vai xã hội) của mình ?
III. Bài mới.
Giới thiệu bài :
Một lời nói là quan tiến thùng thóc
Một lời nói là dùi đục cẳng tay.
Lời nói là một trong những phương tiện giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng các phương châm hội thoại, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và biết cách sử dụng các phương châm ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
1) Tìm hiểu phương châm về lượng :
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại 1/47.
2 HS đóng vai An và Ba đọc đoạn đối thoại.
- Tại sao An tròn xoe mắt, há miệng nhìn Ba?
Cả lớp nhận xét giọng điệu, nét mặt, thái độ.
- Khi An hỏi : “Học bơi ở đâu?. Ba trả lời : “Ở dưới nước”. Câu trả lời ấy có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết? Vì sao?
Học sinh nhận xét, trả lời.
- Gọi học sinh kể lại truyện “Mất rồi”.
- Vì sao ông khách có sự hiểu lầm như vậy? Lẽ ra cậu bé phải trả lời như thế nào?
Nhận xét, trả lời bổ sung.
® Như vậy, trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
- Cho học sinh đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” trang 9.
- Vì sao truyện này lại gây cười?
Nhận xét, trả lời.
- Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
® Như vậy, từ ví dụ trên ta có thể rút ra được bài học gì về giao tiếp?
® Hai nhận định trên đã hình thành cho ta được phương châm gì trong hội thoại?
Đọc ghi nhớ 1 trang 9.
* Hoạt động 2: 
2) Tìm hiểu phương châm về chất.
- Hướng dẫn học sinh đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ” Sgk trang 9.
- Truyện cười nhằm phê phán điều gì?
Phê phán tính nói khoác.
- Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Cho học sinh tìm những tình huống nói không có bằng chứng xác thực.
01 học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, góp ý.
à Qua những tình huống trên, trong giao tiếp cần tuân thủ phương châm gì?
Đọc ghi nhớ trang 10.
* Hoạt động 3 : 
3) Hướng dẫn làm bài tập.
- Bài tập 1/10.
- Đọc và phân tích lỗi trong câu a và b.
- Bài tập 2. Hướng dẫn học sinh chọn cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống cho thích hợp. Dùng bảng phụ 
- Bài tập 3. Tìm yếu tố gây cười trong truyện.
- Người nói đã vi phạm phương châm nào ?
- Bài tập 4. Vận dụng các phương châm hội thoại đã học giải thích vì sao đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như ở mục a, b.
Làm bài tập 5/11.
Gợi ý : giải thích nghĩa của các thành ngữ – các thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào.
Ăn đơm nói đặt : là vu khống đặt điều.
Ăn ốc nói mò : nó ... ện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu)
2. Chuẩn bị “Cố hương” của Lỗ Tấn.
I. Tác giả, tác phẩm :
Tác giả : 1932.
Quê : Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Đề tài : Cuộc sống, con người Nam Bộ.
Tác phẩm :
a) Tóm tắt tác phẩm :
Bé Thu đã không nhận cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đã đối xử với ba em như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải chia ly. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào một việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô em gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
b) Hoàn cảnh sáng tác : Sách giáo khoa.
c) Đại ý : Truyện thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
II. Phân tích :
1. Cuộc gặp gỡ của hai cha con.
a) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra cha : 
- Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên.
- Nói trổng, người ta.
- Bất thần hất cái trứng ra.
- Cố làm... khua rổn rảng, khua thật to.
® Cá tính mạnh mẽ : phản ứng “cứng đầu” 
® Sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha.
b. Thái độ của bé Thu khi nhận ra cha :
- Bổng kêu thét lên, tiếng kêu như tiếng xé.
- Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
® Tình cảm yêu thương nhớ mong vỡ òa, cuống quýt lẫn sự hối hận.
2. Tình cảm của ông Sáu đối với con :
a. Khi mới gặp con :
- Nhún chân nhảy thót lên.
- Giọng lắp bắp run run.
® Khao khát được gặp: tình yêu con tha thiết, xúc động, mãnh liệt.
b. Khi về căn cứ :
- Cứ ân hận sao mình lại đánh con, nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh.
- Cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mĩ và cố công như người thợ bạc.
- Gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” 
® Tình cha con thắm thiết sâu nặng.
III. Tổng kết : 
- Cốt chuyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
- Nhân vật kể chuyện thích hợp (người bạn thân của ông Sáu) ® bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật ® bộc lộ rõ tư tưởng của truyện.
- Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
NHỮNG ĐỨA TRẺ
Macxim Gorơki (1868-1936)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Như sách trích dẫn.
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
I. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày tiểu sử của Lỗ Tấn.
- Tóm tắt truyện ngắn “Cố Hương”
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện?
II. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
GHI BẢNG
* Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS đọc truyện.
Phần 1 : Giọng đọc hồn nhiên.
Phần 2 : Giọng mạnh mẽ lẫn rụt rè.
Phần 3 : Giọng vui tươi, tin tưởng.
Trình bày những hiểu biết của em về Mx Gorki và tác phẩm?
Đoạn trích : nhân vật “tôi” muốn kể lại chuyện gì?
Tìm bố cục của đoạn trích?
* Hoạt động 2 :
Vì sao ba đứa trẻ con nhà đại tá thích chơi với Aliosa? Theo em Aliosa là một đứa trẻ như thế nào?
Tại sao Aliosa hỏi mấy đứa trẻ “có bị ăn đòn không?”
Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác”, rồi lặng đi, Aliosa thấy chúng ngồi sát vào nhau “như những chú gà con”. Tại sao Aliosa tin “Mẹ thật” thế nào cũng sẽ trở về?
* Hoạt động 3 :
Hình dáng, giọng nói, cách xưng hô hành động của đại tá Ốp xi an xi cốp đã được tác giả giới thiệu bằgn phương thức biểu đạt gì? (tự sự, miêu tả, lập luận)
® Hách dịch, đầy cương quyết, độc đoán, nghiêm khắc.
- Tại sao đại tá cấm các con chơi với Aliosa?
Hoạt động 4 :
Bon trẻ nói chuyện “khe khẻ với nhau” vì sợ đại tá biết bị cấm đoán nhưng chúng vẫn tìm đủ mọi cách để được chơi với nhau, vì sao? (Câu hỏi thảo luận)
- Cùng hoàn cảnh sống thiếu tình thương, cùng mê truyện cổ tích.
- Tìm thấy niềm vui, niềm tin, hy vọng trong thế giới truyện cổ tích.
- Tại sao ở đoạn 3 tác giả lại lặp lại một số hình ảnh có xuất hiện ở đoạn 1? 
(Sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở người đọc)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích :
Tác giả : 
Tác phẩm :
Bố cục :
a) Từ đầu... cúi xuống : Tình bạn trong sáng.
b) Trời đã... nhà tao : Tình bạn bi cấm đoán.
c) Đoạn còn lại : Tình bạn vẫn tiếp diễn.
Đại ý : Tình bạn giữa những đứa trẻ.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Tình bạn trong sáng :
- Xuống đây chơi với chúng tớ.
- Các cậu có bị ăn đòn không?
- Chúng... giống như những chú gà con.
- Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ.
- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ trở về.
(Đàn gà con co cụm lại khi thấy diều hâu ® sự thông cảm của Aliôsa với nỗi bất hạnh khi phải sống với mẹ khác của những đứa trẻ)
® Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
2. Tình bạn bị cấm đoán :
- Đứa nào gọi nó sang.
- Những con sống ngoan ngoãn.
- Cấm không cho được đến nhà tao.
® Không có tự do, luôn bị áp chế.
3. Tình bạn vẫn tiếp diễn.
- Nói chuyện khe khẽ với nhau.
- Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, dì ghẻ, người bà...
- Ngày trước, trước kia đã có thời...
® Khao khát tình cảm.
Bài học 
 Khái niệm 
 Cách sử dụng
 Ví dụ hoặc bài tập . 
Từ tượng thanh 
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người .
Dùng nhiều trong văn miêu tả tự sự .
BT2/146 : tắc kè , cuốc cuốc, đa đa, mèo , bò.
Từ tượng hình
 Từ tượng hình là từ gợi tảhình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật.
Dùng nhiều trong văn miêu tả, tự sự . 
BT3/146: Từ tượng hình trong đoạn văn : lốm đốm , lê thê , loáng thoáng , lồ lộ . Tác dụng :Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể , sinh động . 
So sánh 
Là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
Tăng sức gợi hình,
gợi cảm trong ca dao , thơ, trong văn miêu tả trong văn nghị luận .
BT 2/ 136 :b. SS tiếng đàn củaT.Kiều như tiếng hạc , tiếng suối , tiếng gió thoảng , tiếng trời đổ mưa.
 Tác dụng : làm cho việc miêu tả cụ thể , sinh động , hấp dẫn , người đọc hình dung được âm thanh tiếng đàn theo từng cung bậc khác nhau .
BT3/148 c.Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh núi rừng dưới đêm trăng .
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật cây cối , đồ vật bằng những từ ngữ vốn được để gọi hoặc tả con người , làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi .
Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh 
BT3/ 148: d.Nhàthơ đã nhân hoá ánh trăng biến ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” .Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động , có hồn hơn , gắn bó với con người hơn .
Hoán dụ 
Làcách gọi tên sự vật , hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật,hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
Dùng hoán dụ phù hợpï tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả , thuyết minh , sáng tác thơ ca
VD: 
 Bàn tay ta làm nên tất cả,
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Hoán dụ : “bàn tay” chỉ người lao động ( lấy bộ phận chỉ cái toàn thể ). Sức lao động của con người tạo ra mọi của cải vật chất.
Nói quá
Là phép tu từ phóng đại mức độ , quy mô, tính chất của sự vật ,hiện tượng được miêu tả dể nhấn mạnh , gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm
 Dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
BT2/147: c.Nói quá và nhân hoá: Kiều đẹp đến mức “Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh”. Nàng còn có tài “Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”.Nhờ các biện pháp nghệ thuật trên Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Nói quá : “gác kinh” nơi Kiều chép kinh với “viện sách”nơi T.Sinh đọc sách gần nhau trong gang tấc nhưng sự cách trơ “û gấp mười quan san” .Bằng lối nói quá đã cực tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh
BT3/148: b. Dùng nói quá thể hiện sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn .
Nói giảm,nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục , thiếu lịch sự . 
Dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp phù hợp .
VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi !
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
“thôiđã thôi rồi” bác Dương đã chết nói tránh : giảm sự đau buồn , nặng nề.
Điệp ngữ 
Là biện pháp lặp lại từ, ngữ (hoặc cả câu)để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh .
Sử dụng điệp ngữ trong viết văn , thuyết minh , làm thơ.
VD:Kể chuyện từ nỗi nhớ sâu xa ,
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
Điệp ngữ nối tiếp :nhấn mạnh ý .
Chơi chữ 
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước  làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Sử dụng lối chơi chữ đồng âm, điệp âm , nói lái trong thơ trào phúng , câu đối.
BT2/147 :
e. Phép chơi chữ : tài và tai
Ẩn
Dụ 
Là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả,thuyết minh , sáng tác thơ ca.
BT 2/147:a. Ẩn dụ : “hoa, cánh” để chỉ T.Kiều và cuộc đời của nàng “ lá, cây” chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.Ý thơ : Kiều quyết định bán mình để cứu gia đình. 
BT3/148 :
e. Ẩn dụ “Mặt trời” trong câu hai chỉ em bé trên lưng mẹ . Dùng ẩn dụ thể hiện sự gắn bó giữa đứa con và người mẹ . Đứa con là nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng niềm tin của người mẹ vào ngày mai.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 CN.doc