THÁNG 1/2012
Ngày soạn: 23-28/12/2011.
Ngày dạy: 1/1- 31/1/2012
LUYỆN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH VĂN BẢN TỰ SỰ.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9 thấy được chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh có sử dung yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật. Kỹ năng vận dụng linh hoạt các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại. và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung ôn tập
Trò: Soạn bài học bài
C. Tiến trình lên lớp.
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
ễN TẬP NGỮ VĂN THÁNG 1 Tháng 1/2012 Ngày soạn: 23-28/12/2011. Ngày dạy: 1/1- 31/1/2012 luyện tập văn bản thuyết minh văn bản tự sự. A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9 thấy được chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh có sử dung yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật. Kỹ năng vận dụng linh hoạt các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại... và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự... 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà. B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung ôn tập Trò: Soạn bài học bài C. Tiến trình lên lớp. 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới: Tiết 1, 2: Hoạt đông của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động I: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sgk. ? Tập làm văn ở ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào? ? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? a - Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện việc kết hợp giữa thuyết minh với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. b - Văn bản tự sự với hai trọng tâm: + Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. + Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự. * Hoạt động II: Vai trò và tác dụng của biện pháp nghệ thuật miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. Ví dụ: Chẳng hạn khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình...) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào ; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh * Giáo viên : Như vậy, khi thuyết minh mà thiếu yếu tố miêu tả, và các biện pháp nghệ thuật bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động. 1. Tập làm văn ở ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào? a - Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện việc kết hợp giữa thuyết minh với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. b - Văn bản tự sự với hai trọng tâm: + Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. + Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự. 2. Nêu vai trò và tác dụng của biện pháp nghệ thuật miêu tả trong văn bản thuyết minh. Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. Ví dụ: Chẳng hạn khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình...) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào ; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanhNhư vậy, khi thuyết minh mà thiếu yếu tố miêu tả, và các biện pháp nghệ thuật bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.phân 3. Tiết 3.4 * Hoạt đông III: Phân biệt văn miêu tả và thuyết minh. 3. Phân biệt văn miêu tả và thuyết minh. * Giáo viên : Cho học sinh thảo luận, nêu ý kiến Giáo viên tổng hợp ý kiến, treo bảng phụ để học sinh quan sát. Miêu tả Thuyết minh - (Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể) - Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật - Dùng nhiều so sánh , liên tưởng. - Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. - ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết - Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật - ít tính khuôn mẫu - Đa nghĩa. (Đối tượng của thuyết minh thường là các sự vật, đồ vật ) - Trung thành với các đặc điểm của đối tượng , sự vật. - Bảo đảm tính khách quan, khoa học. - ít dùng tưởng tượng , so sánh - Dùng số liệu cụ thể, chi tiết. - ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học - Thường theo 1 số yêu cầu giống nhau (mẫu) - Đơn nghĩa. * Hoạt động IV: Nội dung của văn bản tự sự (tiếp theo) ? Vai trò của yếu tố miêu tả? ? Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự? - Văn bản tự sự: trình bày lại 1 chuỗi sự việc, có mở đầu, diễn biến, kết thúc, rồi dẫn đến 1 ý nghĩa. - Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động. - Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. - Yếu tố nghị luận: thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. * Cho ví dụ về văn bản tự sự đã học có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm - Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh quan sát, nhận xét. a - Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu .. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". (Cổng trường mở ra) * Giáo viên : Những kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản tác phẩm tương ứng trong SGK. Ví dụ: Khi đọc Truyện Kiều, nhờ yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm (qua kiến thức tập làm văn) đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nhân vật trong truyệnKiều: (Kiều ở lầu Ngưng Bích - với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hi sinh) b - Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm " c - Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân có rất nhiều đoạn đối thoại, đối thoại giữa ông Hai và thằng con út, đoạn độc thoại nội tâm của ông Hai sau khi biết tin làng Dầu theo giặc. "Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy ! " - Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghi luận:“lão không hiểu tôi tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm những người nghèo nhiều tự ái ... mỗi ngày một thêm đáng buồn” đoạn van có sử dung yếu tố nghi luận vua quang trung cỡi voi ra doanh an ủi quân lính nếu ai thay long đổi dạ.chớ bảo là ta không nói trước ( Trích Hoàng lê nhất thống chí) * Hoạt động V: Đối thoại. độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nộ tâm trong văn bản tự sự. - Hs: Trả lời, Gv khái quát, chốt kiến thức. Gv: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. + Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giưa hai ậơc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và đáp. + Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. + Độc thoại nội tâm: Khi người nói không thành lời... ? Vai trò, tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự là gì. - Hs: Thể hiện thái độ yêu ghét phân minh của nhân vật, gúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lý tinh tế, nhạy cảm của nhân vật, tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuuộc sống đang diễn ra trong thực tế. ? Em hãy lấy một vài ví dụ về các hìnhthức lời thoại trên. - Đoạn ông Hai với thằng Húc(đối thoại) - Đoạn ông Hai chửi đổng những người làng Dầu ( độc thoại)... - Hs: Lần lượt lấy ví dụ, Gv nhận xét cho điểm. * Hoạt động VI: Ngôi kể trong văn bản tự sự. ? Trình bày những hiểu biết của em về ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. - Hs: Trình bày, Gv chốt kiến thức. ? Những ưu điểm và hạn chế của những ngôi kể này. - Hs: Thảo luận trả lời. - NhómI: Ưu điểm. - NhómII: Hạn chế. 4. Nội dung của văn bản tự sự - Văn bản tự sự: trình bày lại 1 chuỗi sự việc, có mở đầu, diễn biến, kết thúc, rồi dẫn đến 1 ý nghĩa. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động. - Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. - Yếu tố nghị luận: thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. a - Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu .. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Ví dụ: Khi đọc Truyện Kiều, nhờ yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm (qua kiến thức tập làm văn) đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nhân vật trong truyệnKiều: (Kiều ở lầu Ngưng Bích - với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hi sinh) " Ví dụ 2 "Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy ! " * Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, như không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. 5. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giưa hai ậơc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và đáp. - Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. - Độc thoại nội tâm: - Vai trò, tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: Thể hiện thái độ yêu ghét phân minh của nhân vật, gúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lý tinh tế, nhạy cảm của nhân vật, tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuuộc sống đang diễn ra trong thực tế. 6. Ngôi kể trong văn bản tự sự. - Ngôi kể thứ nhất: Văn bản chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Cố Hương - Lỗ Tấn. - Ngôi kể thứ ba: Làng - Kim Lân, Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long. Tiết 5,6 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động VII: Phân biệt văn bản tự sự với các văn bản khác. ? Phân biệt văn bản tự sự với các vă bản khác. - Tự sự: Trình bày chuỗi các sự việc. - Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: Trình bày tri thức khoa học về đối tượng. - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm. - Điều hành: Hành chính. - Biểu cảm: Cảm xúc. ? So sánh Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự - Giống: Kể sự việc. - Khác: + Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức. + Thể loại tự sự đa dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng) + Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu. ? Phân biệt Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình. - Giống: Chứa đựng cảm xúc, T/c chủ đạo. - Khác nhau: + Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuối) + Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ) ? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất hay không. - Học sinh: Thảo luận trả lời. Gv tổng hợp khái quát kiến thức. Gv: Treo bảng phụ. - Hs: Lên bảng điền. ? Vì sao một số văn bản tự sự không phải bao giờ cũng có bố cục 3 phần. -Hs: Vì các yếu tố đó chỉ là yếu tố bổ trợ nhằm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự . Khi gọi tên văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. ? Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có kết hợp với các yếu tố tương ứng trong đó chẳng hạn tự sự có thể kết với yếu tố miêu tả thí đánh dấu vào ô. Gv: Hướng dẫn học sinh tự làm câu hỏi 9. ? Một số tác phẩm tự sự được học trong sách ngữ văn không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết. - Bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh đang trong giai đoạn luyện tập phải rèn luyện theo những yêu cầu "Chuẩn mực" của nhà trường, phải biết tạo lập 1 văn bản hoàn chỉnh. Gv: Tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu hỏi 11 và 12 trong sách giáo khoa. ? Những kiến thức kỹ năng về văn bản tự sự của tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sgk ngữ văn không phân tích vài ví dụ - Khi học về các yếu tố đối thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân + Đoạn 1: Đoạn đối thoại thứ nhất bà chủ nhà trục suất gia đình ông hai + Đoạn đối thoại thứ hai: Bà chủ nhà mời gia đình ông hai ở lại nhà mình . ? Cho học sinh nhận xét qua hai đoạn đối thoại ? Những kiến thức và kỹ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc và hiểu văn bản và tiếng việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự. - Hs: Làm bài tập ra vở, Giáo viên gọi 1- 2 học sinh đọc bài và rút kinh nghiệm. * Bài tập thực hành: Viết đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 7. Phân biệt văn bản tự sự với các văn bản khác. - Tự sự: Trình bày chuỗi các sự việc. - Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: Trình bày những đối tượng thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan. - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm. - Điều hành: Hành chính. - Biểu cảm: Cảm xúc. * So sánh văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự - Giống: Kể sự việc. - Khác: + Văn bản tự sự: Xét ở phương diện hình thức và phương thức. + Thể loại tự sự đa dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng) + Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu... là đặc điểm của văn bản tự sự. * Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình. - Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo. - Khác nhau: + Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuối) + Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ) * Tim hiểu kiểu văn bản đã học - Văn bản thuyết minh: Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm phương pháp thuyết minh đ giải thích. - Văn bản tự sự:Trình bày sự việc. - Các yếu tố tạo thành: Sự việc, nhân vật. - Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định. - 8. Vì các yếu tố đó chỉ là yếu tố bổ trợ nhằm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự . Khi gọi tên văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó 9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có kết hợp với các yếu tố tương ứng trong đó chẳng hạn tự sự có thể kết với yếu tố miêu tả thí đánh dấu vào ô. 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách ngữ văn không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết. - Bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh đang trong giai đoạn luyện tập phải rèn luyện theo những yêu cầu "Chuẩn mực" của nhà trường, phải biết tạo lập 1 văn bản hoàn chỉnh. 11. Những kiến thức kỹ năng về văn bản tự sự của tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm vưn học tương ứng trong sgk ngữ văn không - Các yếu tố đối thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân - Ví dụ trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông hai và ông hai rất thú vị 12. Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự đó là các gợi ý hướng dẫn bổ ích về nhân vật cốt chuyện người kể ngôi kể. - Qua hai đoạn đối thoại trên ta thấy mụ chủ nhà có hai cách ứng xử rất khác nhau dường như đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất về thái độ ,tẩy chay tuyệt đối kẻ thù và những ai làm tay sai cho chúng, đồng thời lại sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người cùng cảnh ngộ như vậy thông qua đối thoại tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động - Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự đó là các gợi ý hướng dẫn bổ ích về nhân vặt cốt chuyện người kể ngôi kể Vì dụ: - Từ các văn bản: Tôi đi học, Trong Lòng Mẹ, Lão Hạc Học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất về cách kết hợp tự sự biểu cảm nghị luận với miêu tả. 4. Củng cố: Gv hệ thống lại các kiến thức về văn bản tự sự và văn bản thuyết minh đã ôn tập qua chuyên đề. 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. Xem lại nội dung ôn tập SGK. Đủ giáo án chuyên đề tháng 1/ 2012. Ký Duyệt:
Tài liệu đính kèm: