Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Phần: Tổng kết phần văn

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Phần: Tổng kết phần văn

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I/ Mục đích yêu cầu:

Giúp cho học sinh:

- Hình dung lại hệ thống các văn bản TPVH đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

- Hình dung những hiểu biết ban đầu về nền VHVN: các bộ phận văn học, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.

- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của trò:

Xem và chuẩn bị phần tổng kết văn học trong Sgk.

2. Chuẩn bị của thầy:

Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.

III/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Phần: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/05/2009 Ngày dạy: 18/05/2009
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Hình dung lại hệ thống các văn bản TPVH đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.
- Hình dung những hiểu biết ban đầu về nền VHVN: các bộ phận văn học, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và chuẩn bị phần tổng kết văn học trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5’
14’
12’
12’
Hết tiết 1
13’
13’
13’
A/ Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:
I/ Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
1/ Văn học dân gian:
2/ Văn học viết:
 II/ Tiến trình lịch sử VHVN:
III/ Mấy đặc sắc nổi bật của VHVN:
B/ Sơ lược về một số thể loại văn học:
I/ Một số thể loại VHDG:
II/ Một số thể loại văn học trung đại:
III/ Một số thể loại văn học hiện đại:
* Gọi Hs đọc đoạn mở đầu mục A – Sgk.
CH: Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì?
* Gọi Hs đọc mục I – Sgk.
CH: VHVN bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Gọi tên từng bộ phận.
CH: Kể tên một số tác phẩm VHDG đã học ở chương trình.
CH: Tác giả của những tác phẩm đó là ai?
CH: Vì sao VHDG còn gọi là Văn học truyền miệng, Văn học bình dân?
CH: VHDG về đặc điểm tính chất có gì khác cơ bản với tác phẩm văn học viết?
CH: Nêu khái quát giá trị của VHDG đối với đời sốnh tinh thần dân tộc đối với các nhà văn VH viết )?
* Gọi Hs đọc mục I.2 – Sgk.
CH: VH viết VN được viết bằng những chữ nào? Bắt đầu từ những thế kỉ nào?
CH: Kể tên những tác giả, tác phẩm đầu tiên nổi tiếng viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ?
* Gọi Hs đọc mục II – Sgk.
CH: NHìn trên tổng thể, LSVH viết VN từ thế kỉ X đến nay có thể chia làm mấy thời kì lớn? Mỗi thời kì lại có thể chia ra các giai đoạn như thế nào?
CH: Nêu tên mỗi thời kì 1, 2 tác phẩm, tác giả tiêu biểu đã học.
* Gọi Hs đọc mục III – Sgk.
CH: Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN là gì ?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
* Gọi Hs đọc mục I – Sgk.
CH: VHDG gồm các thể loại nào?
CH: Nêu khái niệm của từng thể loại vừa nêu.
* Gọi Hs đọc mục II – Sgk.
CH: Nêu các thể loại trong văn học Trung đại?
CH: Chọn một thể loại và cho biết về đặc điểm của thể loại đó.
* Gọi Hs đọc mục III – Sgk.
CH: Chứng minh văn học hiện đại kế thừa và biến đổi phong phú và đa dạng.
CH: Cho ví dụ ở các thể loại văn học hiện đại.
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Đọc.
- Khái quát vị trí, giá trị của nền VHVN trong lịch sử VN.
* Đọc.
* Gồm 2 bộ phận chủ yếu:
- Văn học dân gian.
- Văn học viết.
- Tự bộc lộ.
- Nhân dân lao động.
- Lưu truyền bằng lời nói từ người này sang người khác, nơi này sang nơi khác, đời này sang đời khác.
- Ngoài tính truyền miệng, tính dị bản còn chú ý chọn lựa những cái tiêu biểu chung cho nhân dân, mỗi tầng lớp trong cộng đồng xã hội. Có nhiều cái chung tương đồng trong những thể loại giữa các dân tộc, các nước trên thế giới (môtip)
- Là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ cả hàng nghìn thế hệ.
- Kho tàng chất liệu vô cùng phong phú cho các nhà văn học tập, khai thác phát triển và nâng cao.
* Đọc.
- Văn học chữ Hán từ TK 10.
- Văn học chữ Nôm từ TK13.
- Văn học chữ quốc ngữ từ TK 19.
* Chữ Hán: Quốc Tộ (Pháp Thuận), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn); Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
* Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).
* Chữ quốc ngữ: Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà); Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn).
* Đọc.
* Chia 3 thời kỳ lớn:
- Từ Tk10 è hết TK 19 
(VH Trung đại); Trải qua nhiều giai đoạn: X – XV; XVI – nửa Tk XVIII; nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX; nửa sau TK XIX.
- Từ đầu TKXX đến 1945 
(VH chuyển sang thời kỳ hiện đại).
- Từ 1945 đến nay (VH hiện đại).
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.
- Ca ngợi giá trị, thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân, người bình dân lao động.
* Đọc và ghi vào vở.
* Đọc.
- Trữ tình DG: ca dao, dân ca.
- Tự sự DG: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười.
- Sân khấu DG: chèo, tuồng, kịch.
- N.Luận DG: Tục ngữ, câu đố.
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Trữ tình TĐ: Thơ đường, cổ phong, ngâm, lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù.
- Tự sự TĐ: Truyện ngắn trữ tình, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi chữ Hán, truyện thơ Nôm, kí sự, tuỳ bút.
- Nghị luận TĐ: chiếu, biểu, hịch, cáo, luận.
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Các thể loại không còn được sử dụng: chiếu, biểu, hịch, cáo.
- Các thể loại mới được du nhập từ phương tây: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học
- Kế thừa và đổi mới: Thơ mới, thơ 8 tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ bậc thang, thơ chính luận, anh hùng ca, trường ca truyện ngắn, truyện mi ni, truyện vừa, truyện kí, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút kí, du kí, tuỳ bút, kí sự, tản văn, truyện thơ, kịch thơ
- Tự bộc lộ.
* Đọc và ghi vào vở.
4. Củng cố: (3’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
5.Dặn dò: (3’)
- Tập đọc diễn cảm một số bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài kiểm tra Văn, Tiếng việt”
Tiết 167, 168,
(Ngày) 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS; hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn ở các bài Ôn tập cuối năm.
3. Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, khái quát hoá, tóm tắt các nội dung, tìm và chứng minh các luận điểm trong bài Ôn tập (SGK), nhận diện và phân tích thể loại các văn bản đã học và đọc thêm.
4. Chuẩn bị của thầy trò: GV hướng dẫn HS chuẩn bị kĩ bài ôn tập quan trọng nhất của chương trình toàn cấp theo hệ thống bài tập và câu hỏi trong SGK tr.180 - 181, trước ít nhất là 2 tuần, có kiểm tra tiến độ chuẩn bị của HS .
Có thể cụ thể hoá hơn nữa bảng hệ thống ở câu 1, câu 3:
Lớp
Văn học dân gian
 (thể loại)
Văn học trung đại (thể loại)
Tác giả
Văn học hiện đại (thể loại)
Tác giả
6
Con Rồng cháu tiên (truyền thuyết)
Con hổ có nghĩa (truyện ngắn chữ Hán)
Vũ Trinh
Cây tre Việt Nam (1956; trích Tuỳ bút-Thuyết minh phim)
Thép Mới
7
8
0
9
0
Hoặc bảng hệ thống ở câu 2, câu 4:
TT
Tên thể loại
Định nghĩa
Các tác phẩm đã học
1
Truyền thuyết (tự sự dân gian)
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và tính cách của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm
2
Cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, ngốc nghếch) có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ của nhân dân ta.
- Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh
3
Ngụ ngôn
-: Mượn chuyện về vật, đồ vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người, khuyên nhủ, răn dạy một biểu hiện nào đó
- Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho Mèo, Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng
4
Truyện cười
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười vui hay phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
- Treo biển, Lợn cưới áo mới
5
Ca dao – Dân ca
- Chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời, nhạc, nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người
- Những câu hát về tình cảm gia đình, Tình yêu quê hương đất nước, con người, Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm
6
Tục ngữ
- Là những câu hát dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( TN. XH, con người.) được nhân dân vận dụng vào đời sống. Suy ngẫm về lời ăn tiếng nói hàng ngày
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội
7
Sân khấu 
( Chèo)
- Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu
- Phổ biến ở Bắc Bộ
- Quan Âm Thị Kính ( Trích đoạn: Nỗi oan hại chồng)
GV tìm hiểu kĩ mục II, Những điều cần lưu ý trong SGV, tr.186, mục III.A (Hướng dẫn chuẩn bị tổng kết, SGV , tr.187)
B. Nội dung – tiến trình lên lớp
*1 Ổn định tổ chức
*2 Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra lần cuối kết quả chuẩn bị của HS trước khi tiến hành ôn tập.
*3 Bài mới:
	GV nêu mục đích, tầm quan trọng và phương pháp tiến hành 5 tiết ôn tập cuối năm, cuối cấp phần Văn học, phân phối thời gian.
I- Hướng dẫn nội dung và tiến trình ôn tập.
	I. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam 
	+HS đọc đoạn mở đầu, mục A (SGK, tr.185-186)
	+GV hỏi: Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì ? Gạch dưới nhữg câu quan trọng nhất và khái quát nội dung những câu đó.
	+HS làm việc, trả lời.
Định hướng:
Đoạn văn mở đầu khái quát vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam trong lịch sử Việt Nam:
Vị trí, giá trị trong lịch sử dân tộc
Văn học Việt Nam 
+Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam 
+Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc Việt Nam 
+Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước Việt Nam;
+Có lịch sử lâu dài, phong phú, đa dạng.
II. Các bộ phận hợp thành nền văn hoá Việt Nam 
+GV hỏi: Văn học Việt Nam, cũng như nhiều nền văn học khác trên thế giới, bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Gọi tên từng bộ phận.
+HS trả lời
+GV lần lượt điền sơ đồ câm:
Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chủ yếu: Văn học dân gian, Văn học viết.
1. Văn học dân gian
+GV hỏi:
-Kể tên một số tác phẩm văn học đã học ở chương trình lớp 6, 7
-Tác giả của những tác phẩm đó là ai? Họ có chung đặc điểm gì? Vì sao còn gọi văn học dân gian là văn học truyền miệng, văn học bình dân ?
-Có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của tác phẩm văn học dân gian không? Vì sao?
-Văn học dân gian, về đặc điểm tính chất, có gì khác cơ bản với tác phẩm văn học viết ?
-ở Việt Nam, khi văn học viết đã ra đời và phát triển đến ngày nay, văn học dân gian còn phát triển nữa hay không ?
-Nêu khái quát giá trị của văn học dân gian đối với đời sống tinh thần dân tộc, đối với các nhà văn (văn học viết)?
-Kể tên những thể loại đã học của văn học dân gian ?
-Em thích nhất truyện dân gian nào ? bài ca dao nào ? câu tục ngữ nào?
+Định hướng qua bảng h ... ã phản ánh những nội dung gì? 
VD cụ thể qua các tác phẩm?
-Về nghệ thuật có gì đặc sắc?
+Chú ý: Về vẻ đẹp giản dị, tinh tế qua cách thể hiện?
+Tên cụ thể cảu các TP?
1.Lập bảng thống kê.
STT
Tên tp
Tác giả
Thời kì s/t
Thể loại
2.Các khái niệm,định nghĩa.
3.Các thể loại văn học trung đại và hiện đại.
A. Nhìn chung về nền VHVN
I.Các bộ phận hợp thành nền VHVN
1.Văn học dân gian:
-Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian
-Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng.
-Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển.
-Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.
-Về thể loại: Phong phú.
2.Văn học viết (VH trung đại)
-Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX
-Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.
+Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)
+Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).
-Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.
-Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng.
-Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.
II.Tiến trình lịch sử VHVN
-VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.
-VHVN (chủ yếu nói về VH viết)
Trải qua 3 thời kì lớn:
+Từ đầu TK X ®Cuối TK XIX
+Từ TK XX ®1945
+Từ sau CMT8/1945 ® nay.
Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn
+Giai đoạn 1945®1975
+Từ sau 1975®nay.
III.Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam
1.Về nội dung
-Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.
-Tinh thần nhân đạo.
-Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
2.Về nghệ thuật.
-Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.
-Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.
-Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.
Nêu một số thể loại của VHDG?
Nguồn gốc các thể thơ?
HS phát biểu.
VD các truyện, kí trong VH trung đại.
?Phản ánh lên những ND gì?
?Nghệ thuật thể hiện ntn?
?Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì?
?Được chia làm mấy loại?
?Cho VD cụ thể?
?Các dạng thể văn nghị luận? cho VD?
?Đặc điểm chủ yếu là gì?
?Ví dụ cụ thể ở cac TP văn nghị luận này?
Đọc mục III trang 199 ?
?Các thể loại của VH hiện đại bao gồm?
?Đặc điểm của thể truyện? thể tuỳ bút? Thể thơ?
?Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì?
?Cho ví dụ những tác phẩm tiêu biểu về VH hiện đại.
B.Sơ lược về một số thể loại văn học
I. VH dân gian.
-Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.
-Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
-Chèo và Tuồng.
Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận.
II. VH trung đại
1.Các thể thơ.
-Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc.Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật.
+Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ , số câu trong bài thơ.
VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) 
Chinh Phụ Ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).
+Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng
Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).
Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến)
-Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
-Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du.
-Thể song thất lục bát
VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.
2.Các thể truyện, kí
-Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ.
“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...
-Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.
3.Truyện thơ Nôm
-Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.
-Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.
4.Một số thể văn nghị luận:
-Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.
-Khái niệm về các dạng thể đó.
-Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn)
Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)
III.Một số thể loại VH hiện đại
-Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
-Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.
®Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
4. củng cố -dặn dò 
-Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ.
-Làm bài tập phần luyện tập.
-Chuẩn bị bài mới.
5.Rút kinh nghiệm
TỔNG KẾT VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS
- Hệ thống hoá kiến trúc văn hoá về: Các bộ phận hợp thành văn học, tiến trình lịch sử, văn hoá, nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam, một số thể loại văn học.
- Bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm đối với văn học dân tộc. Cảm nhận được những giá trị truyền thống của văn học dân tộc.
B. Hạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về văn hoá Việt Nam 
GV cho hs đọc đoạn khái quát này trong sgk, sau đó chốt lại mấy nội dung cơ bản của phần này là:
- Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam 
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 
- Nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam 
GV cho hs đọc từng nội dung, nêu câu hỏi giao việc cho hs làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp góp ý, GV bổ sung. Yêu cầu như sau;
1. Các bộ phận hợp thành lền văn học Việt Nam:
a/ Văn học dân gian
- Hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội
- Đặc tính: tính tập thể, tính truyền miệng, tính giản dị, tính tiếp diễn xướng
- Thể loại: Phong phú (truyện, dân ca, ca dao, vè, câu đố, chèo ....), có văn hoá dân gian của các dân tộc (Mường, Thái, Chăm ....)
- Nội dung: sâu sắc gồm:
+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ
+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý
+Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè, tình gia đình 
+Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai.....
b/ Văn học viết
- Về chữ viết: có những sáng tác bằng tiếng Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn Ái Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc, thể hiện tính dân tộc đậm đà.
- Về nội dung: bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng
+ Ca ngợi lao động xây dựng 
+ Ca ngợi thiên nhiên
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, cha mẹ....
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 
 (Chủ yếu là văn học viết)
a/ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX:
Là thời kỳ văn hoá trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến suốt 10 thế kỷ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Văn hoá yêu nước chống xâm lược (Lý – Trần – Lê – Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ....)
b/ Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ (trước khi Đảng CSVN ra đời) có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
- Sau năm 1930: xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...)
c/ Từ 1945-1975
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ....)
- Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, ánh trăng ... )
- Văn hoá viết về cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác ....)
d/ Từ sau 1975
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, Kỷ niệm)
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước đổi mới.
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam:
 (Truyền thống của văn học dân tộc)
a/ Tư tưởng yêu nước: chủ đề lớn, xuyên suốt trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng)
b/ Tinh thần nhân đạo: yêu nước và yêu thương con người đã hoà quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người – nhất là quyền phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc)
c/ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan:Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường trong trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng.
Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam.
d/ Tính thẩm mỹ cao: Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Pháp, Anh ...) văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (Những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca ....).
+ Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam 
+ Là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
II/ Sơ lược về một số thể loại văn học
 GV và hs đọc đoạn này trong sgk, sau khi đó nêu câu hỏi, hs đứng tại chỗ trả lời.
GV nhận xét, bổ sung
Yêu cầu như sau:
1. Một số thể loại văn học dân gian
(xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian)
2. Một số thể loại văn học trung đại
a/ Các thể thơ
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Cổ phong và thể thơ Đường luật
- Gồm: Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc....
- Thơ tứ tuyệt, thất bát ngôn cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh)
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Thố Hữu
b/ Các thể truyện ký (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
c/ Truỵên thơ Nôm;(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
d/ Văn nghị luận:(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
3. Một số thể loại văn học hiện đại
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút........(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
- GV cho hs đọc ghi nhớ sgk
III/ Luyện tập
 + Hoạt động 3:
GV hướng dẫn hs luyện tập
Bài tập 3: Quy tắc niên luật của thơ Đường (nhịp, vần)
T
T
B
B
T
T
B
T
B
B
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
T
B
T
T
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
B
B
B
T
B
B
T
T
T
T
B
B
T
B
 Bài tập 5 Ca dao và truyện Kiều (Lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc:
Ca dao:
Bài: 
- Con cò mà đi ăn đêm
- Người ta đi cấy
- Truỵên Kiều:
+ Cảnh ngày xuân
+ Tài sắc chị em Thuý Kiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docTong ket van hoc.doc