Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 18

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 18

Tiết 1. TỪ HÁN – VIỆT: VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ

NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

- Nắm được khái niệm từ Hán – Việt, phân biệt với các từ mượn.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt.

- Thấy được những lỗi cần tránh trong việc sử dụng từ HViệt: Nguyên nhân, hậu quả.

- Có kĩ năng sử dụng đúng từ Hán – Việt và kĩ năng phát hiện, sửa lỗi loại từ này.

II. Chuẩn bị:

GV: Soạn bài chuẩn bị hệ thống bài tập.

HS: Ôn kĩ phần kiến thức đã học về từ Hán – Việt.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 04/ 1/ 2012.
Tiết 1. TỪ HÁN – VIỆT: VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ
NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Nắm được khái niệm từ Hán – Việt, phân biệt với các từ mượn.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt.
- Thấy được những lỗi cần tránh trong việc sử dụng từ HViệt: Nguyên nhân, hậu quả.
- Có kĩ năng sử dụng đúng từ Hán – Việt và kĩ năng phát hiện, sửa lỗi loại từ này.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài chuẩn bị hệ thống bài tập.
HS: Ôn kĩ phần kiến thức đã học về từ Hán – Việt.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm từ hán Việt , phân biệt với các từ mượn khác.
?Thế nào là từ Hán Việt? Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn của các nước khác?
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa, vai trò, giá trị của sử dụng từ H-V.
? Muốn hiểu được nội dung của từ Hán Việt thì làm thế nào? Ý nghĩa của từ H-V?
HS Trao đổi, thảo luận
HĐ3: Hướng dẫn sử dụng từ Hán Việt.
? Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì?
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc bài tập
 Trao đổi, trả lời.
Cho HS thảo luận nhóm
H­íng dÉn häc ë nhµ:
 -Ôn kĩ về từ Hán Việt.
- Xem lại các tác phẩm văn xuôi trung đại đã học.
I.Khái niệm từ Hán Việt:
- Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt (Từ HV chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt).
- Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt ( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga...), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó. 
VD: - Thảo mộc : cây cỏ ( từ H-V)
Sôcôla (bột ca cao đã được chế biến có vị ngọt và béo), roocket (tên lửa) ...
II. Nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt:
- Để hiểu được nội dung của từ ghép Hán Việt, cần hiểu được ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt
- Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và Hán Việt có có nghĩa tương đương nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về màu sắc biểu cảm, phong cách.
VD: quốc gia = nước nhà, giang sơn = sông núi, vãng lai = qua lại, thổ huyết = hộc máu...
- Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.
VD: Thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu...
- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã (trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã...)
VD: Phu nhân = vợ, hi sinh = chết...
- Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng...
VD: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = mãi mãi, khẩu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm...
- Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ Hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừu tượng, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để: 
+Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việc.
VD:Nói:Hội phụ nữ (không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc (không nói hội trẻ em cứu nước)...
 +Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.
VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn ... để tránh thô tục, khiếm nhã.
 +Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc như được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa
VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cổ tích.
III. Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý:
- Nói viết đúng các từ gần âm từ Hán Việt với từ thuần Việt.
VD: Tham quan thì nói ( viết thành thăm quan) , vong gia thì nói ( viết thành phong gia)...
- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt .
VD: từ yếu điểm, biển thủ là từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển trong tiếng Việt
- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái độ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (VD: Xơi – ăn, cầm đầu – thủ lình, đề nghị – xin phiền...)
- Không lạm dụng từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật.
VD: Sau ngôi đền có nhiều dị vật ( sau ngôi đền có nhiều vật lạ)
IV.Luyện tập:
1)Em có nhận xét gì về cách dùng từ, ngắt nhịp trong các đoạn thơ trích trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới đây: 
* Quân trung / gươm lớn / giáo dài,
Vệ trong thị lập / cơ ngoài song phi.
 Sẵn sàng tề chỉnh / uy nghi,
Vác đòng chật đất / tinh kì rợp sân.
 Trướng hùm / mở giữa trung quân,
Từ công sánh với / phu nhân cùng ngồi.
 Gợi ý: - Đoạn văn dùng nhiều từ Hán Việt.
 - Cách ngắt nhịp.
 * Đầu lòng/ hai ả/ tố nga
Thúy Kiều là chị,/ em là Thúy Vân
 Mai cốt cách/ tuyết tinh thần 
Mỗi người một vẻ/ mười phân vẹn mười
 .
 Làn thu thủy,/ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm,/ liễu hờn kém xanh
2) Đoạn thơ sau có mấy từ HV:
 Thanh minh trong tiết tháng ba,
 Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
 Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 Dập dìu tài tử giai nhân,
 Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Gợi ý: 11 từ Hán Việt: thanh minh. tiết, lễ, tảo mộ, hội , đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân
3) Tõ nµo d­íi ®©y kh«ng ph¶i lµ tõ H¸n ViÖt? 
	A. v« ®Þch	C. bé ãc
 B. nh©n d©n	D. ch©n lý 
4)Gi¶i thÝch nghÜa cña c¸c tõ HV sau ®©y: 
Th©m thuý , thÊm thÝa, nghªnh ngang, hiªn ngang.
Gîi ý: Th©m thuý: S©u s¾c mét c¸ch kÝn ®¸o, tÕ nhÞ.
ThÊm thÝa: TiÕp nhËn mét c¸ch tù gi¸c cã suy nghÜ.
Nghªnh ngang: Hµnh vi kÐm v¨n ho¸.
Hiªn ngang: T­ thÕ cña ng­êi anh hïng.
==========o0o==========
Ngày dạy: 11/ 1/ 2012.
 Tiết 2. VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC
 (Chuyện người con gái Nam Xương)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Hiểu được khái niệm văn xuôi trung đại: Những đặc điểm nổi bật của thể loại này nhằm phân 
biệt với văn xuôi hiện đại.
- Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua mỗi tác giả, tác phẩm đã học.
- Biết cảm nhận, phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại.
- Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm.
II. Chuẩn bị: 
 GV: - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập.
 HS: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi Trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
 - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: *Bài cũ: Kể tên các t/phẩm văn xuôi 
trung đại mà em đã được học trong 
chương trình? Cho biết trong các tác
 phẩm ấy em thích nhất t/p nào? Tại sao?
 *Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn,
 bộ phận văn học trung đại chiếm một số
 lượng không nhiều, nhưng các truyện v/xuôi 
 trung đại là những câu chuyện có những vẻ 
đẹp riêng. Vậy vẻ đẹp của những t/p này ở 
những điểm nào? Cách hiểu và phân tích
 những tác phẩm này như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu k/n văn xuôi trung đại
? Em hiểu thế nào về khái niệm văn xuôi trung đại?
HĐ 3: Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
? Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã được học những tác phẩm văn xuôi trung đại nào?
HĐ 4: Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm cụ thể
? Giới thiệu những nét chính về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”?
Thảo luận nhóm: Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong Truyện CNCGNX ?
Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm nd và nt của “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tóm tắt đ/t “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
I. Khái niệm văn xuôi trung đại:
- Văn xuôi trung đại là những tác phẩm văn xuôi ra đời từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, hết thế kỉ XIX
- Là những tác phẩm văn xuôi ra đời và phát triển trong môi trường xã hội phong kiến trung đại qua nhiều giai đoạn.
- Văn xuôi ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan điểm thẩm mĩ, về ngôn ngữ.
- Văn xuôi trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc cả về chữ Hán và chữ Nôm.( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái...)
II. Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS: 
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
- Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi.
- Chuyện người con gái Nam Xương –N.Dữ
- Hoàng Lê Nhất thống chí – Ngô gia văn phái.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – P.Đình Hổ.
III. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm cụ thể:
1.“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
* Nội dung:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi tác phẩm của “Truyền kì mạn lục”. 
- Qua câu chuyện về cuộc sống và cái chết thương tâm của Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
- Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm nhận sâu sắc với khát vọng cũng như bi kịch của người phụ nữ trong x ... N DÒ: 
	1.Củng cố:	- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
	2. Dặn dò :	- Nắm đặc trưng kiểu bài; lập dàn ý cho đề 2 sgk văn 9 II/52
	- Chuẩn bị: Cách làm bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
==========o0o==========
Ngày dạy: 11/ 4/ 2012.
Tiết 15. CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Biết cách viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
II. Chuẩn bị: HS xem trước lí thuyết tiết 9; Tìm hiểu trước các đề bài sgk văn 9 II/64,65
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đề bài sgk/64,65.
HS: Chỉ ra được:
- Dạng có mệnh lệnh hoặc dạng mở.
+ Mệnh lệnh thường gặp: Suy nghĩ, cảm nhận...
- Đối tượng nghị luận: Có thể là nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm...
- Yêu cầu về tri thức và kĩ năng.
* Tìm hiểu cách làm bài:
GV: Nêu đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý giúp HS tìm hiểu đề và tìm hiểu ý: + Yêu cầu của đề bài? Đối tượng, phạm vi nghị luận? Nét nổi bật nhất ở n.v ông Hai? Tình yêu làng, nước thể hiện rõ nhất trong tình huống nào?...
+ Bố cục thông thường một bài văn nghị luận? Nhiệm vụ từng phần? Theo yêu cầu đề trên, sẽ làm gì trong từng phần?...
+ Em có nhận xét gì về ông Hai? Em chọn những luận cứ, luận chứng nào để minh hoạ, p. tích...
HS: Lần lượt nêu ý kiến của bản thân.
GV: Chốt lại bài học.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Trên cơ sở tìm hiểu đề bài và các ý đã tìm được, hãy lập dàn bài cho đề bài: : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Bài 2: Viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài cho đề bài ở bài tập 1
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Có mệnh lệnh: Suy nghĩ, cảm nhận...
- Không có mệnh lệnh (dạng mở).
- Đối tượng, phạm vi nghị luận:
- Tri thức, kĩ năng cần có:
II Cách làm bài:
1.Tìm hiểu đề, ý:
- Thể loại.
- Đối tượng.
- Phạm vi.
- Đặt câu hỏi tìm ý.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát.
b. Thân bài: 
- Luận điểm 1: + Luận cứ...
- Luận điểm 2: + Luận cứ...
c. Kết bài: Kết luận chung...
3.Viết bài.
4. Đọc, sửa chữa bài viết.
III/ Ghi nhớ: sgk văn 9 II/68
B. LUYỆN TẬP: HS làm bài tập 1, nếu còn thời gian thì thực hiện một khâu ở bài tập 2
HĐ4:CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- HS nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	2. Dặn dò:	- Nắm lại các điểm cơ bản của kiểu bài.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 10: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
==========o0o==========
Ngày dạy: 18/ 4/ 2012.
Tiết 16. LUYỆN TẬP
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
	- Củng cố tri thức về: Yêu cầu, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản viết. 
II. Chuẩn bị: 
	- HS ôn lại lí thuyết tiết 9; Tìm hiểu trước đề bài tiết luyện tập sgk văn 9 II/68.
	- Đọc lại truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: TIẾN HÀNH KUYỆN TẬP.
	Đề bài:	Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 	
	Hãy lập dàn ý chi tiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HS CẦN ĐẠT ĐƯỢC
I LẬP DÀN Ý:
a. Mở bài:
GV: Đối với đề bài này, em sẽ viết gì ở phần mở bài? ( Tác giả; Tác phẩm; Bối cảnh lịch sử; Vị trí đoạn trích...)
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
b. Thân bài:
GV: Ở bài này, em sẽ đưa ra những luận điểm chính nào? Mỗi luận điểm đó em dự định em đưa ra những luận cứ nào.
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
GV: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ở chỗ nào?. (Cốt truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật...)
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
c. Kết bài:
GV: Em hãy nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
II. VIẾT BÀI VĂN :
- Trên cơ sở dàn ý đã lập được, HS viết phần Mở bài; Kết bài; hoặc một đoạn trong phần Thân bài.
I. LẬP DÀN Ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích “Chiếc lược ngà”.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng.
+ Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách (dẫn chứng: thái độ tình cảm của ông Sáu lúc ghé thăm nhà; của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha).
+ Luận cứ 2: Ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện một cách sâu sắc nhất (dẫn chứng: Tâm trạng ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông Sáu...).
+ Luận cứ 3: Hành trình của chiếc lược ngà sau khi ông Sáu hi sinh (dành cho học sinh khá, giỏi đã đọc hết truyện).
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện.
+ Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí chính xác, tinh tế (đặc biệt là nhân vật trẻ con).
+ Ngôn ngữ tự nhiên, dẫn truyện hấp dẫn.
c. Kết bài: 
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện...
II. VIẾT BÀI VĂN
HĐ3: CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- HS nêu những kinh nghiệm của bản thân qua tiết luyện tập.
	2. Dặn dò:	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 11: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
==========o0o==========
Ngày dạy: 25/ 4/ 2012.
Tiết 17. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. 
II. Chuẩn bị: HS ôn lại lí thuyết; xem lại văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ ở các điểm sau:
- Vấn đề nghị luận của bài văn.
- Những luận điểm, luận cứ đã đưa ra.
- Cách lập luận.
- Diễn đạt.
- Bố cục.
HS: Trình bày ý kiến về những vấn đề trên.
GV: Nhận xét, bổ sungàChốt lại bài học 
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Tìm hiểu cách nghị luận ở văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
Câu hỏi gợi ý:
- Vấn đề nghị luận của văn bản.
- Văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”đã nêu lên những luận điểm nào về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?Người viết đã sử dụng những luận cứ gì để làm sáng tỏ các luận điểm?
- Xác định và nhận xét bố cục văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
- Nhận xét về cách di6ẽn đạt trong văn bản“Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
II/ Ghi nhớ: sgk văn 9 II/78
B. LUYỆN TẬP
Bài 1:
1.Vấn đề nghị luận ở văn bản: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
2. Các luận điểm, luận cứ:
- Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh nào cũng đẹp, cũng thật đáng yêu.
- Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+Luụân cứ: Một loạt hình ảnh: Dòng sông, bông hoa tím, âm thanh, ngôn từ, cảm xúc...
- Luận điểm 3: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
+ Luận cứ: Cảm xúc, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật, kết cấu của bài thơ.
3. Bố cục:
a. Mở bài: Từ đấuà “đáng trân trọng”
b. Thân bài:Tiếp đóà “...h.ảnh ấy của m.xuân”
c. Kết bài: Phần còn lại.
* Nhận xét: Giữa các phần có sự kết hợp rất tự nhiên.
4. Cách diễn đạt trong văn bản:
- Thái độ tin yêu, tình cảm tha thiết, trìu mến.
- Lời văn toát lên những rung động, đồng cảm cùng nhà thơ Thanh Hải.
HĐ3: CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	1.Củng cố:	- Em rút ra được điều gì qua tiết học?
	2. Dặn dò:	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.
	- Chuẩn bị nội dung tiết 12: Cách làm bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
==========o0o==========
Ngày dạy: 02/ 5/ 2012.
Tiết 18. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. – Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước làm bài; Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
II. Chuẩn bị: HS ôn lại lí thuyết; Lập dàn ý cho đề bài: P.tích khổ thơ đầu bài “Sang thu”
III. Hoạt động dạy – học:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	2. Bài mới:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
GV giới thiệu khái quát về đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
* Tìm hiểu cách làm bài:
GV hướng dẫn các bước làm bài:
HS: Thảo luận theo nhómà Trình bày ý kiếnàGV góp ý, bổ sung.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
A. TÌM HIỂU BÀI:
I/ Tìm hiểu đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Dạng đã có định hướng tương đối rõ.
- Dạng không có định hướng
II/ Cách làm bài:
1. Tìm hiểu đề, tìm hiểu ý.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Thường nêu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận.
b. Thân bài: Triển khai hợp lí các luận điểm, luận cứ, sự phân tích, bình giảng... về n.dung, n.thuật
c. Kết bài: Khái quát lại toàn bài một cách cô đọng.
III/ Ghi nhớ: sgk Văn 9 II/83
B. LUYỆN TẬP
Bài 1: 
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đánh giá khái quát nội dung bài thơ.
- Nêu vị trí khổ thơ đầu.
b. Thân bài:
- Cảnh sang thu của đất trời:
+ Tín hiệu: Hương ổi chín thơm “phả” vào trong gió se – Sương “chùng chình” qua ngõ (Phân tích cái hay ở các từ “phả”, “chùng chình”).
- cảm xúc của thi sĩ:
+ Bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, rất cụ thể, rất tinh tế.
+ Sự đột ngột, bất ngờ, ngỡ ngàng trước cảnh thu sang (“hình như”, “bỗng”).
+ Cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu (hương thu, gió thu, sương thu).
- Tâm hồn thi sĩ giao hoà cùng với sự chuyển biến đất trời lúc giao mùa từ Hạ sang Thu.
c. Kết bài:
- Ý nghĩa của khổ thơ trong m.q.h toàn bộ bài thơ.
- Cảm nhận của bản thân.
HĐ4:CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV tổng kết tiết dạy và tổng kết CHUYÊN ĐỀ II.
- GV hệ thống một cách khái quát, ngắn gọn các kiểu bài nghị luận đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TU CHON VAN 9 HKII 2011-2012.doc