Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 61

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 61

Tiết 1+2 Vănbản nhật dụng

A . Mục tiêu cần đạt

- Nắm khái niệm văn bản nhật dụng

- Nội dung và nghệ thuật chủ yếu của 3 văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9

- Phương thức biểu đạt chính và chủ đề của các văn bản nhật dụng

- Biết liên hệ thực tế.

B . Chuẩn bị

- GV : Bài soạn, phiếu học tập

- HS : Đọc trước 3 văn bản nhật dụng đã học, nắm lại nội dung và nghệ thuật

C . Tiến trình lên lớp

* Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

* Bài mới

A . KIẾN THỨC CƠ BẢN

 

doc 137 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/11
Ngày dạy: 91 : 
 92 : 
Tiết 1+2 Vănbản nhật dụng
A . Mục tiêu cần đạt
- Nắm khái niệm văn bản nhật dụng
- Nội dung và nghệ thuật chủ yếu của 3 văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9
- Phương thức biểu đạt chính và chủ đề của các văn bản nhật dụng
- Biết liên hệ thực tế.
B . Chuẩn bị
- GV : Bài soạn, phiếu học tập
- HS : Đọc trước 3 văn bản nhật dụng đã học, nắm lại nội dung và nghệ thuật
C . Tiến trình lên lớp
* Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Bài mới
A . KIẾN THỨC CƠ BẢN
HS nêu khái niệm văn bản nhật dụng?
?Nêu phương thức biêu đạt chính của văn bản?
?Hãy nêu nội dung cơ bản của bài phong cách Hồ Chí Minh?
Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
Nêu chủ đề văn bản? Liên hệ thực tế trong cuộc sống?
?Nêu phương thức biêu đạt chính của văn bản?
?Nêu nội dung cơ bản của văn bản?
?Nội dung văn bản được triển khai theo hệ thống luận điểm, luận cứ như thế nào?
?Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản này?
s
?Nêu chủ đề của văn bản?
HS liên hệ thực tế
?Nêu nội dung của văn bản?
?Trẻ em trên thế giới phải chịu thách thức gì?
Trẻ em có những cơ hội gì?
Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ gì để bảo vệ cho trẻ em có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn?
? Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản này?
?Hãy nêu chủ đề của văn bản?
HS liên hệ thực tế trẻ em trên thé giới hiện nay
I . Khái niệm văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý
* Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng treuwowcs hết là nói đến tính chất của văn bản đó. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
II . Các văn bản nhật dụng
1 . Phong cách Hồ Chí Minh
A . Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t: thuyÕt minh.
B . Nội dung : 
 - Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
	+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :
-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)
-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
	+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:
	-> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)
	-> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên).
	-> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).
C . Nghệ thuật 
	- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích).
	- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
	- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc.
	- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam.
D . chủ đề
- Văn bản nói về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Nên mỗi chúng ta cần học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
2 . Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
a .Ph­¬ng thức biÓu ®¹t: Nghi luËn 
b Nội dung
- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ- La tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê -hi-cô.
- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 - Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ :
 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
 + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: Xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm,giáo dục.với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó .
 + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa .
 + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
c Nghệ thuật
 * Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.
 - Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.
 - Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
 - Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
 - Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.
d Chủ đề
 - Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
GV cho học sinh liên hệ thực tế
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
A . - Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh: kÕt hîp tù sù víi miªu t¶ vµ biÓu c¶m. Song næi bËt lµ miªu t¶.
a) Nội dung 
Văn bản gồm 17 mục : chia 3 phần
- Phần Sự thách thức : Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Cụ thể : 
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Phần Cơ hội : Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể :
+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh.
+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề này ngày càng sâu sắc.
- Phần nhiệm vụ : Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lý và tính cấp bách trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. Cụ thể :
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.
+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.
* Tóm lại : 
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều đó và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
C. Nghệ thuật :
	- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản thân các tiêu đề đã nói lên điều đó.
- Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lại được bố cục thành 3 phần. Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể hiện tính chặt chẽ, hợp lí của văn bản. Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đủ và cụ thể. Phần Nhiệm vụ, các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong D. Chủ đề
Những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu vì sự sống còn phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
 -GV cho học sinh liên hệ thực tế trẻ em trên thế giới hiện nay
B Bài tập về nhà
Đề 1 :
	Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn luyện như thế nào ?
Gợi ý :
	Yêu cầu HS viết thành bài văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình, trong đó đảm bảo các ý chính sau :
	- Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương về phương diện này. Vì thế việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là “mốt”, là hiện đại trong ăn mặc nói năng ... 
* Đề 2. 
Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay.
* Gợi ý : 
Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thể hiện vấn đề nêu trong bài viết có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Cụ thể đảm bảo một số ý chính sau :
- Trong những năm qua thế g ...  nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đề 2: 
	Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
- Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. 
- Nhan đề những ngôi sao xa xôi xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Ba cô gái trẻ ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
- Những ngôi sao xa xôi cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.
Đề 3:
 - Viết đoạn văn ( 10->15 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh "đám mây mùa hạ” trong khổ thơ : 
“Sông được lúc dềnh dàng.
Chim bắt đầu vội vã.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Gợi ý: 
Đoạn văn có thể gồm các ý:
- Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa, cảnh có hồn.
- Đó là hình ảnh gợi cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn. 
Ngày soạn:20/2
Ngày dạy: 91 : 
 92 : 
 Chuyên đề 1 Đoạn văn
Tiết 60+61
Đoạn văn phân tích nhân vật và đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ 
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
B . Chuẩn bị
GV : Soạn bài + tài liệu tham khảo
HS : Soạn theo hướng dẫn của GV
C . Tiến trình lên lớp
1 . Bài củ: Nêu yêu cầu về viết đoạn văn về tóm tắt tác phẩm
2 . Vài mới:
? Khi viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Khi viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu cần đảm bảo yêu cầu gì?
HS trình bày đoạn văn phân tích nhân vật phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. 
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên.
HS trình bày đoạn văn phân tích chi tiết đặc sắc trong 4 câu thơ bên của bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. 
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên
I . Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
Khi viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật diễn đạt một ý trọn vẹn về tính cách , hay số phận nhân vật
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp
II . Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
Khi viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ diễn đạt trọn vẹn một ý về hình ảnh nghệ thuật đặc sắc nhất trong tác phẩm hay trong một đoạn trích
- Chọn một chi tiết đặc sắc nhất khi phân tích cần xoáy sâu vào chi tiết đó
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp
III. Bài tập
Đề 1 :Viết đoạn văn phân tích nhân vật anh thanh niên
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực.
Đề 2: Viết đoạn văn phân tích biện pháp nghệ thuật điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: 
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
* Gợi ý:
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: 
+ Khơi dậy tình cảm nồng ấm
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương
+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.
=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.
Bài tập về nhà
Đề 1: Viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
Đề 2: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật trong 2 câu thơ sau?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Nắm được cách viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
- Hoàn thành các bài tập trên
*************************************
Ngày soạn:20/2
Ngày dạy: 91 : 
 92 : 
Chuyên đề 1 Đoạn văn
Tiết 62+63
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A . Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị
GV : Soạn bài + tài liệu tham khảo
HS: Soạn theo hướng dẫn của GV
C. Tiến trình bài dạy
1. Bài củ:Trình bày đoạn văn phân tích nhân vật cần đảm bảo yêu cầu gì?
2. Bài mới: 
? Khi viết đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ cần đảm bảo yêu cầu gì?
HS trình bày đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. 
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên tuy nhiên đề này có thể viết nhiều đoạn văn nhưng học sinh chọn viết lần lượt từng đoạn 1
HS trình bày đoạn văn cảm nận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương phải đảm bảo yêu cầu về hình thức quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. 
Về nội dung cần đảm bảo các ý bên tuy nhiên đề này có thể viết nhiều đoạn văn nhưng học sinh chọn viết lần lượt từng đoạn 1
I . Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ
Khi viết đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
- Hình thức: Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ diễn đạt một ý trọn vẹn về hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ bài thỏ đó.
* Lưu ý: Đoạn văn phân tích cảm nhận về một đoạn thơ ,bài thơ có thể trình bày theo cách song hành, móc xích,diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
II. Bài tập.
Đề 1:
Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10-> 15 dòng)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
 (Con cò- Chế Lan Viên)
Gợi ý: 
a. Mở đoạn :
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
b. Thân đoạn :
 -Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
- Dù có phải xa con, thậm chí suốt đời, nhưng lúc nào lòng mẹ cũng ở bên con. 
=> Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: Tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. 
 c. Kết đoạn : 
Bằng việc sử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con. 
*Đề 2 : 
 	Cảm nhận về bài thơ " Nói với con"của Y Phương.
 *Gợi ý:
 a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
b. Thân bài: 
 - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương
 - > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. 
-> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. 
 - Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha:
 + Đức tính cao đẹp của người đồng mình: 
 + Mong ước của người cha qua lời tâm tình.
 -> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
 c. Kết bài:
 - Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước.
 - Suy nghĩ, liên hệ .
Bài tập
Đề 1: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Đề 2 : Cảm nhận của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
* Hướng dẫn về nhà
Nắm được cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoàn thành các bài tập đã ra.
Ngày soạn:20/2
Ngày dạy: 91 : 
 92 : 
Chuyên đề 2 Truyện trung đại Việt Nam
Tiết 64+65
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Đó là sự rối ren, xấu xa ,vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người- nạn nhân chính của xã hội
B . Chuẩn bị:
GV: Soạn bài:
HS: Soạn theo hướng dẫn của GV
C . Tiến trình bài dạy
1 . Bài củ: Nêu yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm nhận về 1 đoạn thơ, bài thơ
2 . Bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day them(1).doc