Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( LÊ ANH TRÀ)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1, Về kiến thức:

- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài NL qua một đọan văn cụ thể.

2, Về kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3, Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị của GV và h/s:

- GV: Đọc tài liệu, soạn bài , sưu tầm tranh ảnh

- H/s: Đọc và soạn bài

C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

* Giới thiệu bài:HCM không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Người có một phong cách sống rất văn hóa và giản dị, vậy vẻ đẹp của phong cách đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích "phong cách HCM"

* Bài mới:

 

doc 188 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 17 - 8 - 2011 
 Ngày giảng: 
 Lớp: 9A
 Tiết 1:
Phong cách Hồ Chí Minh
 ( LÊ ANH TRà)
A. Mục tiêu cần đạt:
 1, Về kiến thức:
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài NL qua một đọan văn cụ thể.
2, Về kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3, Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và h/s:
- GV: Đọc tài liệu, soạn bài , sưu tầm tranh ảnh
- H/s: Đọc và soạn bài
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:HCM không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Người có một phong cách sống rất văn hóa và giản dị, vậy vẻ đẹp của phong cách đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích "phong cách HCM"
* Bài mới: 
Hoạt động 1:( 15p ) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp :
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
? Em hãy xác định thể loại của văn 
bản?
? Văn bản này được trích từ bài viết nào ? Của ai?
?Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Hoạt động 2:( 25p) Hướng dẫn đọc và phân tích văn bản.
Học sinh đọc đoạn 1.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy?
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
Giáo viên kết luận: Sự độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thông nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc :giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
2. Từ khó:
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
3.Thể loại:- Phương thức diễn đạt chính luận
- văn bản nhật dụng thuộc chủ đề " sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc."
- Trích từ bài viết: Phong cách Hồ Chí Minh,cái vĩ đại gắn với cái giản dị .Trong tác phẩm "Hồ Chí Minh và văn hóa việt Nam", viện văn hóa xuất bản ,Hà Nội năm 1990. 
4. Bố cục của văn bản: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu->rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2:Tiếp->hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống và làm việc của Bác.
- Đoạn 3: Còn lại=> Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
II. Phân tích:
1. Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng ( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân của mình.
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khắp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Viêt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
* Hoạt động 3: ( 5p )
* Củng cố bài: ? Em có nhận xét gì về quá trình hình thành phong cách HCM.
* Hướng dẫn h/s học ở nhà: 
- Soạn phần còn lại, học bài cũ.
* Rút kinh nghiệm: 
-------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 17-8-2011 
 Ngày giảng: 
 Lớp: 9A
 Tiết 2:
Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp)
 ( LÊ ANH TRà)
A. Mục tiêu cần đạt:
 1, Về kiến thức: - Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài NL qua một đọan văn cụ thể.
2, Về kỹ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3, Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và h/s:
- GV: Đọc tài liệu và soạn bài
-H/s: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
* KT bài cũ: ( 5p )? KT vở soạn.
* Bài mới:
* Hoạt động1( 25 )
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về phong cách sống của Bác?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên đọc các câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về Bác:
 "Mong....lối mòn"
* Giáo viên phân tích câu: "Thu...tắm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
Học sinh đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh so với các vị hiền triết xưa.
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
Hoạt động 2:(10p ) Hướng dẫn tổng kết 
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh , người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
? VB có ý nghĩa gì. 
I.
II. Phân tích: ( tiếp theo )
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
- Bác có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ " Chiếc nhà sàn ...đơn sơ"
+ Trang phục hết sức giản dị " quần áo..Trường sơn"
+ Ăn uống đạm bạc" Với những món...cháo hoa"
- Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn đời.
+ Đây là lối sống có văn hoá -> một quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh ( gợi cách sống của các vị hiền triết xưa )
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh 
- Giống : các vị danh nho xưa đó là không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần , một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác : Đây là một lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ Tịch Nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹvà trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
->Giản dị , thanh cao và đạm bạc.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
- So sánhvới các bậc danh nho xưa.
- Đối lập giữa các phẩm chất....
- Dẫn chứng thơ cổ , dùng từ HánViệt.
2. ý nghĩa của VB :Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tg đã cho thấy cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động . Từ đó đặt ra vấn đề của thời kỳ hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn , phát huy bản sắc van hóa dân tộc.
* Hoạt động 3: ( 5p )
 *Củng cố bài: ? Em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh? 
* Hướng dẫn học ở nhà: Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc)
- Soạn bài tiếp
* Đánh giá điều chỉnh kế hoạch:
 Ngày soạn :17-8-2011
 Ngày giảng: 
 Lớp: 9A
Tiết 3 :
các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt.
1, Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại lớp 8.
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: Phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
2, Về kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3, Về thái độ: Giáo dục h/s biết vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp
 B .Chuẩn bị của GV và h/s:
- GV: Soạn bài , chuẩn bị bảng phụ
- H/s : soạn bài, học bài cũ
C. Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học.
* Kiểm tra bài cũ:( 5p ) ?Em học tập được những gì qua phong cách HCM.
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là những cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
-Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành . Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
* Bài mới:
Hoạt động 1 :(10p ) 
? Bơi nghĩa là gì ( di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
 ? Cần trả lời như thế nào?
-> Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện " Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ?
? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
- Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận.
Giáo viên liên hệ với thực tế :
Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man , thừa ý , thiếu ý.... 
-> Đó là khuyết điểm phương châm về lượng.
Hoạt động 2 :( 10p ) Hình thành phương châm khái niệm về chất.
? Truyện cười này phê phán điều gì ? ? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Cho VD? 
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức:
Khi giao tiếp phải : nói đúng s ... được kể theo ngôi kể thứ mấy? ( Ngôi thứ nhất - Aliôsa )
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
15p
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
? Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Quan hệ giữa bọn trẻ như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc đọng như vậy?
? Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của A -li -ô-sa nhìn nhận về những đứa trẻ?
? Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
? Qua đó cho ta thấy thái độ gì của A -li -ô-sa với các bạn?
 ? Chuyện đời thường, vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể truyện của Go-rki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này ?
? Những câu văn biểu cảm của A li ôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
* H0ạt động3: 5p
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa ( nhà văn ) không nhắc tên đến bọn trẻ nhà đại tá? ( câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích ).
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả :
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương.
- Là người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX.
- Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
2. Tác phẩm :
- Trong " Thời thơ ấu " -> cuốn đầu trong bộ ba t2 tự truyện.
3. Đọc, tìm hiểu bố cục :
a, Đọc.
b, Bố cục : 3 phần.
- Tình bạn trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
=> Kể theo trình tự thời gian.
 II. Phân tích .
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương .
 - A li-ôsa : bố mất ở với bà ngoại .
- 3 đứa con ông đại tá : mẹ mất sống với bố và gì ghẻ ( quý tộc ) .
-> Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau .
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ . Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau .
=> Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
-> Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Ali ôsa .
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết :" Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con " -> sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu .
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện " Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ........" -> So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được tác giả với nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn .
-> Sự cảm thông của Ali ôsa với nổi bất hạnh của các bạn nhỏ .
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ -> Ali ôsa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích -> Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn .
- Chi tiết người " mẹ thật " A-li ôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích -> động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ -> khao khát tình yêu thương của mẹ .
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát " có lẽ tình cảm những người bà đều tốt " chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc .. .
=> Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
=> Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ -> ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
III. Tổng kết 
- ND : Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sông, thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện : Tự thuật .
+ So sánh chính xác .
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật .
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
 * Hoạt động 4: 5p
Hướng dẫn học ở nhà:Kể chuyện về tình bạn của em.
* Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn : 17/12/2009
Ngày dạy : 18/12/2009
Tiết 87,88 : Tập làm thơ tám chữ
A/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp Hs :
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả của thể thơ tám chữ.
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước.
- Hoàn thiện một bài thơ tám chữ của mình trình bày trước lớp .
B/ Tiến trình lên lớp :
* Chuẩn bị :
 - Gv chuẩn bị 1 số đoạn thơ, bài thơ 8 chữ
- Trò: Tìm hiểu, sưu tầm 1 bài thơ 8 chữ ngoài chương trình
* Kiểm tra Việc chuẩn bị của HS + Việc nắm luật thơ 8 chữ.
* Gv giới thiệu bài : Tiếp tục học về thể thơ tám chữ đã học ở tiết 54.
? Em hãy đọc hai đoạn thơ.
? Nêu nhận xét của em về: cách ngắt nhịp, cách gieo vần trong thơ 8 chữ ?
- Gv hướng dẫn Hs luyện tập 
- Trình bày theo nhóm; nhóm chọn bài – bổ sung hoàn thiện 1 bài thơ tám chữ ít nhất phải có 2 khổ thơ
-> cử người trình bày
- HS trong lớp chú ý nhận xét
GV đọc một số bài thơ tự làm -> cho HS làm tiếp thành bài -> đặt tiêu đề cho bài thơ.
Gv cho Hs tham khảo ví dụ sau :
*Nhớ trường
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
“ Nét mong manh/ thấp thoáng /cánh hoa bay
Cảnh cỏ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầy
Thú san lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng
Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động
Tôi đều yêu/ , đều kiếm/, đều say mê”
(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)
Cây bên đường/, trụi lá/ đứng tần ngần
Khắp xương nhánh/ chuyển/ một luồng tê tái
Và giữa vườn im,/ hoa rung sợ hãi
Bao nỗi phôi pha/, khô héo rụng rời
(Tiếng gió- Xuân Diệu)
* Nhận xét:
- Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc
- Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yêu và phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
2. Luyện tập :
* Đề tài : tự chọn 
* Tập làm bài thơ tám chữ .
a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn)
b) Trình bày bài thơ trước lớp
Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ
+ Đọc bài thơ
+ Lớp nhận xét .
 *Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
C/ Hướng dẫn học ở nhà :
- Nhận xét và khắc sâu nhịp, vần thơ 8 chữ
- Về nhà: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
 Tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.
 _____________________________________________________
Ngày soạn : 22/12/2009
Ngày dạy : 23/12/2009
Tiết 89 : Những đứa trẻ ( Bài đọc thêm )
(Trích: Thời thơ ấu - Mác-xim GO-rơ-ki -)
A/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp Hs :
- Rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M-GO- Rơ - ki trong đoạn trích tự thuật này.
-Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự, tự thuật.
B/ Tiến trình lên lớp :
- Gv kỉêm tra việc chuẩn bị bài mới của Hs – Nhận xét .
- Dạy bài mới .
- Gv hướng dẫn Hs giới thiệu về tác giả và tác phẩm .
GV – HS đọc
Lưu ý các đoạn đối thoại 
HS tóm tắt theo gợi ý của GV 
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn ?
? Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích ?
? Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau ?
I/ Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: Mac-xim Go-rơ-ki
Tên A-lêch-xâyPê-S-Cốp nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20
2.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương 
đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.
3 . Đọc, kể tóm tắt:
4. Bố cục: 3 phần
-Phần 1: đầu->cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
-Phần 2: tiếp ->đến nhà tạo: Tình bạn bị cấm đoán 
-Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục 
Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất.
II.Phân tích:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh
A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn
A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh
Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn.
Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ 
Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
? Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hang xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
? Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
? Thái độ của người kể và người nghe?
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
? Những nét đặc sắc của nghệ thuật và nội dung?
-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: 
- Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này.
2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng 
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
*Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích .
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”thằng anh: "mỉm cười"
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình.
III/ Tổng kết- Ghi nhớ
1/Nội dung :
Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
2/ Nghệ thuật :(Ghi nhớ)
Ngày soạn : 30/12/2011 Ngày dạy : 
 Lớp: 9A
Tiết 90 :
Trả bài thi học kì I 
A/ Mục tiêu cần đạt : 
1, Kiến thức:
- Nắm chắc những kiến thức tiếng việt đã học .
- Qua trả bài củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh.
 2, Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sửa chữa, viết bài.
3, Thái độ: Tự giác, nghiêm túc.
B/ Tiến trình lên lớp :
 1/ Gv đọc đề bài :
 2/ Nhận xét:
a.Ưu điểm:
Câu 1: Đa số h/s tìm được lời dẫn trực tiếp và các thuật ngữ.
Câu 2:Đa số h/s viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, đúng nội dung.
Câu 3: Đa số h/s làm bài có bố cục, có nội dung.
b.Nhược điểm: 
 - Một số em chưa biết chuyến lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
- Phần đoạn văn nội dung bàn chưa sâu, chưa nêu được biện pháp khắc phục.
- Câu 3 phân tích chưa kỹ
 3, Trả bài cho h/s và lấy điểm:
* Kết quả: Giỏi...........khá.............Tb.................
4, Hướng dẫn h/s sửa bài theo đáp án của sở GD&ĐT Thanh Hoá : 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 day duoc 1213.doc