Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 101 đến tiết 105 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 101 đến tiết 105 năm 2012

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức:

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.

- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương

- Cách vận dụng các kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

2. Kĩ năng:

- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.

- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 101 đến tiết 105 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguỵet
NS: 25/1/2012
ND: 29/1/2012 
Tiết 101: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG( Phần Tập làm văn)
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương 
- Cách vận dụng các kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức thu thập các thông tin ngoài cuộc sống, kết hợp với suy nghĩ, đánh giá việc đó bàng ý kiến chung và của riêng cá nhân mình.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tìm hiểu tình hình địa phương, ra câu hỏi, đề bài.
 - HS: Xem lại kiến thức nghị lụân về một sự việc, hiện tượng đời sống.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu nội dung của tiết chương trình địa phương.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình địa phương.
? Em hiểu như thế nào về hiện tượng thực tế ở địa phương chúng ta.
? Hãy kể một vài hiện tượng mà em biết.
- GV nhận xét, gợi ý: Những hiện tượng đáng lên án như (Đánh bạc, rượu chè, lề mề trong công việc, gây ô nhiễm môi trường..) hoặc đáng biểu dương như (Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tinh thần vượt khó).
- Hướng dẫn HS cách hiểu từng vấn đề trên.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách làm bài .
- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định chỗ đúng, không nói qúa, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân.
- Yêu cầu khi làm bài:
+ Về nội dung: ý kiến và nhận định của học sinh phải rõ ràng, cụ thể, có luận điểm rõ ràng, lụân cứ xác thực
+ Tuyệt đối không nêu tên nhân vật hoặc tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy phạm vi tập làm văn trở thành phạm vi khác.
HĐ3: Lập dàn bài đại cương .
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở điạ phương và lập dàn ý đại cương.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
* GV nhận xét, đưa ra dàn ý chung để HS tham khảo
- Mở bài: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng
- Thân bài:
+ Thực tế biểu hiện của hiện tượng, nguyên nhân, kết quả/ hậu quả
+ Nhận định, đánh giá về hiện tượng.
- Kết bài: Khẳng định, phê phán, rút ra bài học cho bản thân.
GV? Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều biểu hiện sống khác nhau. Vậy chúng ta sẽ làm gì với những biểu hiện sống tốt và xấu?
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
 Suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình với các hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II. Cách làm bài
- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định chỗ đúng, không nói qúa, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân.
III. Lập dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng
- Thân bài:
+ Thực tế biểu hiện của hiện tượng, nguyên nhân, kết quả/ hậu quả
+ Nhận định, đánh giá về hiện tượng.
- Kết bài: Khẳng định, phê phán, rút ra bài học cho bản thân.
IV. Củng cố
4. Hướng dẫn tự học: 
- Hoàn chỉnh bài viết theo dàn bài cụ thể có tính thuyết phục, lập luận chặt chẽ không quá 1500 chữ.
- Soạn bài : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
+ Xem các bài tập phần Luyện tập
******************************************************************
NS: 26/1/2012 
ND:30/1/2012 
Tiết 102: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 - Vũ Khoan -
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Nhận thức được những vấn đề nóng của xã hội, từ đó nêu suy ghĩ của bản thân
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
- Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Học theo nhóm: trao đổi và phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam và của cá nhân
- Trình bày một phút về suy nghĩ của bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
IV. Chuẩn bị:
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
V. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn đinh lớp
2. Bài cũ: : - Văn nghệ có vai trò gì trong cuộc sống con người? Lấy ví dụ?
- Trả lời:Giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc
- Ví dụ: Một bài hát về mẹ chan chứa cảm xúc giúp ta yêu mẹ hơn...
3. Bài mới: Bước sang thế kỷ mới là bước vào một hành trình đầy triển vọng tốt đẹp ở phía trước nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi các thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp mở đầu thế kỉ mới đã nêu ra kịp thời những vấn đề trên, nhằm hướng tới thế hệ trẻ - bởi chính họ là lực lượng quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Nêu vài nét về tác giả Vũ Khoan.
- Nhận xét và khái quát lại vài nét chính.
? Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới ra đời trong hoàn cảnh nào.
- GV nhận xét và khái quát lại vài nét về giai đoạn đất nước những năm 2001.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục .
- Cách đọc: giọng trầm tĩnh, khách quan, gần gũi, giản dị.
- Yêu cầu HS đọc từ đầu -> chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
? Văn bản trên được chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét và kết luận: có thể chia các đoạn:
+ Điều kiện chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
+ Bối cảnh của thế giới và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
+ Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
+ Kết luận.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản văn bản.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 1.
? Theo tác giả, để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới cần có những điều kiện nào.
- Gợi ý HS tìm trong đoạn 3: 
? Điều đó có đúng không? Vì sao.
- Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng, vì con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không tiến lên, không phát triển.
? Em hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức (nền kinh tế mà trong đó tri thức, trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong tổng giá trị các sản phẩm)
-> Đây là lụân cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ. Nó có ý nghĩa đặt ra vấn đề, mở ra hướng lập luận của toàn văn bản.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại phần 2.
? Theo tác giả, hiện nay chúng ta đang đứng trước bối cảnh của thế giới ra sao.
? Trước hoàn cảnh thế giới như vậy, nước ta đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ gì.
- Gợi ý HS tìm trong đoạn 4 hai luận cứ: tình hình thế giới và tình hình đất nước.
? Theo em, tác giả đưa ra vấn đề trên nhằm mục đích gì (nhằm khẳng định vai trò của con người).
- Lấy dẫn chứng minh họa thêm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
? Trước tình hình ấy, tác giả đã chỉ ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam.
? Tác giả đã phân tích và lập luận bằng cách nào (phát hiện phép lập luận đối chiếu).
? Ngoài ra tác giả còn dùng biện pháp nào, có tác dụng gì (chú ý những thành ngữ, tục ngữ -> tạo sự sinh động).
? Theo em, những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào đối với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này (tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không thiên lệch về một phía, khẳng định và tôn trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, mịêt thị dân tộc).
? Kết laị bài văn, tác giả muốn gửi gắm người đọc điều gì (tìm trong đoạn cuối văn bản).
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài .
? Qua văn bản trên, tác giả muốn bàn luận về vấn đề gì.
? Bài văn trên có sức thuyết phục cao. Theo em, nhờ những yếu tố nào (Ngôn ngữ giản dị, dễ hiêủ, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, cách nói sinh động mà ý vị, sâu sắc).
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
Đứng trước tình hình hiện nay, em nhận thấy bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Nêu cách khắc phục?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Vũ Khoan- nhà hoạt động chính trị, nhiều năm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 2001.
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 4 phần
III. Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Điều kiện để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới:
 Là chuẩn bị bản thân con người, vì:
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong nền kinh tế tri thức, vai trò con người càng nổi trội.
2. Bối cảnh của thế giới và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước:
- Thế giới: khoa học công nghệ phát triển, sự giao thoa, hội nhập với các nền kinh tế khác.
- Đất nước: giải quyết các nhiệm vụ nặng nề (thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền KT nông nghiệp, đẩy mạnh CNH, HĐH) và phải tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kém khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Có tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhựng đố kị trong làm ăn và trong đời sống.
- Thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/30
V. Củng cố: 
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập.
- Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo): Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
****************************************************************
NS: 27/1/2012
ND: 1/2/2012 
Tiết 103: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
I. Mức độ cần đạt 
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú.
- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp và phụ chú.
3. Thái độ:
- Tự ý thức việc sử dụng thành phần biệt lập trong nói và viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, một số ví dụ.
 - HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Tìm thành phần biệt lập trong những câu sau và cho biết đâu là thành phần tình thái, đâu là thành phần cảm thán?
a. Có lẽ văn nghệ rất kị trí thức hóa nữa.
b. Ôi những cánh đồng quê máu chảy!
c. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng.
d. Không thể nào việc đó lại xảy ra.
- Vì sao gọi chúng là thành phần biệt lập?
* Đáp án:
- Thành phần biệt lập:a,d
- Thành phần cảm thán: b,c
- Vì chúng là thành phần phụ không tham gia vào nội dung sự việc chính của câu.
3. Bài mới: Ngoài những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu là tình thái và cảm thán còn có hai thành phần nữa. Đó là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Vậy thế nào là thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần gọi – đáp .
- Yêu cầu 1 HS đọc ví dụ SGK/31, chý ý các từ in đậm.
? Trong các từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp.
? Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không.
- Gợi ý HS thử lược bỏ các từ in đậm trong câu rồi rút ra nhận xét.
? Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoại.
- Gợi ý HS: tạo lập cuộc thoại (mở đầu cuộc thọai diễn ra), duy trì cuộc thoại (làm cho cuộc thoại tiếp diễn).
- Gọi những từ ngữ in đậm là thành phần gọi đáp. Vậy, thế nào là thành phần gọi - đáp?
- GV nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 1 SGK.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ.
- Nhận xét và yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong bảng phụ.
- Này, bạn có biết nhà bạn Nam ở đâu không?
 - Ừ, nhà Nam ở gần bệnh viện huyện.
 Bác ơi, tim Bác mênh mông thế!
 Ôm cả non sông mọi kiếp người.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần phụ chú .
- Gọi HS đọc ví dụ SGK, chú ý các cụm từ in đậm.
? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không. Vì sao.
- HS lược bỏ, đọc và so sánh với câu có thành phần in đậm rồi rút ra nhận xét.
- GV kết luận: Nghĩa của sự việc trong câu không thay đổi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu. Nó là thành phần biệt lập.
? Ở câu a, các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào (chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”).
? Trong câu b, cụm C-V in đậm chú thích điều gì.
- Chỉ việc diễn ra trong trí (suy nghĩ) riêng của tác giả. Hai cụm còn lại diễn đạt việc tác giả kể.
- “tôi nghĩ vậy” có ý giải thích thêm rằng điều “Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “tôi” cho đó là lí do làm cho “tôi càng buồn lắm”.
? Tóm lại các thành phần trên được dùng để làm gì (bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, có thể nó được dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm lời nói của người nói, của nhân vật; nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh chúng được sử dụng).
- Gọi thành phần in đậm là thành phần phụ chú. Vậy thế nào là thành phần phụ chú?
? Dấu hiệu nào nhận biết đó là thành phần phụ chú
- Lấy ví dụ thành phần phụ chú:
+ đặt giữa hai dấu gạch ngang: Hôm đó chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi. 
+ đặt sau dấu hai chấm: Các bạn Mat-xcơ-va gửi cho tôi một món quà nhờ mang cho Dế Mèn: cái hộp to, trong đặt chiếc khay... 
+ đặt giữa hai dấu ngoặc đơn: Lớp tôi (lớp 9/1) do cô Loan chủ nhiệm.
- Liên hệ thực tế, giáo dục HS ý thức sử dụng thành phần phụ chú trong khi viết văn làm cho bài viết sinh động, phong phú.
- Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ khái niệm thành phần phụ chú.
- Nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về thành phần phụ chú.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, chú ý đây là cuộc đối thoại giữa chị Dậu và bà lão hàng xóm.
- Đại diện trả lời.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm cá nhân và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3,4.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm câu a,d và trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài 5.
 Thế nào là thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú?
I. Thành phần gọi – đáp:
1. Ví dụ: SGK/31.
a, Này,
-> Dùng để gọi
=> Tạo lập cuộc thoại
b, Thưa ông,
-> Dùng để đáp
=> Duy trì cuộc thoại
- Các từ in đậm trên không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/32)
II. Thành phần phụ chú
1. Ví dụ: SGK/31, 32.
a, Lúc đi, đứa con gái  của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh,
-> Cụm từ in đậm bổ sung cho “đứa con gái đầu lòng của anh”
b, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, 
-> Cụm từ in đậm chỉ việc diễn ra trong suy nghĩ riêng của tác giả. 
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/32)
III. Luyện tập, củng cố
1. Tìm thành phần gọi – đáp trong
- Này : dùng để gọi
- Vâng : dùng để đáp
-> Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới.
2. Tìm thành phần gọi đáp trong câu
Bầu ơi: Không hướng đến một người hay riêng một đối tượng cụ thể nào, nó có tính chất chung
3, 4.Tìm thành phần phụ chú và cho biết ý nghĩa của chúng.
a/ kể cả anh: giải thích cho cụm từ “mọi người”, chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này.
d/ - có ai ngờ : Giải thích cho cụm từ “Cô bé nhà bên”, chú thích sự ngạc nhiên của người nói. 
- thương thương quá đi thôi : Giải thích cho cụm từ “Mắt đen tròn”, chú thích sự xúc động.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, xem lại bài tập đã làm.
- Làm bài tập còn lại: 5/33. Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú đã học.
- Soạn bài Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten:
+ Đọc văn bản và chú thích SGK
+ Trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản.
***************************************************************
NS: 28/1/2012
	 ND: 2/2/2012 
Tiết 104 - 105: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Kiểm tra tổng hợp năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh. 
2. Kĩ năng
- Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong các kĩ năng xây dựng dàn ý trình bày và triển khai luận điểm của bài viết, từ đó có phương pháp bổ sung điều chỉnh.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức làm bài độc lập và trung thực, đồng thời viết bài nghị luận chặt chẽ có tính thuyết phục.
II. Chuẩn bị:
- GV: đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tựợng đời sống.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến hành kiểm tra:
* Đề bài: Một hiện tựợng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tựợng trên.
3. Thu bài:
- Yêu cầu HS thu bài, GV kiểm tra số lượng.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Dặn dò:
- Soạn bài Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông – Ten:
- Đọc kỹ văn bản và chú thích SGK.
- Trả lời các câu hỏi trong sách.
* Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
- HS xác định và viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tựợng đời sống.
- Có bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Xây dựng được từng luận điểm, có dẫn chứng rõ ràng, phân tích để làm rõ cho luận điểm.
- Phải đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ của mình đối với sự việc, hiện tượng bàn luận.
 2. Yêu cầu cụ thể: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu được sự việc vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng hiện nay rất phổ biến, đâu đâu cũng thấy.
- Nêu tác hại chung của hiện tượng này.
b. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích:
- Việc vứt rác bừa bài hiện nay rất phổ biến, có thể do: 
+ thói quen xấu: tiện đâu vứt đó
+ do không có ý thức: vứt rác không đúng nơi quy định, có thể vứt trên đường hoặc nơi công cộng (công viên, rạp chiếu phim, khi đi tham quan...)
+ xem vứt rác bừa bãi là việc bình thường.
- Đánh giá việc làm trên: 
+ rất nguy hại đến sức khỏe con người, gây ra một số bệnh nguy hiểm.
+ gây ô nhiễm môi trường sống, làm cây cối chết hoặc cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật... 
+ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan. 
- Suy nghĩ, nhận định của em về vấn đề vứt rác bừa bãi: lên án hay đồng tình?
- Nêu ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng trên: tuyên truyền, vận động mọi người...
c. Kết bài: 
- Kết luận vấn đề vứt rác bừa bãi.
- Nêu ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng trên: tuyên truyền, vận động mọi người...
* Biểu điểm:
- Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: đảm bảo đúng thể loại bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên.
- Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài.
- Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctao thu thoi ma.doc