Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

(LUYỆN TẬP)

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Thông qua một số bài tập, nâng cao hiểu biết về các dạng liên kết câu và liên kết đoạn văn.

 * CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng con.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 110. TIẾNG VIỆT.
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(LUYỆN TẬP)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thông qua một số bài tập, nâng cao hiểu biết về các dạng liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Liên kết về nội dung là gì? GV treo bảng phụ ví dụ, gọi HS đọc, xác định phép liên kết về nội dung.
-Hỏi: Liên kết về hình thức là gì? GV treo bảng phụ ví dụ, gọi HS đọc, xác định phép liên kết về hình thức.
-Ở tiết học trước, các em đã biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hiện bài luyện tập để củng cố thêm những hiểu biết về các phép liên kết.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời và xác định.
-Trả lời và xác định.
* Hoạt động 2 (37’)
(LUYỆN TẬP)
1.a.-Trường học – trường học (lặp; liên kết câu).
-Như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (thế; liên kết đoạn văn).
b.Văn nghệ – văn nghệ (lặp; liên kết câu).
-Sự sống – sự sống; văn nghệ – văn nghệ (lặp; liên kết đoạn văn).
c.Thời gian – thời gian – thời gian; con người – con người – con người (lặp; liên kết câu).
d.yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác (trái nghĩa; liên kết câu).
2.Các cặp từ trái nghĩa:
-(thời gian) vật lí – (thời gian) tâm lí.
-vô hình – hữu hình.
-giá lạnh – nóng bỏng.
-thẳng tắp – hình tròn.
-đều đặn – lúc nhanh lúc chậm.
3. Các lỗi liên kết nội dung:
a.Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
-Chữa: thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu. Ví dụ: “ cắm  đội 2 của anh ở phía  dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết  mặt trận. Bây giờ, mùa thu  chặng cuối”.
b.Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí.
-Chữa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện. Ví dụ: “Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật ”.
4.Các lỗi liên kết hình thức:
a.Dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất.
-Chữa: thay đại từ nó bằng đại từ chúng.
b.Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
-Chữa: Thay hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện từng câu.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Xem lại các bài tập. Chuẩn bị “con cò”. * Câu hỏi soạn: 
1.Bố cục? 2.Hình ảnh con cò và ý nghĩa biểu trưng của nó? 3.Hình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người như thế nào? 4.Hình ảnh con cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của mẹ và lời ru?
Ký duyệt
TUẦN 23
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 22
TIẾT 111-112. VĂN HỌC.
CON CÒ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
 -Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biết là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: TRình bày về tác giả Hi-pô-lít Ten. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà thơ như thế nào?
-Hỏi: Hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn như thế nào?
-Hình ảnh luỹ tre làng, cánh đồng, ruộng lúa, con cò,  từ xa xưa đã đi vào tục ngữ, ca dao, vào lời ru của mỗi người từ khi còn tấm bé. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ như là một khác hát ru – bài thơ con cò của ChếLan Viên.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Chú thích * tr 40, phần phân tích ở vở.
-Trả lời: Phần phân tích 2, 3 ở vở.
* Hoạt động 2 (62’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) SGK.
2.Xuất xứ: Bài thơ sáng tác năm 1962, in tronh tập “hoa ngày thường – chim báo bão” 1967.
II.Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh con cò và ý nghĩa biểu trưng của nó:
-Con cò trong ca dao hát ru.
+Cò vất vả trong vẻ thong thả, bình yên của cuộc sống.
+Con cò đi ăn đêm, cò lặn lội kiếm sống ® tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ.
-Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ một cách vô thức ® được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
HẾT TIẾT 111.
2.Hình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người:
a.Khi còn trong nôi:
-Cò vào trong tổ, đứng quanh nôi.
-Hai đứa đắp chung đôi.
-Con ngủ ® cò cũng ngủ.
Þ Cò hoá thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ.
b.Khi đi học:
-Con theo cò đi học.
-Cò chắp cánh những ước mơ cho con.
Þ Cò là hình tượng người mẹ quan tâm, chăm sóc, nâng bước con.
c.Khi con khôn lớn:
-Con làm thi sĩ bởi tâm hồn con được cò chắp cánh bao mơ ước.
-Con viết tiếp về cò trong những vần thơ.
Þ Cò là hiện thân của mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đời con.
* Nghệ thuật liên tưởng, tượng tượng phong phú.
3.Hình ảnh con cò gợi suy ngẫm và truết lí về ý nghĩa của mẹ và lời ru:
-Cò là hình tượng mẹ ở bên con suốt cuộc đời.
-Khái quát một quy luật: lòng mẹ luôn luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con.
-Đoạn cuối bài thơ: Giọng điệu lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
-Gọi HS đọc chú thích *. 
-Gọi HS nêu xuất xứ của văn bản.
-Gọi HS xác định thể thơ.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Vì thơ tự do nên có những câu ngắn, dài không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru. Khi đọc cần thay đổi giọng điệu cho phù hợp. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu hình ảnh con cò và ý nghĩa biểu trưng của nó.
-Gọi HS đọc lại đoạn 1.
-Hỏi: Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến hình ảnh con cò được nhắc ở những bài ca dao dùng làm hát ru nào?
-Hỏi: Ở mỗi bài hát, em cảm nhận được điều gì về thân phận con cò?
-Hỏi: Ở bài ca dao “con cò đi ăn đêm” không chỉ nói đến con cò mà còn tượng trưng cho ai?
-Hỏi: Từ bài ca dao này đã gợi em nhớ em nhớ đến những câu ca dao hoặc câu thơ nào mang ý nghĩa tương tự?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả?
-Hỏi: Qua những lời ru của mẹ, em bé đã hiểu được ý nghĩa của hình tượng con cò chưa? Tìm những câu thơ nêu rõ điều đó?
-Hỏi: Vậy em bé đã đón nhận được điều gì từ người mẹ?
-GV thuyết giảng: Em bé đón nhận con cò trong lời ru thật êm ái, vô tư như tuổi thơ của mỗi người.
-Hỏi: Em hiểu gì về ca dao, lờ ru trong đời sống nhân dân?
-Hỏi: Từ việc cảm nhận của em bé trong lời ru về hình ảnh con cò, em thấy cách đón nhận điệu hồn dân tộc của mỗi con người như thế nào?
* Chuyển ý: ình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy ở tiết tiếp theo.
-Gọi HS đọc lại đoạn 2.
-Hỏi: Hình tượng con cò trong đoạn 2 gắn bó với cuộc đời mỗi con người ở những chặng đường nào?
-Hỏi: Khi còn trong nôi, điều gì cho ta thấy cò gần gũi với người?
-Hỏi: Từ những hình ảnh trên đã gợi cho em liên tưởng đến ai? Gười đó quan trọng đối với em như thế nào?
-Hỏi: Khi đi học cò gắn bó với người như thế nào?
-Hỏi: Ở ý này, cò cũng chính là hình tượng của ai? Đã thể hiện được điều gì đối với đứa con yêu của mình?
-Hỏi: Khi con khôn lớn, vì sao người con mơ ước thành thi sĩ?
-Hỏi: Cò lại xuất hiện trong đời con như thế nào?
-Hỏi: Em hiểu gì về cuộc đời của con gắn bó với hình ảnh cò?
-Hỏi: Như vậy ở đoạn thơ này hình ảnh con cò được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật nào?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu hình ảnh cò đã gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa cuả mẹ và lời ru như thế nào?
-Gọi HS đọc đoạn cuối.
-Hỏi: Năm câu thơ đầu đoạn gợi em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
-Hỏi: Hai câu thơ: “con dù  theo con”, đã khái quát một quy luật của tình cảm, theo em đó là quy luật gì?
-Yêu cầu HS tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về câng cha, nghĩa mẹ.
-GV thuyết giảng: Từ cảm xúc mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí- đó là cách thường thấy ở thơ Chế Lan Viên và cũng là một ưu thế của thơ ông.
-Hỏi: Em hiểu thế nào về những câu thơ cuối bài? Nhận xét về giọng điệu đoạn cuối: “à ơi ”?
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Thơ tự do.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: 3 đoạn:
+Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru với tuổi ấu thơ.
+Đoạn 2: Hình ảnh con cò gần gũi cùng con suốt chặng đời.
+Đoạn 3: Hình ảnh con cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
-HS đọc.
-Trả lời: “Con cò bay lả  cánh đồng”; “Con cò mà đi  cò con”.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: “Cái cò lặn lội bờ sông ”; “cái cò đi đón cơn mưa ”; 
-Trả lời: Vận dụng sáng tạo, có cảm xúc.
-Trả lời: Chưa ® đến một cách vô thức (HS tìm 4 câu thơ ở đoạn 1).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp).
-Nghe.
-Trả lời: Mang cả điệu hồn dân tộc và nhân dân.
-Trả lời: Con cò đi vào lòng người một cách vô thức ® là sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân.
-HS đọc.
-Trả lời: Còn trong nôi; đi học, khôn lớn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: “Công cha như Thái Sơn ”; “Công cha như núi ”; 
-Nghe.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (15’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Bài thơ khai thác hình tượng con cò, tác giả ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
-Thể thơ tự do gợi âm hưởng lời hát ru; giọng thơ êm ái, mượt mà, suy ngẫm, triết lí; nhịp đa dạng, diễn tả linh hoạt cảm xúc
-Hỏi: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời ru trong đời sống con người?
-Hỏi: Hãy khái quát những nghệ thuật chính của bài thơ?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: Đối chiếu:
+Khúc hát ru: Thống nhất tình yêu con, dân làng, cách mạng, yêu nước.
+Con cò: Ca ngợi tình mẹ đối với đời sống mỗi người và nghĩa của lời ru.
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (7’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Hiện nay em còn có còn nghe được những lời hát ru con nữa hay không? Hát lại một lời ru mà em đã được nghe từ nhỏ?
-Hỏi: Suy nghĩ về người mẹ đối với cuộc đời em?
-Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị “trả bài tập làm văn số 5” (nghiên cứu lại đề bài).
-Trả lời: Còn (HS hát một vài khúc ru).
-Trả lời: (nêu cảm nghĩ của bản thân).
TIẾT 113. TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
* MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 -Giúp HS hiểu rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV: Chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (43’) (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 Bước 1: Nêu lại đề bài và tập trung phân tích, tìm hiểu đề bài.
 -Gọi HS nêu lại đề bài.
 -Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý (ở sổ chấm trả bài) và các yêu cầu cần đạt.
 Bước 2: Nhận xét và đánh giá bài viết:
 -GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài đoạn có lập luận tốt trong bài làm của HS.
 Bước 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết:
 -Cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý; các luận điểm, luận cứ, cách lập luận, ), về hình thức (bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp . . .)
 -GV bổ sung, kết luận về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
* Hoạt động 3 (1’) (CỦNG CỐ- DẶN DÒ) -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”. * Câu hỏi soạn: Đọc, nghiên cứu trước bài tập tr 51 ® 54 SGK.
TIẾT 114 -115. TẬP LÀM VĂN.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Ở tiết trước các em đã được học về bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách làm bài để thực hiện viết bài văn nghị luận tốt hơn.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (43’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1.Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
2.Dàn bài chung:
a.Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
b.Thân bài:
-Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
c.Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
3.Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
HẾT TIẾT 114.
-Gọi HS đọc 10 đề bài ở SGK.
-Gọi HS đọc câu a, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu b, xác định yêu cầu. (Thực hiện vào giấy, GV thu bài, đọc. HS thảo luận).
-GV treo bảng phụ đề “uống nước nhớ nguồn”. Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc phần 1.
-GV giải thích thêm về hai cghữ “suy nghĩ” tức thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí.
-Gọi HS đọc phần 2.
-Gọi HS đọc phần 3 để các em tham khảo.
-Yêu cầu HS làm một số mở bài khác cho đề bài.
-Gọi HS đọc phần 4.
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK và kiểm tra mức độ hiểu của HS.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu rõ thêm về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: Cùng yêu cầu bình luận. Đề 1, 2, 3 có mệnh lệnh; các đề còn lại đề mở không mệnh lệnh.
-HS thực hiện và nhận xét.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Nghe.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Thực hiện vào giấy và đọc cho cả lớp cùng nghe để nhận xét.
-HS đọc.
-HS đọc. (ghi nội dung).
* Hoạt động 3 (43’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
(yêu cầu HS ghi vào vở dàn ý sau khi đã bổ sung, sử chữa).
-Gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con). GV nhận xét.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến. HS khác nhận xét.
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Học bài. Chuẩn bị “mùa xuân nho nhỏ”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Chia bố cục? 2.Trình bày về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước? 3.Ước nguyện của nhà thơ? 
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 110-115 V9.doc