Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 128

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 128

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

- Giúp h/s cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng dâng hiến cuộc đời của nhà thơ. Luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ.

2.Kĩ năng.

- Đọc-hiểu một văn bản trữ tỡnh hiện đại.

-Trỡnh bày những suy nghĩ,cảm nhận về hỡnh ảnh thơ,một khổ thơ, một văn bản thơ.

3.Thái độ.

 - Học sinh thêm yêu mùa xuân, thêm yêu thiên nhiên , đất nước, có ý thức

- Bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ CỦA THÀY VÀ TRÒ

- Thày: Chân dung Thanh Hải; Sưu tầm 1 số tranh ảnh về mùa xuân trên đất nước, mùa xuân trên sông Hương

-Trò: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 - Tiết 116+117
Ngày soạn: 18/2/2012
Ngày dạy: 21/2/2012
mùa xuân nho nhỏ
 (Thanh Hải)
A mục tiêu Cần đạt
1.Kiến thức:
- Giúp h/s cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng dâng hiến cuộc đời của nhà thơ. Luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ.
2.Kĩ năng.
- Đọc-hiểu một văn bản trữ tỡnh hiện đại.
-Trỡnh bày những suy nghĩ,cảm nhận về hỡnh ảnh thơ,một khổ thơ, một văn bản thơ.
3.Thỏi độ. 
 - Học sinh thờm yờu mựa xuõn, thờm yờu thiờn nhiờn , đất nước, cú ý thức
- Bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
B. chuẩn bị của thày và trò
- Thày: Chân dung Thanh Hải; Sưu tầm 1 số tranh ảnh về mùa xuân trên đất nước, mùa xuân trên sông Hương
-Trò: Chuẩn bị đầy đủ sỏch vở và soạn bài theo yờu cầu của giỏo viờn.
C.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình bài dạy:
* Tổ chức
*Kiểm tra:
- Đọc thuộc bài thơ"con cò"
- Từ h/ả con cò, nhà thơ đã khái quát lên quy luật mang tính triết lí nào về lòng mẹ
* Bài mới
Nhà thơ Tố Hữu đã từng cất lên những lời thơ:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Cũng nằm trong mạch cảm xúc ấy, nhà thơ Thanh Hải đã viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ , một bài thơ xinh xắn mà giàu cảm xúc để lại cho người đọc nó những ấn tượng khó quên.
?H/s đọc gt trong SGK
?Yêu cầu đọc giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh và khẩn trương, lúc chậm khoan thai càng về cuối càng lắng chậm nhỏ dần
?Tại sao gọi là VB trữ tình?
Vì: xuất hiện nhân vật trữ tình "tôi" tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trước mùa xuân.
? Bài thơ chia làm mấy phần?
? Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?
? Cảnh mùa xuân được tác giả phác hoạ qua chi tiết nào?
? Cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt?
? Không gian dòng sông dấy lên màu sắc của hoa, âm thanh của chim chiền chiện gợi cho người đọc thấy đó là tín hiệu mùa xuân ở nơi đâu 
? Trước cảnh mùa xuân ấy nhà thơ có cảm xúc ntn?
? Em hiểu "giọt" ở đây là "giọt" gì? (có thể là giọt sương long lanh, giọt âm thanh của tiếng chim hót, có thể là giọt mưa xuân)
?Đọc khổ thơ tiếp theo
? Từ mùa xuân của TN đất trời, cảm hứng của nhà thơ chuyển sang mùa xuân của ai?
? Nói đến mùa xuân của đất nước tác giả đã nhắc tới h/ả nào? (người cầm súng, người ra đồng)
?Em hiểu lộc là gì?
?Em có nhận xét gì về nhịp thơ ở khổ thơ (nhanh) như hoà vào không khí sôi động của MX
?Đọc tiếp (Đất nước. phía trước)
?Nói về đất nước tác giả đã suy tư những gì?
? Từ mùa xuân chung của đất nước và cách mạng Thanh Hải ước nguyện điều gì?
?Tác giả sử dụng NT gì ở khổ thơ? NT đó có tác dụng gì?
? Em hiểu ntn về h/ả con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
? Vì sao đang từ cách xưng hô "tôi" tác giả chuyển sang xưng "ta" giữa 2 cách xưng hô này có gì khác nhau?
? Đọc khổ thơ "Một mùa xuân nho nhỏ tóc bạc"
? Như vậy đầu đề của bài thơ có ý nghĩa ntn?
? Trước khi đi xa nhà thơ muốn gửi lại cho đời lời nhắn nhủ gì?
? Đọc khổ thơ cuối
? Nam ai, Nam Bình là những điệu ca Huế nổi tiếng 
? Cuối bài thơ tác giả cất lên tiếng hát Nam ai, Nam Bình, hai điệu ca độc đáo của quê hương để làm gì?
?Em có nhận xét gì về NT của bài thơ
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm
- Bài thơ MXNN được ông viết khi lâm bệnh nặng tháng 11/1980. Đến tháng 2/1980 ông qua đời. Cho nên bài thơ là tiếng lòng mà ông gửi lại cho đời trước khi từ giã cõi trần
II. Đọc - hiểu VB
1. Đọc
3. Chú giải:
- Hoà ca: Bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hoà hợp.
- Nốt trầm: nốt nhạc ghi âm thấp, trầm 
4. Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2, 2/3
 - Kiểu VB: VB trữ tình
5. Phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm (phương thức chính)
- Miêu tả (khổ 1), lập luận (khổ 3) pt kết hợp
6. Bố cục: Bài thơ được kết cấu theo mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ
- Đ1: 6 câu thơ đầu: MX của TN
- Đ2: 10 câu tiếp: MX của đất nước
- Đ3: 8 câu tiếp: ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
- Đ4: 4 câu cuối: Lời ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
7. Phân tích:
a. Sáu câu thơ đầu: Mùa xuân của TN đất trời- Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
đ Đảo vị ngữ trong 2 câu đầu tạo cho người đọc ấn tượng bất ngờ mới lạ, làm cho h/ả sự vật trở nên gần gũi sống động như đang diễn ra trước mắt, tưởng như bông hoa tím biếc kia từ từ mọc lên, vươn lên, nở trên dòng sông xanh. Màu tím của hoa và màu xanh của dòng sông thật hài hoà gợi lên trong người đọc cảm giác dịu dàng, êm ái, thanh bình. Trong khung cảnh thơ mộng đó bỗng vang lên tiếng hót của chim chiền chiện
đ Tín hiệu của mùa xuân ở xứ Huế quê hương của tác giả: rất đẹp, đầy sức sống vui tươi.
- Từng giọt ... tôi hứng
đ Hiện tượng chuyển đổi cảm giác (tiếng chim từ chỗ là âm thanh, cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt (hình và khối cảm nhận bằng thị giác) từng giọt ấy lại long lanh màu sắc có thể cảm nhận bằng xúc giác (đưa tay hứng)
Tất cả biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, trời đất lúc vào xuân.
b. Mười câu thơ tiếp theo:
Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
đ "Lộc" là chồi non khi xuân về
Lộc ở đây tượng trựng cho vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước đ Mùa xuân theo người đi chiến đấu bảo vệ TQ
- Mùa xuân người ra đồng đ người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ như gieo MX trên nương mạ
- Tất cả như hối hả đ hối hả của cuộc sống dựng xây sau chiến tranh
- Tất cả như xôn xao đ đâu đâu cũng xôn xao
Như vậy con người đã mang mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước để thực hiện 2 nhiệm vụ của cách mạng là:
Chiến đấu và lao động xây dựng đất nước với không khí hối hả khẩn trương.
- Đất nước bốn ngàn năm đ Đất nước với bề dày thời gian lịch sử tuy có vất vả và gian lao đ nhân hoá
Nhưng đất nước như vì sao đ so sánh đ tự hào 
Cứ đi lên phía trước với thế mạnh đi lên của đất nước
c. Tám câu thơ tiếp: ước nguyện của nhà thơ.
- Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa ị Điệp ngữ "ta làm"
Một nốt trầm xao xuyến đ Khẳng định những ước nguyện chính đáng cao đẹp thiết tha được sống có ích cho đời của tác giả
"Con chim" "cánh hoa", "nốt nhạc trầm" là mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái gì đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời
đ Xưng hô tôi và ta giống nhau đều là ngôi thứ nhất chỉ mình. Nhưng xưng "tôi" là nghiêng về cá nhân riêng biệt, vừa xưng "ta" thì có thể vừa chỉ số ít (tác giả) vừa chỉ số nhiều (tất cả, mọi người chúng ta)
Dường như ước nguyện của cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người: Tất cả đều muốn cống hiến 1 phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước
- Một mùa xuân nho nhỏ đ ẩn dụ cho cuộc đời của Thanh Hải. Đó là tài sức nhỏ bé của nhà thơ được góp vào mùa xuân chung của cuộc đời, của dân tộc làm cho nó rực rỡ phong phú thêm
Lặng lẽ dâng cho đời đ âm thầm, không phô trương
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc đ điệp từ
đ Sự cống hiến vô tư không giới hạn, không kể chi tuổi tác. Còn sống là còn cống hiến
đ Tác giả muốn đan mùa xuân nho nhỏ của đời mình góp thêm vào mùa xuân cách mạng lớn lao của đất nước của dân tộc
đ Mỗi người nên mang đến cho đời, đóng góp vào cuộc sống chung phần tinh tuý, tốt đẹp của mình, dù là nhỏ bé. Mỗi người nên sống có ích cho đời
d. Khổ thơ cuối bài; Tiếng hát từ 
- Mùa xuân ta xin hát
câu Nam ai, Nam Bình
. đất huế
đ Nhà thơ muốn hát vang lên khúc ca quên thuộc của xứ Huế để từ biệt cõi đời. Mặc dù rất yêu đời, yêu cuộc sống và khao khát được hiến dâng sức mình cho quê hương, đất nước nhưng nhà thơ đã không thực hiện được
Tổng kết
Bài thơ viết theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng tha thiết gần gũi với dân ca, nhiều h/ả đẹp, gợi cảm, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc thấy rõ nhiều điều quí giá. Đó chính là ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi con người: sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung 
* Củng cố:
- Em hiểu làm mùa mùa xuân nho nhỏ là làm gì?
- Bài thơ được nhạc sĩ nào phổ thành nhạc (Trần Hoàn)
- Học xong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
* Về nhà:
- Học thuộc bài thơ
- Soạn bài: Viếng lăng Bác
 _________________________
Tiết 118+119
Ngày soạn: 20/2/2012
Ngày dạy: 23/2/2012
viếng lăng bác
 Viễn Phương
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Giúp h/s cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của tác giả với Bác Hồ
2.Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng đọc - hiểu thơ trữ tình, phân tích các h/ả ẩn dụ, giọng điệu trong thơ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng biết ơn, yêu kính Bác Hồ.
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập là làm theo Chủ tịch HCM.
B.Chuẩn bị của thày và trò
- Thày: - Chân dung Viễn Phương. Tập thơ Như mây mùa xuân (1978), tranh ảnh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Trò: Soạn bài, học bài cũ
C.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ. Em hiểu ntn về h/ả mùa xuân nho nhỏ
- Sắp xếp lại mạch cảm xúc, mạch thơ trong bài "MXNN" cho chính xác:
	1. Mùa xuân nho nhỏ
	2. Mùa xuân đất nước
	3. Mùa xuân thiên nhiên
3.Bài mới:
? H/s đọc SGK
- Giáo viên nhấn mạnh 1 số nội dung cơ bản về tác giả
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
- Yêu cầu đọc giọng thành kính, xúc động, chậm rãi. Có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết
- PT biểu đạt kết hợp miêu tả với biểu cảm
?Bài thơ được cấu trúc ntn?
? H/s đọc khổ thơ 1
? Câu thơ đầu cho ta biết điều gì? Em có nhận xét gì về cách xưng hô ở câu thơ này?
? Tại sao ở nhan đề tác giả dùng "viếng" nhưng câu đầu bài thơ lại dùng từ "thăm"
(viếng: là đến chia buồn với thân nhân người đã chết. Thăm: là đến gặp gỡ, chuyện trò với người đang sống)
Nhan đề dùng "Viếng" theo đúng nghĩa đen, trang trọng khẳng định 1 sự thật. Bác đã qua đời.
- "Thăm" dùng trong câu thơ này ngụ ý nói giảm Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng NDVN
? Tới thăm Bác, h/ả đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận thấy là gì?
?Tác giả sử dụng NT gì?
? Đọc khổ thơ 2
? Vào thăm Bác, h/ả đầu tiên nhà thơ nhìn thấy là gì?
?Trong hai câu thơ đầu có 2 h/ả mặt trời
Hãy phân tích sự khác nhau giữa 2 h/ả đó?
?Em thấy những biện pháp NT nào được sử dụng ? Tác dụng của BPNT đó
? Để tiếp tục ca ngợi Bác, nhà thơ còn sáng tạo h/ả độc đáo nào?
? Câu thơ có biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
? Đọc thuộc khổ thơ 3
?Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố. Nhưng người con thăm lăng Bác lại có 1 hình dung ntn về Bác?
?Giấc ngủ bình yên của Bác là 1 giấc ngủ ntn? (thanh bình và vĩnh hằng của con người trong đời cống hiến cho c/s bình yên của nhân dân, đất nước)
?Không thể có vầng trăng thật trong lăng, nhưng vì sao tác giả vẫn hình dung giấc ngủ của Bác giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền?
? Trong lời thơ tiếp theo lại xuất hiện 1 hình ảnh ẩn dụ. Đó là h/ả  ... ng phụ.
? Quan sát câu "vô ăn cơm", "cơm chín rồi" xem VD thông báo là gì?
- Lời gọi vào ăn cơm.
- Tất cả những từ ngữ thông báo nội dung trực tiếp trong câu là nghĩa tường minh.
?Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh.
3. Ghi nhớ 1 :
- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
BT :
? Em đã làm BT chưa ?
? Nêu nghĩa tường minh của câu đó?
đ Muốn biết học sinh làm bài rồi hay chưa làm.
? Gọi học sinh lấy VD tiếp về nghĩa tường minh.
II. Hàm ý :
1. Ví dụ : 
? Theo em câu 1 có đơn thuần chỉ là lời thông báo về thời gian không?
2. Nhận xét :
đ Không.
? Ta có thể hiểm hàm ý của anh thanh niên là gì ?
- Luyến tiếc vì sắp phải chia tay.
? Dựa vào từ ngữ nào mà em biết điều đó ? (TP cảm thán)
- Trời ơi 
? Câu 2 "Ô .... này" có hàm ý không?
- Không 
VD : Em có biết mấy giờ rồi không ?
? Nghĩa tường minh là gì ?
? Đằng sau đó còn có ẩn ý gì ?
? Học sinh đã hiểu hàm ý trong câu hỏi của cô giáo chưa ?
? Em hiểu thế nào là hàm ý ?
đ Hỏi về thời gian 
đ Phê bình học sinh đi học muộn 
- Thưa cô đồng hồ nhà em bị hỏng ạ 
đ Học sinh hiểu hàm ý của cô giáo.
3. Ghi nhớ :
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
III. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý :
? Hãy rõ xem nghĩa tường minh và hàm ý có điểm nào giống và khác nhau?
1. Giống :
Đều là phần thông báo nghĩa trong câu.
2. Khác :
Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói.
? Xem câu "xơm chín rồi" có chứa hàm ý không ? (có)
- Nghĩa tường minh không cần giải đoán, người nó không thể chối bỏ được.
- Hàm ý là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Người nghe có khả năng giải đoán hàm ý. Nhưng người nói có thể chối bỏ không nhận hàm ý.
IV. Luyện tập :
1. BT1 tra 75
? Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?
a.
- Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
- Cụm từ "tặc lưỡi"
? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoán văn.
b.
- Mặt đỏ ửng (ngượng ngùng, khó nói)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng)
? Thái độ ấy giúp em đoan ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?
đ Cô gái ngượng vì định kín đáo để khăn lại làm kỷ vật cho người thanh niên thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô đến trả laị.
2. BT 2.
? Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích?
- Hàm ý của câu in đậm là "ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy".
* Hướng dẫn về nhà :
 - Học phần ghi nhớ 
- Làm BT4 tr76.
 _______________________
Tiết 127
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Luyện kỹ năng nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3.Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, biết cảm nhận cái đẹp trong thơ văn, cuộc sống.
B. Chuẩn bị của thày và trò
- Thày: Chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
c.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
d. Tiến hành bài dạy :
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
 :
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ :
- Học sinh đọc văn bản "khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời" tr77 (SGK)
1. Văn bản "khát vọng, hoà nhập... cho đời"
2. Nhận xét :
- Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
- Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ MXNN ?
- Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ MXNN.
- Các luận điểm : 
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh MXNN thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
- Để chứng minh cho các luận điểm người viết đã sử dụng những luận cứ nào?
- Các luận cứ :
+ NX của thiên nhiên, đất nước trong lao động và cuộc đời nhà thơ đi đến nguyện ước .... CM.
+ Cảm xúc trìu mến trong lời kêu, giọng, hỏi : ơi .... hót chi mà ... Đặc biệt tình cảm nâng niu vẻ đẹp của MX "tôi .... tôi".
+ Làm con chim hót ... nốt trầm .........
- Hãy xác định các phần của văn bản 
- 3 phần 
+ MB : từ đầu đ đáng trân trọng : giáo thiệu ..... MXNN của Thanh Hải.
+ TB : Từ "hình ảnh MX đ của MX" trình bày rực cảm nhận, đánh giá của tác giả về ND và NT bài thơ thông qua các luận điểm, luận cứ.
+ KB : Phần còn lại : Tổng kết, khái quát hoá về giá trị và tác dụng của bài thơ.
- Em có nhận xét gì về bố cục văn bản?
- Văn bản tuy ngắn nhưng được bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một bài nghị luận. 
- Qua việc tìm hiểu văn bản trên, giáo viên rút ra phần ghi nhớ.
- Nhận xét cách diễn đạt.
+ Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí.
+ Cách phân tích hợp lí 
+ Cách tổng kết, khái quát hoá có sức thuyết phục.
Tóm lại : Với sự đồng cảm sâu sắc, tác giả đã chỉ ra được cái hay, cái đẹp của bài thơ "MXNN"
3. Ghi nhớ :
- Học sinh đọc SGK.
- Gợi ý cho học sinh có thể nêu các luận điểm về :
+ Nhạc điệu của bài thơ và yếu tố hội hoạ được miêu tả trong bài thơ.
II. Luyện tập :
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài MXNN ở văn bản trên, hãy suy nghĩ thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
*Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc trước đề bài của tiết 125.
 ______________________________
Tiết 128
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học. Luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai luận điểm. 
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
b.chuẩn bị của thày và trò:
- Thày: Các tư liệu liên quan đến bài dạy
- Trò: Soạn bài, học bài theo yêu cầu của gv
c.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
d. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Bài mới:
- Yêu cầu học sinh đọc các đề văn trong SGK Tr. 79 + 80.
- Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ? 
I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a) Cấu tạo đề:
- Có 2 cách cấu tạo đề:
+ Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể: Đề 4, 7.
+ Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: Các đề còn lại.
- Nhận xét xem các đề trên có những điểm nào giống và khác nhau ?
b) So sánh:
- Giống: Đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khác: 
+ Từ “phân tích”: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Từ “cảm nhận”: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ Từ “suy nghĩ”: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
II- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1) Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên
a) Tìm hiểu đề: 
- Vấn đề nghị luận là gì ?
- Phương pháp nghị luận.
- Tư liệu chủ yếu để làm bài là gì ?
- Tình yêu quê hương.
- Phân tích.
- VB bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Cần chú ý phân tích được nội dung nào ?
b) Tìm hiểu:
- Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị .v.v...
- Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu. 
- Mở bài cần giới thiệu gì ?
- Thân bài cần phân tích nội dung nào ?
c) Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu làm bài thơ và vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Phân tích nội dung: Tình yêu quê hương trong bài thơ.
+ Cảnh ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế.
+ Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên.
+ Nỗi nhớ làng quê biển: Vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
- Phân tích nghệ thuật:
+ Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2, 2/3, 3/5.
+ Cấu trúc, ngôn từ, bút pháp, hình ảnh.
* Kết bài:
- Bài thơ là một khúc ca trữ tình về quê hương chân thành, say đắm. 
+ Học sinh đọc VB “ Quê hương” trong tình thương, nỗi nhớ Tr. 81 SGK
+ Hãy xác định bố cục 3 phần của VB.
2) Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
a) Về bố cục:
* Mở bài: Từ đầu đến rực rỡ: Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”
* Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh: Nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết.
* Kết bài: Phần còn lại: Khẳng định những đóng có giá trị tinh thần của bài thơ.
- ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương ?
b) Nhận xét chính về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương:
- Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình.
+ Nổi bật là những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
+ Cảnh trở về tấp nập no đủ, bình yên.
+ Vẻ đẹp của người dân chài giữa một không gian, biển trời thơ mộng.
- Hình ảnh, ngôn từ, của bài thơ giàu sức ngợi cảm.
- Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
c) Phân thân bài được liên kết với phần mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có TD cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần mở bài.
Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ.
- Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không ? Vì sao ?
- Văn bản có tính thuyết và sức hấp dẫn do tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng.
- Từ việc tìm hiểu trên, ta rút ra được các yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
- Muốn làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.
3) Ghi nhớ:
- Học sinh đọc SGK Tr. 83.
1) Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Chỉnh
III – Luyện tập:
* Mở bài: Giới thiệu thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
* Thân bài:
+ Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
+ Nhận xét đánh giá thành công của tác giả ?
* Kết bài: Nêu giá trị bài thơ.
D- Về nhà: Viết thành bài văn với đề trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 rat hay(2).doc