Tiết 116 Văn bản
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu một văn bản trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, biết cống hiến cho mọi người.
II. CHUẨN BỊ
- GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
- HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk
Ngày soạn: 20/2/11 Ngày dạy: 23/2/11 Tiết 116 Văn bản MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. - Khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả. - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu một văn bản trữ tình hiện đại. - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, biết cống hiến cho mọi người. II. CHUẨN BỊ GV: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY Ổn định Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Mỗi khi tết đến xuân về chúng ta lại được nghe giai điệu thiết tha của bài ca “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải và được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Vậy qua bài thơ tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em thấy rõ được điều đó. Hoạt động của GV và HS TG TG Nội dung cần đạt * HĐ1 (?) Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Thanh Hải? - GV: Tác giả Thanh Hải đã để lại 6 tập thơ và ông đã được trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. (?) Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào? - GV nêu yêu cầu đọc: giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc chậm lúc nhanh theo mạch cảm xúc. - GV đọc mẫu -> HS đọc -> nhận xét. (?) Em hiểu “Phách tiền” là gì? (?) “Hòa ca” là gì? Bài ca gồm những âm sắc, giọng điệu hòa hợp. (?) “Nốt trầm” là gì? Nốt nhạc ghi âm thấp và trầm. (?) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (?) Bài thơ được chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần là gì? (?) Từ bố cục bài thơ em có thể nêu mạch cảm xúc của bài thơ là gì? - GV: Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân lớn của cuộc đời chung. * HĐ2 (?) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được tác giả miêu tả qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào? (?) Đọc câu đầu tiên ta thấy có gì đặc biệt về cấu trúc câu? Đó là nghệ thuật gì? (?) Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì nữa? (Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả lựa chọn?) (?) Qua đó em thấy thiên nhiên được hiện lên ntn? (Rực rỡ sắc màu) - GV bình: Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã vẽ ra được cả không gian cao rộng, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân, cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Đây là những nét đặc trưng của mùa xuân đất Huế. (?) Trước cảnh vật của mùa xuân tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình. Em hãy tìm những câu thơ miêu tả cảm xúc của tác giả? (?) Em hiểu giọt long lanh là gì? - Có thể là giọt mưa xuân hoặc sương sớm. - Có thể là âm thanh của tiếng chim được tác giả cảm nhận thành giọt, bằng thị giác, xúc giác của mình. ( ?) Nếu hiểu như vậy thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ( ?) Theo em, tại sao tác giả không dùng từ « đón » thay cho từ « hứng » ? - GV bình :......... ( ?) Trước một màu xuân như vậy thì cảm xúc của tác giả là gì ? - GV : Từ cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên, tác giả chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. ( ?) Mùa xuân của đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào ? ( ?) Theo em tại sao tác giả lại chú ý đến hai đối tượng đó ? ( Khi nhắc đến hai đối tượng đó thì tác giả nghĩ đến nhiệm vụ nào ?) - GV : Vì đó là 2 lực lượng tiêu biểu của đất nước. Họ làm 2 nhiệm vụ quan trọng đó là : chiến đấu bảo vệ đất nước và lao động sản xuất xây dựng đất nước. ( ?) Vậy nhịp sống của họ được thể hiện qua câu thơ nào? ( ?) Em hiểu hối hả là gì ? Xôn xao là gì ? ( ?) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ( ?) Vì sao tác giả lại so sánh đất nước như vì sao ? - Gợi sự liên tưởng đến vẻ đẹp của ánh sáng và hi vọng. Đây là một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Đất nước ta đã trải qua 4 ngàn năm vất vả, gian lao nhưng tác giả luôn tin tưởng vào sự phát triển của đất nước. ( ?) Qua các chi tiết, hình ảnh đó, em cảm nhận được gì về mùa xuân của đất nước ? ( ?) Cảm nhận về mùa xuân của đất nước như vậy đã thể hiện được tấm lòng gì của nhà thơ đối với đất nước? - GV chuyển ý : Từ sự trân trọng, tự hào và tin tưởng vào đất nước, tác giả đã có 1 suy nghĩ, 1 tâm niệm. Vậy tâm niệm đó là gì ? chúng ta chuyển sang phần 3. ( ?) Theo em, nhà thơ đã ước nguyện điều gì ? ( ?) Em có nhận xét gì về hình ảnh con chim, bông hoa và nôt trầm ? - Đó là những hình ảnh luôn mang đến vẻ đẹp cho đời, hương thơm cho đời. ( ?) Tại sao ở phần đầu bài thơ tác giả xưng « tôi » mà đến khổ thơ này tác giả lại xưng « ta » ? - GV : ( ?) Để nói lên ước nguyện của mình, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ( ?) Em có nhận xét gì về ước nguyện của nhà thơ ? - GV bình : Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh mùa xuân với tiếng chim hót và bông hoa tím biếc. Đến cuối bài thơ, khi nói lên ước nguyện của mình những hình ảnh đó lại được lặp lại. Điều đó đã tạo ra 1 sự đối ứng rất chặt chẽ và nó còn mang 1 ý nghĩa mới : đó là niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. Hơn thế, là con chim nhà thơ muốn cất tiếng thơ ca ngợi đất nước, làm một nhành hoa để đem lại hương thơm cho đời. - Cùng với những suy nghĩ của nhà thơ Thanh Hải, tác giả Tố Hữu cũng có suy nghĩ tương tự như vậy : « Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình » ( ?) Ngoài muốn làm một bông hoa, con chim, nốt trầm xao xuyến, tác giả còn thể hiện tâm niệm, ước nguyện gì nữa ? ( ?) Điều tâm niệm đó thể hiện khát vọng gì của tác giả ? - GV : Tác giả đã ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ, âm thầm dâng hiến toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp cùng mọi người dù là tuổi hai mươi hay khi tóc bạc. Sự cống hiến của tác giả không kể thời gian và tuổi tác...... ( ?) Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của mỗi người ? - GV: Cuộc sống của mỗi người nằm trong cuộc sống chung của mọi người. Muốn cuộc sống tốt đẹp phải biết cống hiến cho cuộc sống chung. Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng tác giả đã nhẹ nhàng thể hiện qua chính tâm niệm, ước nguyện của mình ( ?) Cách sống của tác giả giống với cách sống của nhân vật nào chúng ta đã được học ? - Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ SaPa. Anh đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cho cuộc đời. Cách sống của anh cũng rất khiêm nhường và giàu tình người. Tuy ở một mình ở nơi vắng vẻ nhưng anh sống rất có lý tưởng và có trách nhiêm. Đây là một tấm gương đẻ chúng ta học tập. - HS đọc khổ thơ cuối ( ?) Em hiểu ntn về khổ thơ cuối ? - Ở cuối bài thơ, tác giả đã hát lên một khúc hát mùa xuân với giai điệu của khúc hát Nam ai, Nam bình. Đây là hai khúc hát nổi tiếng của xứ Huế Quê hương đất nước mãi mãi trường tồn và ở trong tâm trí của nhà thơ. Điều đó cũng thẻ hiện ý nguyện sống mãi với cuộc đời, với đất Huế thân yêu của tác giả. (?) Em hiểu ntn nào về nhan đề bài thơ ? - GV : Chúng ta biết mỗi cá nhân là một mùa xuân nhỏ. Mỗi mùa xuân nhỏ sẽ tạo nên một mùa xuân chung. Ý nguyện của tác giả ở đây chỉ làm một mùa xuân nho nhỏ để đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước. Đây là một sáng tạo rất độc đáo của nhà thơ bởi đã có nhiều nhà thơ viết về mùa xuân như : mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử, Mùa xuân xanh – Ng. Bính... - GVKL : Có thể nói Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện của nhà thơ chân thành, được cống hiến cho đất nước, góp một « mùa xuân nho nhỏ » của mình vào mùa xuân lớn cho dân tộc. Ước nguyện của nhà thơ tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng, cao cả, đẹp như mùa xuân vậy. * HĐ3 ( ?) Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ? ( ?) Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ ? - HS đọc ghi nhớ * HĐ4 - GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập ( ?) Em thích nhất hình ảnh thơ, doạn thơ nào ? Vì sao ? I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: - Thanh Hải (1930 – 1980) - Quê: Phong Điền – Thừa Thiên – Huế. - Là một cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. b. Tác phẩm - Viết tháng 11- 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh. 2. Đọc, giải thích từ khó 3. Thể thơ: 5 chữ 4. Bố cục: 3 phần: - P1: khổ đầu: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. - P2: Hai khổ tiếp theo: Mùa xuân của đất nước. - P3: Còn lại: Mùa xuân của lòng người. II. Đọc, hiểu văn bản 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. - Hình ảnh: Mọc giữa dòng sông, bông hoa, con chim - Màu sắc: xanh, tím - Âm thanh: tiếng chim hót -> đảo trật tự câu, lựa chọn hình ảnh đặc sắc => Thiên nhiên tươi đẹp, trong trẻo, rộn rã, đầy sức sống. “ giọt long lanh tôi hứng” -> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ->Cảm xúc ngây ngất, say sưa 2. Mùa xuân của đất nước. “người cầm súng người ra đồng” “Tất cả.. hối hả, xôn xao” “..như vì sao.. cứ đi lên phía trước” -> so sánh, điệp từ, từ láy => Sôi động, khẩn trương, giàu sức sống. => Tác giả: yêu mến, trân trọng, tự hào, tin tưởng vào đất nước. 3. Mùa xuân của lòng người. Ta làm: con chim hót, một nhành hoa, nôt trầm xao xuyến. -> điệp ngữ, ẩn dụ => Ước nguyện giản dị, khiêm nhường, chân thành. “ Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” -> khát vọng được sống có ý nghĩa, được hòa nhập và cống hiến cho đất nước, cuộc đời. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Viết theo thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca. - Kết hợp những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc với các so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ. - Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu phù hợp với nội dung từng đoạn 2. Nội dung : Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế cuả nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. 3. Ghi nhớ : sgk IV. Luyện tập Học thuộc lòng bài thơ 2. Chọn hình ảnh, đoạn thơ em yêu thích. Củng cố : ( ?) Học xong bài thơ em thấy mỗi chúng ta cần phải làm gì ? Học tập Xác định mục đích, động cơ sống đúng đắn. Đóng góp công sức nhỏ bé để xây dựng quê hương... Dặn dò : soạn bài Viếng lăng Bác
Tài liệu đính kèm: