Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 123: Văn bản sang thu - Hữu Thỉnh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 123: Văn bản sang thu - Hữu Thỉnh

Tiết 123: Văn bản

SANG THU

- Hữu Thỉnh -

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của khoảnh khắc lúc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả

2. Kĩ năng

- Đọc, hiểu một văn bản trơ trữ tình hiện đại

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

 3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố”.

- Học sinh : Soạn bài : Đọc và tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 123: Văn bản sang thu - Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 2/ 2012
Ngày giảng: 29/ 2/ 2012
Tiết 123: Văn bản
SANG THU
- Hữu Thỉnh -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của khoảnh khắc lúc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu một văn bản trơ trữ tình hiện đại
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
 3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.	
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố”.
- Học sinh : Soạn bài : Đọc và tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định
2. Kiểm tra : 3’
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.
3. Bài mới: Giới thiệu bài :
	Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm
Gv: Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
Gv: Ông có một số tác phẩm chính: Thư mùa đông, trường ca biển, Từ chiến hào tới thành phố
? Tác phẩm ra đời vào th/g nào
Gv: Bài thơ không chỉ nói lên nhữngcảm nhận tinh tế của T?G về vẻ đẹpcủa thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa mà còn là những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất.
- Gv hướng dẫn: giọng nhẹ, nhịp chậm, trầm lắng và thoáng suy tư.
- Đọc mẫu
- Hs đọc – Nhận xét
? Phả có nghĩa là gì
? Chùng chình? 
? Văn bản thuộc thể thơ gì
? Văn bản chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần
 Hoạt động 2
- Hs đọc khổ thơ đầu
 ? Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được T/G cảm nhận tinh tế thông qua những dấu hiệu nào? 
? Em hiểu thế nào là gió se
- Gió hơi lạnh, khô
 (GV : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió)
? Chùng chình là gì? 
- Sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ
? Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? 
Gv: dấu hiệu đặc trưng của tiết trời, cảnh vật của mùa thu ở ĐB Bắc bộ
? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được diến tả qua từ ngữ nào? 
- Bỗng, hình như
? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào?
- Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ
- thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên, mơ hồ...
? Để miêu tả tín hiệu sang thu tác giả sử dụng nghệ thuật gì
? Khổ thơ thứ nhất muốn diễn tả điều gì
Gv: Dấu hiệu của mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng nhg h/a đơn sơ mộc mạc mà quen thuộc của quê hương. Đây là khung cảnh 1 buổi sáng chớm thu ở làng quê BB. Trước hết nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió heo may mang hương ổi chín, tiếp theo là H/ a màn sương giăng trước ngõ. Lập thu tiết trời mát mẻ sáng sớm và chiều tối thường có sương. Đó cũng là dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Trước nhg tín hiệu ấy nhà thơ ngỡ ngàng, sung sướng thầm thốt lên: Hình như...
Gv: Những vần thơ tiếp theo sẽ đưu chúng ta đến với nhg cảm nhận tinh tế của t/g về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc sang thu.
- HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2
? Đất trời sang thu được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh nào
- Sông...
? Sông dềnh dàng ? chim vội vã ? đám mây vắt nửa mình ? 
- “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại
- “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi
- “Đám mây vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu)
? Tác giả đã sử dụng các BPNT đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu?
? Khổ thơ thứ hai giúp em cảm nhận được điều gì 
Gv : cảnh vật lúc sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. H/a dòng sông thong thả trôi xuôi vì đã qua mùa lũ, nhg cánh chim vội vã, gấp gáp làm tổ tha mồi để tránh rét, cho đến h/a đám mây còn sót lại của mùa hạ mỏng nhẹ trên bầu trời xanh của mùa thu. Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa thu sinh động, gần gũi thanh bình...
Gv : Trời đất sang thu còn có sự biến đổi ntn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ cuối của văn bản
? Thiên nhiên sang thu còn được cảm nhận qua những hình ảnh nào 
? Nhận xét về nghệ thuật quan sát, miêu tả của nhà thơ
- Hs chú ý 2 câu cuối bài thơ
- Hs thảo luận “ Có ý kiến cho rằng:”
-> Nghĩa thực: + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ)
+ Hàng cây vào thu không còn giật mình bởi tiếng sấm mùa hạ.
-> Hàm ý: Sấm: những ngoại cảnh, tác động của c/ đ
Hàng cây đứng tuổi: những con người từng trải
? Vậy ý kiến của em thế nào?
? Vậy trong hai câu thơ cuối t/g sử dụng nghệ thuật gì
? Với những dấu hiệu và nghệ thuật đặc sắc đó khẳng định điều gì
Gv giảng bình
Lúc san thu, tiếng sấm dữ dội và bất ngờ của những cơn dông mùa hạ bớt đi. Hàng cây không còn bị giật mình, run rẩy vì tiếng sấm. Nhà thơ Hữu Thỉnh gửi gắm tâm sự của mình: Con ngươì càng từng trải thì càng có nhiều kinh nghiệm sống, do đó càng vững vàng hơn trước mọi giông tố cuộc đời. Ví dụ như khi con người đã trải qua một tuổi thơ cay đắng thì họ sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đây là những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của nhà thơ Hữu Thỉnh. 
 Hoạt động 3
 ? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ (BT trắc nghiệm)
? Nội dung của bài thơ
? Qua bài thơ em hiểu gì về nhà thơ Hữu Thỉnh
Nhà thơ Hữu Thỉnh là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, trí tưởng tượng phong phú
Một người yêu thiên nhiên, yêu làng quê, gắn bó với làng quê sâu sắc.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
 ( Tiếng thu- Lưu Trọng Lư)
5’
30’
3
3
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê: Tam Dương- Vĩnh Phúc.
- Nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Ông viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
b. Tác phẩm
Viết năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào tới thành phố”.
2. Đọc- giải nghĩa từ khó
3. Thể thơ: 5 chữ
4. Bố cục: 
P1: Khổ 1- Tín hiệu mùa thu về
P2: Khổ 2, 3: Quang cảnh đất trời sang thu
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Tín hiệu mùa thu về
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
-> Nhân hóa, từ láy gợi cảm
=>+ Tín hiệu đặc trưng của thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
 + Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả.
2. Quang cảnh đất trời sang thu
Sông dềnh dàng
 Chim vội vã
Có đám mây
 Vắt nửa mình
-> Nhân hóa, từ láy, liên tưởng
=> + Thiên nhiên chuyển mùa nhẹ nhàng mà rõ rệt.
 + Bức tranh mùa thu đẹp, sinh động nên thơ.
- Vẫn còn nắng
- Đã vơi  mưa
- Sấm bớt bất ngờhàng cây đứng tuổi
-> Quan sát tinh tế, tả thực, ẩn dụ 
=> + Thu đến vẫn con những dư âm của mùa hạ.
 + Con người từng trải thì bản lĩnh vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà mới mẻ, gợi cảm.
- Sử dụng các từ láy, nhân hóa, ẩn dụ.
2. Nội dung
- Từ cuối hạ sang thu đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng, rõ rệt.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng. 
3. Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập
1. Sưu tầm một số đoạn thơ viết về mùa thu
VD: 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
 Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
 Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
 Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, 
 Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
2. Viết bài văn ngắn
* Củng cố- Dặn dò (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Hiểu nội dung của bài thơ.
- Chuẩn bị “ Nói với con”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 123 SANG THU.doc