Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 124: Tập làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 124: Tập làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tiết 124 - Tập làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng

- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Thái độ : Giáo dục HS

- Giáo dục HS có ý thức tự học.

B-CHUẨN BỊ:

- GV : giáo án, máy chiếu, bài giảng điện tử

- HS : Đọc và chuẩn bị bài.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 124: Tập làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/03/2012 
 Ngày dạy: 05/03 2012
Tiết 124 - Tập làm văn 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A-Mục tiêu cần đạt: 	
Giúp HS hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ : Giáo dục HS
- Giáo dục HS có ý thức tự học.
B-Chuẩn bị:
- GV : giáo án, máy chiếu, bài giảng điện tử
- HS : Đọc và chuẩn bị bài.
C-Tiến trình bài học:
1.Ôn định tổ chức:9C
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)?
? Yêu cầu của bài nghị luận về một t/p truyện ( hoặc đoạn trích ) là gì?
 3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động	
Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp : Thuyết trình 
Thời gian : 1’
 Giới thiệu bài :
 Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
hoạt động của gv
hđ của hs
nội dung
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức cho HS.
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, yêu cầu, nhận diện và tạo lập được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Phương pháp: Vấn đỏp, phõn tớch, nờu vấn đề, thảo luận, quy nạp
- Kỹ thuật : Động nóo
- Thời gian: 30 phỳt
GV cho học sinh đọc văn bản “ Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” trong sgk trang 77,78
GV: Nhắc lại đặc điểm của văn nghị luận.
? Văn bản “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” của tác giả Hà Vinh nghị luận về vấn đề gì ? (Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ?)
- Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của tác giả trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
? Khi phân tích hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả nêu ra mấy luận điểm? 
-> Những luận điểm được nêu lên trong bài.
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu .
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước
? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm trên ?
* Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa:
+ Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên. + Hình ảnh mùa xuân của đất nước trong lao động và chiến đấu.
+ Nguyện ước làm một mùa xuân nho nhỏ.
* Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nớc trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc, lộc
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời
+ Giọng điệu: tha thiết, trìu mến của nhà thơ trong lời kêu, giọng hỏi... 
+ Tư thế: Tôi đa tay tôi hứng.
* Hình ảnh một mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng đợc hoà nhập, đợc dâng hiến
+ Câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc...
+ Cảm xúc, giọng điệu trữ tình... + Sự láy lại các hình ảnh của mùa xuân.
? Em có nhận xét gì về các luận cứ mà tác giả đưa ra ? 
Để chứng minh cho các luận điểm đó, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ ..- > nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
? Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên ?
- Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng”: Giới thiệu bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân”-> “ chính là sự láy lại các hình ảnh ây của mùa xuân”: Phần này trình bày sự cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung, nghệ thuật bài thơ thông qua các luận điểm, luận cứ.
- Kết bài : Phần còn lại: Tổng kết, khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ.
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này?
- Bố cục trên là cân đối, hợp lí
- Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt .
? Nhận xét về cách diễn đạt trong từng đoạn văn ? Bài văn ?
? Cách dẫn dắt vấn đề?
? Cách phân tích?
? Cách tổng kết và khái quát hóa?
? Qua cách dẫn dắt, phân tích hợp lí, cách tổng kết và khái quát có sức thuyết phục giúp em hiểu tình cảm của tác giả Hà Vinh với bài thơ cũng như với tác giả nhà thơ Thanh Hải ntn?
- Với một sự đồng cảm sâu sắc người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc về hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải .
? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
- Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” của tác giả Hà Vinh là một bài thơ văn nghị luận tiêu biểu về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. 
? Vậy em hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?
Gv rút ra ghi nhớ cho HS.
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy .
? Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Về nội dung : cần nêu những nhận xét, đánh giá và sự cảm thu riêng của người viết. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung , cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Về hình thức : bố cục mạch lạc,lời văn trong sáng ; các luận điểm luận cứ rõ ràng.
1 HS đọc ghi nhớ
? Theo em muốn làm tốt một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ta cần phải làm gì?
- Có năng lực cảm thụ văn chương, đồng thời phải nắm vững thành thục phương pháp làm một bài nghị luận.
HS trình bày cá nhân
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1. Ví dụ;
*Văn bản: “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” 
- Vấn đề nghị luận”
+ Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Bố cục :
-> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt .
2. Ghi nhớ ( SGK trang/78)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
- Phương pháp: Vấn đỏp, phõn tớch , thảo luận.
- Thời gian: 15 phút
 HS đọc yêu cầu bài tập
? Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này ?
- GV gợi ý HS tìm thêm luận điểm
-Học sinh có thể nêu những luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hoà nhập, cống hiến của nhà thơ .
- Trình bày trước lớp
- HS khác bổ sung
- GV đánh giá
? Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
a) Nếu yêu cầu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên, em dự định trình bày bài viết bằng mấy luận điểm ?
b) Theo dõi bốn câu đầu đoạn thơ tìm các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau: Bốn câu đầu đoạn thơ là một bức tranh mùa xuân tơi đẹp
II. Luyện tập:
Bài 1 :
- Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc)
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ” (thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian,... được miêu tả trong bài thơ)
Bài 2 :
Đề bài : Nêu cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4/Củng cố : - GV hệ thống bài.
? Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
? Kiểu bài này có những yêu cầu như thế nào?
 GV: Khắc sâu khái niệm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
5/Dặn dò.
- GV nêu yêu cầu về nhà với HS.
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Rút kinh nghiệm: 
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 127 Nghi luan ve mot doan tho bai tho.doc