Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 126 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 126 đến tiết 175

Tiết: 126 - Văn bản:

MÂY VÀ SÓNG

 - R.Ta-go -

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

a. Kiến thức:

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuọc đối thoại tưởng tượng với giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

- THMT: Liên hệ mẹ là mẹ của thiên nhiên.

b. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

c. Thái độ:

- Học sinh có thái độ yêu thương, quý trọng với người thân. Quý trọng, bảo vệ những môi trường thiên nhiên.

 

doc 176 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 126 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25
Kết quả cần đạt:
- Cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây & sóng”.
 Nhớ tên các bài thơ, tác giả, nắm chắc ND & đ.điểm nổi bật của từng bài thơ đã học trong chương trình NV 9. Bước đầu thấy được thành tựu, đặc điểm về ND & NT của thơ VN từ sau CMT8-1945 qua các TP đã học.
- Nắm được 2 điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
- Thông qua giờ trả bài TLV số 6, nắm vững hơn cách làm bài văn NL về TP truyện (hoặc đ.trích), rèn luyện thêm kỹ năng viết bài NL văn học.
Ngày soạn:24/2/ 2012 Ngày dạy:27/2/ 2012 Lớp 9A,B
 Tiết: 126 - Văn bản:
MÂY VÀ SÓNG
 - R.Ta-go -
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
a. Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuọc đối thoại tưởng tượng với giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. 
- THMT: Liên hệ mẹ là mẹ của thiên nhiên.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
c. Thái độ:
- Học sinh có thái độ yêu thương, quý trọng với người thân. Quý trọng, bảo vệ những môi trường thiên nhiên.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a. Giáo viên: Tranh chân dung Ta- go, bài dịch thơ của Nguyễn Đình Thi – 9 cũ.
	b. Học sinh: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo hưóng dẫn.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	a. Kiểm tra bài cũ. (4’)
	* Câu hỏi: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh?Em thích nhất khổ thơ nào? Phân tích và bộc lộ thấi độ của mình về khổ thơ đó?
* Yêu cầu: 
- Hs đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ: (4đ)
- Hs trình bày được khổ thơ em thích, phân tích, phát biểu cảm nhận qua khổ thơ.(đ)
- Kiểm tra vở soạn .(2đ)
 * Đặt vấn đề: (1’)	
 	Tình mẫu tử có lẽ là một trong những t/c thiêng liêng nhất của con người. Vì vậy nó cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cạn của thi sĩMột trong những nhà thơ có nhiều vần thơ viết về tình mẫu tử thiêng liêng mà cô muốn giới thiệu tới chúng ta trong tiết học hôm nay là Ta-go – một đại thi hào nổi tiếng của ấn Độ. 
	b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Ta-go?
GV Cung cấp thêm :về cuộc đời đầy bất hạnh của Ông.. Đó cũng chính là lí do vì sao trong các tác phẩm của ông đều lấp lánh tình mẫu tử thiêng liêng.
? Em biết gì về bài thơ này? Chú ý vào bản dịch thơ?
? Bài thơ được sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
? Nêu cách đọc bài thơ?
Đọc mẫu và gọi (H) đọc tiếp.
Nhận xét cách đọc.
GV nhắc Về nhà đọc thêm phần chú thích để hiểu hơn về tác giả.
? Hãy chia đoạn cho bài thơ? Ý mỗi đoạn là gì? 
? Xác định thể thơ của bài?
GVChuyển ý :Bài thơ thể hiện tình mẫu tử ntn?..
? Những ng sống trên mây, trong sóng đã nói với bé những gì?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong những chi tiết trên?
? Từ những chi tiết trên em hình dung ra một thế giới như thế nào?
? Theo em những ng sống trên mây và sóng họ là ai?
? Những khung cảnh được vẽ ở đây mang hàm ý gì?
? Qua phân tích em có nhận xét gì về lời mời gọi trên?
Gv chuyển ý : Trước những lời mời gọi đó em bé đã có những phản ứng ...
? Em bé đã có những phản ứng ntn trước những lời mời gọi đó?
? Theo em câu trả lời của bé có gì đặc biệt về cấu tạo loại câu?
GV nhấn mạnh : Câu trả lời của em bé là một câu hàm ý 
? Qua câu trả lời em thấy được dụng ý nào của em bé?
? Theo em vì sao em bé khg từ chối ngay mà lại trả lời bằng cách hỏi lại?
( GV cho học sinh thảo luận nhóm 3’)
? Qua câu hỏi trên em hiểu điều gì đã níu giữ bé ở lại? Điều đó cho thấy tình cảm của bé đối với mẹ ntn?
GV khái quát : Bé đã ở nhà với mẹ từ chối cuộc đi chơi thú vị, vậy bé sẽ chơi với mẹ bằng những trò chơi nào...
? Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi khác nào?
*Tích hợp môi trường) Cảm xúc của em về những h/ả thơ được miêu tả (mây, trăng, bầu trời, sóng, bến bờ ...)
GV bình :
? Em có nhận xét gì về những trò chơi do bé tự nghĩ ra ? 
? So sánh trò chơi của em bé với trò chơi của mây và sóng ?
? Tg sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong những chi tiết thơ trên?
? Qua trò chơi của em bé tg Ta –Go muốn ca ngợi điều gì?
? Qua nhân vật em bé em học được những phẩm chất tốt đẹp nào của em bé?
*(Tích hợp môi trường) Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?
? Trình bày mhững đặc sắc NT của bài thơ này ?
GV nhấn mạnh : Tứ thơ phát triển theo bố cục đối xứng, cân phân song ko trùng lặp. Đối thoại lồng trong lời kể. Sự hoá thân vào nhân vật n’ h/a thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng sức tưởng tượng phong phú bay bổng, phóng khoáng
? Qua đó hãy nói ngắn gọn về chủ đề của bài thơ? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
Cho (H) đọc ghi nhớ SGK.
GV Cho (H) đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. Cho (H) tiếp cận bài dịch thơ của Nguyễn Đình Thi.
(Nâng cao) Tập viết một đoạn văn hoặc một bài thơ nhập vai bà mẹ trả lời con khi cùng chơi n’ trò chơi do bé sáng tạo ra? 
I.Tìm hiểu chung (8’)
1. Tác giả - Tác phẩm:
* Tác giả :
- Ra-bi-đra-nát Ta go (1861- 1941)
- Là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ. Là nhà văn đầu tiên của Châu Á được trao giải thưởng Nô-Ben về văn học(1913).
- Thơ ông tha thiết t/c gia đình và t/y quê hương đất nước.
* Tác phẩm :
- Bài thơ được in trong tập “Trăng non” xuất bản 1909. Là bài thơ văn xuôi nhưng có âm điệu nhịp nhàng.
- Biểu cảm tự sự và miêu tả.
2. Đọc:
- Giọng đọc có thay đổi và phân biệt ở mức độ nhất định giữa lời kể của em bé với lời đối thoại các câu thơ văn xuôi dài n’ nhịp điệu vẫn nhịp nhàng, mạch lạc và đậm chất nhạc.
Hai câu cuối mỗi đoạn cần đọc với giọng say sưa tràn trề hạnh phúc.
3. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó:
4. Bố cục:
Chia 2 đoạn tương đối cân phân.
- Từ đầu -> Bầu trời xanh thẳm (Cuộc trò truyện của bé với mây và mẹ)
- Tiếp -> hết (cuộc trò truyện của bé với sóng và mẹ)
- Tự do.
II. Phân tích:
1. Lời gọi của những người sống trên mây và sóng.(7’)
- Họ nói: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến chiều tà...trăng bạc.
- Bọn tớ ca hát đến ...nao.
- Hãy đến dìa biển ...nâng đi.
->Miêu tả, hình thức đối thoại.
- Sử dụng câu mang hình thức nhân hoá.
- Một TG vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vang vầng trăng bạc, tiếng đàn ca du dương bất tận và được đi khắp đó đây.
- Là một TG thần tiên kì ảo giống như trong truyện cổ tích trong truyền thuyết thần thoại, đó là những tiên đồng ngọc nữ xinh đẹp là những nàng tiên cá tuyệt vời với giọng hát say mê dập dờn.
- Mời gọi em bé đi chơi cùng.
- Đó là lời rủ rê của những ngưòi sống trên mây” và trong gío” sức hấp dẫn của những trò chơi đối với em bé.
2. Lời từ chối.( 7’)
- Mẹ mình ...đến được.
- Buổi chiều ...mà đi được.
- Trả lời bằng cách hỏi lại
- Trả lời gồm hai nửa: Nửa đầu là câu nêu lên sự thật, một tình thế cũng là lí do để từ chối. Nửa thứ hai là một câu hỏi tu từ hỏi để có lí do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê mời gọi hấp dẫn.
- Rất thích đi nhưng còn có mẹ ở nhà, nên từ chối lời mời gọi của những ng sống trên mây và trong sóng.
- Nếu từ chối ngay thì sẽ khg phù hợp với lô gích thực tế, vì trước một TG thần kì như vậy bé nào chẳng thích đi chơi vì thế tg để em bé trả lời bằng cách hỏi lại thể hiện tâm lí muốn đi chơi cuả em song sau đó mới từ chối bởi vì mẹ điều đó càng khắc hoạ sâu đậm ty thương mẹ của bé.
- Thể hiện tình yêu của bé dành cho mẹ thật sâu nặng. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng mãnh liệt.
3. Trò chơi của bé. (9’)
- Trò chơi có mẹ, cùng mẹ, với mẹ.
- Trò chơi do bé tự nghĩ ra (Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn....xanh thẳm.
Con là sóng...kì lạ, Con lăn ....lòng mẹ)
’ H/ả thiên nhiên đẹp và thơ mộng gợi nhiều liên tưởng và mang ý nghĩa tượng trưng.
- mây ,sóng là biểu tượng về con.
- Trăng, bờ biển tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền, bao la của mẹ.
- Trò chơi đó có mẹ tham gia. Đó là những trò chơi khắc phục những ham muốn nhất thời không còn tìm cách bay bổng. Đó là trò chơi có sự sáng tạo thú vị vừa hoà hợp với thiên nhiên vừa chứa đựng tình mẹ con. Đó là trò chơi được tổ chức ngay chính ngôi nhà thân yêu mà khg phải đi xa.
- Hay hơn, thú vị hơn vì em k0 chỉ có mây mà chính em đã là mây, có trăng hiện thân của mẹ. Không chỉ để cùng chơi đùa mà cùng sống đươi một mái nhà. Em k0 chỉ có sóng , chính em đã là sóng mà còn có bến bờ kì lạ - hiện thân của mẹ để em được lăn, lăn mãi vào lòng.
- Động từ, điệp ngữ, hàm ý, độc thoại.
- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
- Tình yêu thương mẹ.
-HS bộc lộ:
+ Hãy sống hoà hợp với thiên nhiên...
+ Bảo vệ, yêu quý thiên nhiên...
+ Hạnh phúc k0 phải ở nơi xa vời mà ở ngay trần thế.
+ Có mẹ là có tất cả ... 
III. Tổng kết – Ghi nhớ (3’)
1. Nghệ thuật.
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau nhưng không trùng lập về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kỳ ảo song vẫn sinh động và chân thực gợi nên nhiều liên tưởng.
2. Nội dung.
- Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng và bất diệt của tình mẫu tử.
* Ghi nhớ (SGK - 89).
IV. Luyện tập: (3’)
(H) đọc và tự sửa lỗi.
- (H) về nhà hoàn thiện
c. Củng cố - Luyện tập:(2’) 
? Khái quát lại nội dung nghệ thuật của bài?
* Nghệ thuật.
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau nhưng không trùng lập về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kỳ ảo song vẫn sinh động và chân thực gợi nên nhiều liên tưởng.
* Nội dung.
- Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng và bất diệt của tình mẫu tử.
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’)
	- Nắm nội dung và nghệ thuật của bài.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Sưu tầm , liên hệ với những bài thơ ca tình mẫu tử.
	- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về thơ. Xem lại các bài thơ đã học trong học kì II.
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian.................................................................................................................
Nội dung:.................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..........................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn:26/2/ 2012 Ngày dạy: 29/2/ 2012 Lớp 9A,B
Tiết: 127 - Ngữ văn.
ÔN TẬP VỀ THƠ
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	a. Kiến thức: 
	- Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
b. Kĩ năng :
- Tổng hợp , hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học
c. Thái độ:
- Có ý thức học thường xuyên, có tình yêu với thơ ca.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Tham khảo các tư liệu có liên quan: sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng  ... ần như có ông.
 b) Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẳng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây.
 	a. Tìm và phân tích các câu ghép trong 2 đoạn trích trên?
 	b. Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đó?
Câu 5: 
 Viết đoạn văn ngắn (5 -> 7 câu), chủ đề về mùa hè. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 thành phần Khởi ngữ.
* Đề 2
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng.
1. Tác dụng của thành phần phụ chú là:
 	A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 	B. Được dùng để bổ xung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
 	C. Được dùng để bộc lộ tâm lí người nói.
 	D. Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Hãy cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
 " Tôi béo còn Đức lại gầy"
 A. Là câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản.
 B. Là câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu.
 C. Là câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân kết quả.
 D. Là câu ghép chính phụ có quan hệ tương phản.
3. " Khởi ngữ" là thành phần biệt lập.
 	A. Đúng.
 	B. Sai.
Câu 2: Từ cặp câu đơn sau, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện bằng quan hệ từ thích hợp.
 ...................................................................................................... <= - Nguyên nhân.
 - Trời đang mưa. Tôi sẽ không đi chơi. =>
 ....................................................................................................... <= - Điều kiện.
Câu 3: Điền thông tin đúng vào bảng sau: Khả năng kết hợp của danh từ và động từ.
Ý nghĩa khái quát của từ loại
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
 Danh từ
 Tính từ
Câu 4: 
	Viết đoạn văn ngắn (5 -> 7câu), chủ đề tự do. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập.
b. Đáp án, biểu điểm:(5’)
	* Đề 1:
Câu 1: (1,5đ)
 +1. ( B) - 0,5 đ'
 + 2. ( A) - 0,5 đ'. 
 + 3. ( B) – 0.5đ'.
Câu 2: (1đ)
 	- Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. -> Nguyên nhân ( 0,5 đ')
 	(Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập).
 - Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.-> Điều kiện (0,5 đ')
Câu 3: (1,5đ)
- Danh từ: Chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm); kết hợp trước ( n', các, một, vài, con, cái...); kết hợp sau ( ấy, kia, này...). ( 0,75 đ')
- Động từ: Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật; kết hợp trước ( hãy, đừng, chớ, đã, vừa...); kết hợp sau ( đi, lại, đó, đây, đấy...) ( 0,75 đ').
Câu4 (2đ)
 	a) - Câu ghép là: Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy (mà) ông lão hả hê cả lòng.
 	- Quan hệ bổ xung. (1đ').
b) - Câu ghép là: Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, (vì) cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
 	- Quan hệ nguyên nhân. (1đ').
Câu 5: Tuỳ thuộc vào bài làm của (H) để chấm.(4 điểm)
* Đề 2:
Câu 1: (1,5đ)
+ 1. ( B) - 0,5 đ'
 + 2. ( A) - 0,5 đ'. 
 + 3. ( B) – 0.5đ'.
Câu 2: (1đ)
 	- Vì trời mưa nên tôi sẽ không đi chơi. -> Nguyên nhân ( 0,5 đ')
 	- Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi chơi. -> Điều kiện ( 0,5 đ')
Câu 3: (2đ)
- Danh từ: Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm); kết hợp trước ( n', các, một, vài, con, cái...); kết hợp sau ( ấy, kia, này...). ( 1 đ')
- Tính từ: Chỉ đặc điểm tính chất của hoạt động, trạng thái; kết hợp trước ( hãy, đừng, chớ, đã, vừa...); kết hợp sau ( rất, tuyệt...) ( 1 đ').
Câu 4: Tuỳ thuộc vào bài làm của (H) để chấm.(5,5 điểm)
c. Nhận xét chung:( 10').
* Ưu điểm:
- Nộp bài đầy đủ, nhiều bài đã có nhiều cố gắng.
- Đa số các em hiểu đề.
- Phần trắc nghiệm làm tương đối đúng.
- Đã có ý thức rèn luyện cách viết, chữ viết có sáng sủa, sạch sẽ hơn.
- Nhiều bài trình bày bài tự luận khoa học, sáng sủa.
- Không có hiện tượng bị lạc đề.
*Nhược điểm:
- Vẫn còn một số bài các em không chú ý trong khi làm phần tự luận.
- Còn sơ sài, chưa đủ ý.
- Một số bài trình bày còn bẩn, còn có hiện tượng dùng bút xoá.
- Có một số bài chưa đúng 1/2 phần trắc nghiệm.
- Có số ít bài còn chưa chú ý về việc dùng dẫn chứng để chứng minh cho phần tự luận.
- Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bài viết còn sai nhiều chính tả, ngọng, viết ẩu....
d. Sửa lỗi:( 11'):
- (G) cho (H) thảo luận theo nhóm nhỏ ( 2 em một cặp):
+ Đọc lại bài của bạn và cùng tìm n' lỗi mà bài của bạn mắc phải để sửa( bằng bút chì)
+ Sau đó đổi ngược lại.
+ Báo cáo việc sửa và soát lỗi của bạn.
- (G) cho các nhóm nhỏ nhận xét lẫn nhau.
- Chốt n' điều cần lưu ý khi viết một bài theo kiểu này.
e. Đọc bài mẫu:(3’)
	- Gv chọn một số bài làm tiêu biểu phần tự luận đọc.
F. Trả bài, gọi điểm tổng hợp kết quả:(5’)
	- Trả bài cho hs đọc, sửa lỗi.
	- Tổng hợp kết quả:
Lớp
Tổng số
Gỏi
Khá
Tbình
Yếu
9A
18
3
13
2
0
9B
22
3
13
5
1
g. Giải đáp các ý kiến của học sinh:(4’)
4. Đánh giá , nhận xét sau khi trả bài: (1’)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 171 + 172: KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Phòng Giáo dục ra đề)
Ngày soạn: 12/5/2011 Ngày giảng: 15/5/2011 Lớp 9A
 16/5/2011 Lớp 9B
Tiết: 173 + 174
THƯ ĐIỆN CHÚC MỪNG THĂM HỎI
1. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp (H):
- Nắm được các tình huống cần sử dụng thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Nắm được cách viết một bức thư, điện.
- Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
2. Chuẩn bị:
a. Thầy: Soạn bài, tham khảo tư liệu.
	b. Trò: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
3. Tiến trình bài dạy:
	a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
	- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
	* Giới thiệu bài: (1’)
	Chúng ta thường xuyên nhận được thư từ của bạn bè, người thân hoặc có n' lúc chúng ta nhận được một bức điện ( thường nhanh hơn thư) của bạn bè ở xa chúc mừng hoặc thăm hỏi chúng ta nhân một dịp nào đó... Vậy thế nào là viết thư, điện thăm hỏi và chúc mừng? Cách viết ntn? N' tình huống ntn thì cần gửi? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn trong tiết học hôm nay. 
	b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G
G
?
?
G
?
G
G
?
?
?
?
?
G
G
G
G
?
G
G
G
?
G
?
G
G
G
Trước hết (G) cần giải thích ngắn gọn để (H) hiểu về loại văn bản thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi trong cuộc sống của con người....
Cho (H) đọc mục I trong SGK.
Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
Có mấy loại thư (điện) chính? Là n' loại nào? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao?
Cho (H) thảo luận câu hỏi trên và các nhóm trưởng báo cáo.
Em hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi?
Chốt ý - chuyển ý.
Cho (H) đọc các văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Nội dung thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi # nhau và khác nhau ntn?
Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?
Trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi tình cảm được thể hiện ntn?
Em có nhận xét gì về lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
Hãy chỉ rõ quy trình viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi? 
Chốt lại cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Liên hệ trong thực tế cuộc sống rất cần có cách diễn đạt nay.
Cho (H) đọc ghi nhớ trong SGK.
Chuyển ý.
Cách giải quyết bài tập 1.
Hướng dẫn (H) tự thảo luận theo nhóm, tổ để hoàn thiện yêu cầu bài tập 1.
(G) chốt lại nội dung đúng.
Cho (H) đọc lại bài tập, các nhóm có thể bổ xung cho thật hoàn chỉnh.
Treo bảng phụ bài tập 2.
Trong 5 tình huống dưới đây theo em, n' tình huống nào cần viết thư ( điện) chúc mừng và thư ( điện ) thăm hỏi? Vì sao?
Chốt nội dung - Liên hệ trong các dịp cụ thể ( đất nước , cá nhân, gia đình...)
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự em đề xuất?
G hướng dẫn cho (H) tự làm.
Gọi một số bài làm của (H) đọc trước lớp. Các bạn có thể bổ xung, nhận xét.
(G) chốt ý đúng và liên hệ thực tế, liên hệ cách viết...
I- Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng & thăm hỏi:(10’)
(H) lắng nghe.
- Trường hợp cần gửi thư ( điện) là:
+ Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
+ Có n' khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
- Có 2 loại chính:
+ Thăm hỏi và chia vui.
+ Thăm mhỏi và chia buồn.
- Mục đích có khác nhau:
+ Thăm hỏi và chia vui: biểu dương, khích lệ n' thành tích, sự thành đạt... của người nhận.
+ Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua n' rủi ro hoặc n' khó khăn trong cuộc sống.
- (H) lấy VD....
II- Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi:(30’)
- (H) chỉ rõ sự # và khác nhau.
- Rất ngắn gọn, xúc tích không có từ thừa.
( đọc trong văn bản mẫu).
- Tình cảm chân thành, hợp với nội dung bức điện ( thư).
- Lời lẽ chân thành đầy tình cảm, là n' suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với người nhận.
* Quy trình viết thư (điện):
- Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu ( có sẵn tại bưu điện).
 Họ tên người nhận và địa chỉ.
- Bước 2: Ghi nội dung. ( nội dung ngắn gọn, súc tích, đủ thông tin cần thiết).
- Bước 3: Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi ( Phần này không chuyển đi nên không tính cước, n' người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu)
* Ghi nhớ (SGK).
III- Luyện tập: (40')
1. Bài tập 1: 
- (H) hoàn chỉnh cả 3 bức điện trong mục I theo mẫu ( trong SGK).
2. Bài tập 2:
- Đáp án : 
+ Tình huống phải viết thư thăm hỏi: ( c)
+ Tình huống viết thư ( điện) chúc mừng: ( a), ( b), ( d), ( e).
(H) tự giải thích.
3. Bài tập 3:
- Cho cả lớp thảo luận và làm theo bàn, hoặc cá nhân.
	c. Củng cố: (2’)
	- Gv khái quát lại nội dung kiến thức:
	d. Hướng dẫn về nhà:(1’)
 - Tham khảo 1 số bài bức điện ( thư) chúc mừng hoặc thăm hỏi của bưu điện.
 - Tập viết hoàn thiện bài tập 3 ( theo một tình huống khác).
 - Về nhà học bài theo ghi nhớ SGK.
 - Liên hệ thực tế trong đời sống.
Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 25.doc