A.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập
B.Chuẩn bị:
Gv : chuẩn bị bảng hệ thống các tp đã học
- Chọn lựa kiến thức trọng tâm
HS: Lập bảng theo mẫu
Ngµy so¹n 12/ 3/ 2011 Ngµy d¹y: 14 /3/2011 TiÕt : 129 ÔN TẬP VỀ THƠ ( Tiếp theo) A.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập B.Chuẩn bị: Gv : chuẩn bị bảng hệ thống các tp đã học - Chọn lựa kiến thức trọng tâm HS: Lập bảng theo mẫu C- Các hoạt động động dạy- học 1.Ôn định 2. Kiểm tra bài cũ - Sự chuẩn bị bài của hs 3-Bài mới: Giờ học hôm nay chúng ta tieps tục ôn tập phần thơ hiện đại Hoạt động của Gv và Hs Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ? Cho biết điểm giống và khác nhau trong các bài thơ đó ? Tuy vậy chúng vẫn có những điểm khác nhau đó là gì - Gv lấy ví dụ để ôn tập lại cho hs ? Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ : Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về - Hs trả lời - Nhận xét kết luận - Gv phân tích thêm - Gv gợi ý để hs lựa chọn và phân tích - Nhận xét, đánh giá 4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Anh trăng. - Điểm chung : Ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong cách sống và tâm hồn họ. - Khác nhau : + Đồng chí viết về người lính ở thời kì đầu đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng. + Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe – một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ. + Ánh trăng nói về những suy ngẫm của người lính đó đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung. 5. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ : - Bài Đồng chí : hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng, nhưng cũng rất thực, và tác giả đó bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. - Bài Đoàn thuyền đánh cá lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ độc đáo. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe. - Bài Ánh trăng đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát biểu hiện của hình ảnh. 6. Phân tích một khổ thơ mà em thích. * Củng cố- Dặn dò 1 . Học thuộc các đoạn thơ bài thơ và các nội dung chính của bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới. 2. Chuẩn bị bài “nghĩa tường minh và hàm ý (tt).
Tài liệu đính kèm: