Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 138 đến tiết 145

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 138 đến tiết 145

Tuần : 27, tiết : 138+139

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức : Hệ thống hoá kiến thức về Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa rtường minh và nghĩa hàm ý. Tích hợp các văn bản và tập làm văn.

2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.

3. Giáo dục : giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá

II. CHUẨN BỊ :

1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ :

2. Trò : Đọc, soạn văn bản.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .

1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).

2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).

3. Bài mới : GV giới thiệu:

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 138 đến tiết 145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/3/2012
Tuần : 27, tiết : 138+139
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Hệ thống hoá kiến thức về Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa rtường minh và nghĩa hàm ý. Tích hợp các văn bản và tập làm văn.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Giáo dục : giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : Yêu cầu HS lập bảng theo mẫu.
GV : Gợi ý HS viết .
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : HS đọc mẩu chuyện Chiếm hết chỗ trong SGK ?
GV : Tìm các câu in đậm trang văn bản ?
GV : Hàm ý của các câu đó là gì?
GV : Hàm ý đã tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? GV : 
GV : Tìm các câu in đậm trang văn bản ?
GV : Hàm ý của các câu đó là gì?
GV : Hàm ý đã tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? GV : Tìm các câu in đậm trang văn bản ?
GV : Hàm ý của các câu đó là gì?
GV : Hàm ý đã tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? 
I. Khởi nghữ và các thành phần biệt lập.
1. Gọi tên các thành phần câu.
a, Xây cái lăng ấy---) Khởi ngữ.
b, Dường như ----) Tình thái từ.
c, Những người con gái..nhìn ta như vậy-----) thành phần phụ chú.
d, Thưa ông---) gọi đáp. Vất vả quá ---) Thành phần cảm thán.
2. Lập bảng theo mẫu.
3. Đoạn văn : 
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta- Với những nghịch lí không dẽ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp gỡ ở đâu đó giống như hoặc gần như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh kiếm lợi để rồi rong ruổi hết cuộc đời. Vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, conngừi mới chợt nhận ra rằng ; gia đình chính là nơi cuối cùng tiẽn đưa ta về n[i vĩnh hằng của cuộc đời mình.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. 
a, Sử dụng phép nối : nhưng , nhưng rồi, và.
b, Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé.; Phép thế đại từ : cô bé- nó. 
c, Sử dụng phép thế đại từ.
2. GV hướng dẫn làm theo mẫu.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
1. Hàm ý của câu: ở đưới ấy chiếm hết cả chỗ tôi rồi------) Địa ngục mới ấy chính là nơi dành cho các ông.
2. 
a, Câu : Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp----) là Đội bóng huyện chơi không hay Hoặc Tôi không muốn bình luận về việc này.
- Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b, Câu : Tớ báo cho Chi rồi là Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn.
- Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
 GV : Em hãy cho biết Thế nào là hàm ý ? Cho ví dụ?
GV : Để liên kết giữa các đoạn văn ta thương dùng các phương tiện liên kết nào?
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS Làm bài tập Phần luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TIẾT : 140
LUYỆN NÓI
NGHỊ LUẬN MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :Ôn lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tích hợp các văn bản đã học.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
3. Giáo dục : giáo dục tính tự lập.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : Chép đề bài lên bảng.
GV : HS tìm hiểu đề
GV : HS xác định kiểu bài?
GV : HS xác định vấn đề nghị luận ?
GV : HS xác định phương pháp nghị luận ?
GV : HS vấn đề trên có mấy luận điểm chính?
GV : Tổ chức cho HS tập nói trên lớp .
GV : HS nói từng phần? 
GV : HS trình bầy phần Mở bài.
GV : HS nhận xét .
GV : Củng cố bổ sung.
 GV : HS trình bầy phần thân bài.
GV : HS nhận xét .
GV : Củng cố bổ sung.
GV : HS trình bầy phần Kết bài.
GV : HS nhận xét .
GV : Củng cố bổ sung.
* GV chú ý HS nhận xét cả nội dung và giọng điệu, ngôn ngữ để có bài nói hoàn chỉnh.
I. Đề bài : Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề : 
- Kiểu bài : Nghị luận về một bài thơ. 
- Vấn đề nghị luận : Tình cảm bà cháu.
- Phương pháp nghị luận : Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý :
* Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
* Tình yêu qua hương và nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
II. Luyện nói.
1. Dẫn vào bài:
- trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, chúng ta gặp người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ tới bà với một tình cảm chân thành cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp tinh thần cảu tình bà cháu.
- Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ ông thường tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài Bếp lửa là một trong những thành công của ông.
2. Nội dung nói:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa của làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đươm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
- Chú ý khai thác từ : chờn vờn, nắng mưa..
- Kỉ niệm thời ấu thơ thường rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức ám ânhr trong tâm hồn:
 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói..
.......Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay.
- Tiếp theo là kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương.
 Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa...
...Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa..
- Tiếp theo là ành ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin
- Hình ảnh bép lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa.
- Cuối cùng nhà thơ rút ra nài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại:
Giờ cháu đã đi xa......
Sáng mai này bà nhóm lửa lên chưa.
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
GV : Nhấn mạnh việc lập dàn ý. Khả năng liên kết giữa các câu, các đoạn trong văn bản.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS đọc soạn văn bản Những ngôi sao xa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 141-142.
VĂN BẢN : NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI.
( LÊ MINH KHUÊ )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dụng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Thấy được nét đặc sắc trong kể chuyện, tả nhân vật của tác giả. Tích hợp các văn bản khác.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện
3. Giáo dục : giáo dục tình cảm cách mạng.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Tập truyện ngắn Lê Minh Khuê, Bài hát Cô gái mở đường.
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
1. Tình huống truyện trong tác phẩm Bến quê là như thế nào ? Hãy phân tích ý nghĩa của tình huống trên?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả ?
GV : HS nêu vài nét chính.
GV : Bổ sung , nhấn mạnh về vị trí , tài năng .
 GV : Văn bản trên sáng tác vào thời gian nào ? Hãy nêu nội dung khái quát của tác phẩm ?
GV : HS đọc diẽn cảm thể hiện được tình cảm của nhân vật.
GV : HS xác định thể loại của văn bản ?
GV : HS xác định ngôi kể.
GV : HS văn bản trên được chia làm mấy phần xác định giới hạn và nội dung từng phần ?
GV : HS tóm tắt nội dung của văn bản ?
GV : Đọc truyện, em hãy hình dung và nhận xét hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong?
GV : Họ sống trong hoàn cảnh như thế nào ?
GV : Nhiệm vụ chính của các cô là gì? Sau mỗi trận bom của giặc các cô phải làm gì?
GV Em có nhận xét gì về phẩm chất chung của ba cô gái?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : Ngoaì những phẩm chất chung em thấy mỗi nhân vật đều được tác giả xây dựng với những tính cách riêng . Em hãy chỉ ra cá tính của từng người?
GV : HS lần lượt trả lời.
GV : nhận xét, bổ xung, khái quát.
GV : HS cho biết cách tả của tác giả như vậy có tác dụng như thế nào ?
GV : HS quan sát văn bản .
GV : Qua lời kể, tự nhận xét và nhận xét của Định về bản thân và đồng đội em, em hãy tìm ra nết tính cách riêng của cô?
GV : Thời trẻ cô có cuộc sống như thế nào ?
GV : Khi vào chiến trường cô sống ra sao? cô có gì thay đổi?
GV : Trong quan hệ với đồng đội cô tora là người như thế nào ?
GV : Em có nhận xét chung gì về Phương Định.
GV : HS hãy khái quát những đặc sắc của truyện?
GV : HS chủ đề của tác phẩm?
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1. Tác giả.
- Lê Minh Khuê- 1909- Thanh Hoá
Chị viết chủ yếu về bản thân và đồng đội
2. Tác phẩm.
Những ngôi sao xa ( 1971) kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn , tính cách của 3 cô gái trẻ- 3 vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Đọc- Kể
2. Tìm hiểu chung văn bản.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể : ngôi thưa nhất.
- Bố cục : 3 phần
P1 ....ngôi sao trên mũ à Phương Định kể về công việc và cuộc sống của cô và 3 cô trinh sát trên mặt đường.
P2..........bây giờ là buổi trưa.à Một lần phá bom , Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
P3....còn lại à Sau giây phút nguy hiểm, hai chị em nối nhau hát, niềm vui của ba cô trước trận mưa đá đột ngột.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản .
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong.
- Sống, chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm trên đường Trường Sơn
- Nhiệm vụ : hết sức nguy hiểm: 
+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày.
+ Phơi mình trước con mắt cú vọ của giặc Mĩ.
+ Sau mỗi trận bom phải lên ngay trọng điểm đo và ước tính đo và ước tính đất đá bị địch đào phá.
+ Phá bom.
à Công việc luôn đối mặt với thần chết, căng thẳng, khôn khéo, dũng cảm.
- Phẩm chất chung của 3 cô gái:
+ Đều là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính.
+ Tinh thần trách nhiệm , tự giác rất cao, quyết tâm được hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
+ Tinh thần dũng cảm, không ngại khó khăn nguy hiểm.
+ Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt.
à Đó là phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .
- Cá tính riêng:
+ Phương Định : cô gái trẻ Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn.
+ Chị Thao : nhiều dự định cho tương lai, bản lĩnh, quyết liệt nhưng sợ máu chảy.
+ Nho : bướng bỉnh,mạnh mẽ, thíc thêu thùa, rực rỡ, loè loẹt.
à Cách tả làm cho câu chuyện thêm sinh động.
2. Nhân vật Phương Định.
- Cô gái Hà Nội, có một thời sinh viên vô tư hồn nhiên ben mẹ trong căn buồng nhỏ ở một đường phố im lặng.
- Vào chiến trường ác liệt nhưng cô vẫn hồn nhiên yêu đời, với những mơ ước về tương lai.
- Người giầu cảm xúc hay mơ mộng, thích hát và làm điệu một chút trước các chàng lính trẻ. Luôn quan tâm đến hình thcs.
- Yêu mến đồng đội.
à Thế giới tâm hồn Phương Định thật phong phú, trong sáng.
IV . Tổng kết.
1. Nghệ thuật : 
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Giọng điệu , ngôn ngữ, giản dị, tự nhiên, đậm chất khẩu ngữ.
2. Nội dung.
- Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời chống Mĩ : tâm hồn trong sáng ,hồn nhiên, dũng cảm.
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
 GV : Em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm ? 
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- Vì sao tác giả lại đặt tên văn bản là những ngôi sao xa?
- GV : hướng dẫn HS làm bài tập 2. Luyện tập.
- GV : Hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập văn học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 143 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận một hiện tượng đời sống xã hội nói riêng.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế và biết viết bài nghị luận về một vấn đề của địa phương.
3. Giáo dục : giáo dục ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân - học sinh.
II. Chuẩn bị : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu vấn đề :
	1. Vấn đề môi trường.
- Tình trạng môi trường hiện nay.Và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người.
- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai, lũ lụt.
- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc làm ô nhiêm bầu không khí .
- Hậu quả của rác thải, chất thải đối với sức khoẻ con người và lao động sản xuất.
- Các giải pháp khả thi hiện nay.
	2. Vấn đề an toàn giao thông.
- Tình trạng an tàon giao thông của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung .
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
+ Khách quan.
+ Chủ quan.
- Các giải pháp khả thi hiện nay.
Yêu cầu : HS lập dàn ý theo gợi ý và viết bài theo những vấn đề đã nêu.
Hình thức : Chia lớp ra 4 nhóm .
Đại diện nhóm trình bầy.
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
G V củng cố , kết luận .
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
 GV : Động viên những bài viết sáng tạo.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- xem lại bài kiểm tra
IV.Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 144. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Ôn tập về văn nghị luận nói chung, kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài văn nghị luận về tác phẩm tuyện. Rút kinh nghiệm qua một bài cụ thể.
3. Giáo dục : giáo dục ý thức học tập của học sinh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu ra đề , ra đáp án.
2. Trò : ôn tập, làm bài kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Trả bài kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. GV chép đề bài lên bảng và yêu cầu HS xác định về thể loại? Nội dung nghị luận , tư lịêu kiến thức.
Nhân vật ông Hai trong truỵện ngắn Làng của Kim Lân
Yêu cầu : 
* Nội dung: 
MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đặc điểm chung nhân vật.
TB : Lần lượt triển khai các đặc điểm nhân vật :
- Tình yêu làng của ông Hai trước cách mạng được biểu hiện như thế nào : 
+ Tính hay khoe.
+ Niềm tự hào về làng
- Tình yêu làng của ông Hai sau cách mạng : 
+ Ông khoe có như trước nữa không
+ Tình yeu làng đã gắn liền tinh thần kháng chiến.
- Những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin làng chơ Dầu của ông theo Việt Gian.
+ Cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại..
+ Không dám ra khỏi nhà.
+ Không khí gia đình.
+ Tâm sự với thằng con út.
- Những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin cải chính làng chơ Dầu của ông vẫn bám trụ với kháng chiến.
à Tình yêu làng gắn liền với tinh thần kháng chiến, có sự phát triển.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
- Nghệ thuật khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật.
KB : Thành công xây dựng nhân vật.
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
 GV Cho HS đọc bài HS làm khá .
GV trả lời các câu hỏi của HS.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- Xem bài Biên bản.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 145
BIÊN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Giúp HS biết viết một biên bản thông dụng
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng viết một biên bản hành chính theo mẫu.
3. Giáo dục : 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : yêu cầu HS quan sát văn bản mẫu.
GV : Biên bản ghi lại những sự việc gì?
GV : Biên bản phải đạt được những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
GV :Ngoài hai văn bản mẫu trong SGK em hãy kể các biên bản khác mà em biết?
GV : Yêu cầu HS xem lại 2 biên bản mẫu.
GV : Phần mở đầu của biên bản bao gồm những mục nào? Tên của biên bản được viết như thế nào ?
GV : Phần nội dung của biên bản bao gồm những gì? Nhận xét cách ghi nội dung của những biên bản này? Tính chính xác của biên bản có giá trị như thế nào ?
GV : Phần kết thúc của biên bản bao gồm những mục nào? Mục kí tên vào biên bản nói lên điều gì?
GV : Lời văn của biên bản phải như thế nào ?
GV : HS đọc ghi nhớ SGK?
GV : HS đọc yêu cầu đề bài ?
GV : HS làm bài tại chỗ.
GV Hướng dẫn HS làm BT 2.
I. Đặc điểm biên bản.
1. Tìm hiểu ví dụ SGK.
- Biên bản có thể ghi lại nộidung, diễn biến các thành phần tham dự một cuộc hpọ chi đội.
- Biên bản có thể ghi nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật cho người vi phạm sau khi đã xử lí tang vật.
* Yêu cầu về nội dung
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể ( nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ..)
- Ghi chép phải đầy đủ, chính xác khách quan, trung thực.
- Thủ tục phải chặt chẽ ( ghiđầy đủ thời gian, địa điểm)
- Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu.
* Yêu cầu về hình thức:
- Phải viết đúng mẫu quy định.
- Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh, ngoài nội dung biên bản.
* Một số biên bản thường gặp.
Biên bản bàn giao công tác.
Biên bản đại hội chi đoàn.
Biên bản về việc vi phạm ATGT.
II. Cách viết biên bản.
1. Phần mở đầu biên bản bao gồm các mục : Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự biên bản.
2. Phần nội dung gồm các mục:
- Ghi lại nội dung và diễn biến sự việc.
- Cách ghi phải trung thực khách quan, không được thêm vào những ý nghĩ chủ quan của người viết.
- Tính chính xác của biên bản, giúp cho người sử dụng xem xét một cách chính xác.
3. Phần kết thúc.
- Thời gian kết thúc.
- Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
- Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân.
2 Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
Bài tập 1/ 126.
Các tình huống cần lập biên bản : c, d, e.
Bài tập 2.
GV hướng dẫn HS tự làm.
4. CỦNG CỐ: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày tháng năm 2012
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 tuan 27.doc