Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139: Bến quê (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139: Bến quê (tiếp)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Những tình huống ngịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

- Hs cảm nhận được những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời; những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước từ những gì gần gũi thân thuộc nhất quanh ta.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 466Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139: Bến quê (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 / 3/ 2011
Ngày giảng: 24 / 3/ 2011 
 Tiết : 139
 	HDĐT -Văn bản: 
BẾN QUÊ ( Tiếp)
	 -Nguyễn Minh Châu-
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những tình huống ngịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Hs cảm nhận được những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời; những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện
3. Thái độ:
- Bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước từ những gì gần gũi thân thuộc nhất quanh ta.
B. CHUẨN BỊ:
- Gv : Bài soạn, tài liệu tham khảo
- HS : Đọc, soạn bài theo câu hỏi trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Không
3. Bài mới
Gv giới thiệu bài
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2
- Hs chú ý vào đoạn văn từ đầu-> “nhà mình”
? Ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đó nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ?
? Nhĩ đã cảm nhận cảnh vật đó như thế nào? cách miêu tả có gì đặc biệt?
+ Những màu sắc thõn thuộc quá .... của đất màu mỡ
+ Suốt đời Nhĩ đó từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc và chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
? Điều này mang lại cho hai đoạn văn tả cảnh ở đầu truyện một sắc thái riêng nào?
? Từ đó một vẻ đẹp như thế nào được gợi lên từ quang cảnh bến quê ? 
Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng.
Cảnh vật được cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
? Em hiểu gì về ý nghĩ sau đây của Nhĩ: suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, ... trước cửa sổ nhà mình?
? Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng, lảng tránh câu trả lời chồng của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân?
+ Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không?
+ Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
- Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra ngay mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
- HS đọc đoạn văn: "Liên vẫn không đáp .... bậc gỗ mòn lõm"
? Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, thái độ của chị đối với chồng?
? Qua nhân vật Liên, em thấy hình ảnh người phụ nữ xuất hiện với những vẻ đẹp nào?
- Dịu dàng, nhẫn nại, giàu yêu thương và đức hi sinh.
? Câu nói của Nhĩ "Suốt đời, anh chỉ làm em khổ tâm ... mà em vẫn nín thinh" cho ta thấy được điều gỡ trong cảm nhận của Nhĩ về vợ mỡnh?
? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? vì sao anh lại có khao khát đó? Nhận xét gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này?
- Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa. Như có cái gì không phải với quê hương, với tuổi trẻ của mình.
? Niềm khao khát ấy của Nhĩ có ý nghĩa gì?
? Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không? Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người?
- Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.
Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già, trẻ, cha con :Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
Hình ảnh Nhĩ ở đoạn cuối truyện
+ Chân dung và cử chỉ được miêu tả khác thường? 
+ Hành động cuối cùng: anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò ... nhưng hình ảnh này còn gợi ý nghĩa khái quát cao hơn: ý muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích. đừng là cà, chùng chình, đềnh dàng ở những cái vòng vèo, vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà, để dứt khoát khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
 Hoạt động 3
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện
? Nội dung chính của truyện
- Hs đọc ghi nhớ
I. Đọc, tìm hiểu chung:
II. Đọc –hiểu văn bản
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
a. Cảnh thiên nhiên buổi sáng đầu thu
+ Hoa bằng lăng thưa thớt...đậm sắc hơn.
+ Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm
+ Vòm trời như cao hơn
+ Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu.
-> Kết hợp với miêu tả biểu cảm, so sánh
=> Quang cảnh bến quê tươi đẹp, gần gũi, thân quen
+ Nhĩ là người từng trải, am hiểu cuộc sống.
+ Tha thiết, mến yêu cuộc sống quê hương
b. Với Liên:
+ Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm, yêu thương của vợ 
c. Khao khát của Nhĩ:
+ Được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông.
+ Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc.
-> Quý trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống quê hương.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
2. Nội dung:
3. Ghi nhí:
* Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Chủ đề của truyện này là gì?
- Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không?
- Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài:Những ngôi sao xa xôi

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 141- BẾN QUÊ.doc