Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 164: Tổng kết phần tập làm văn

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 164: Tổng kết phần tập làm văn

 Tiết 164

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Kỹ năng :

- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học

- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản.

- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.

- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

3. Giáo dục : HS ý thức trong việc sử dụng các kiểu văn bản cho đúng.

B. CHUẨN BỊ

- GV : Soạn bài, bảg phụ.

- HS : Soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 164: Tổng kết phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8 / 5 / 2011
Ngày giảng : 9 / 5 / 2011
 Tiết 164
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
2. Kỹ năng : 
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
3. Giáo dục : HS ý thức trong việc sử dụng các kiểu văn bản cho đúng.
B. CHUẨN BỊ
- GV : Soạn bài, bảg phụ.
- HS : Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra ( 5’)
? Nhắc lại những kiểu văn bản mà em đã được học từ lớp 6 đến lớp 9 ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. 
- HS đọc bảng hệ thống.- gạch chân từ ngữ quan trọng trong cách biểu đạt và mục đích của các kiểu văn bản.
? Các văn bản thường khác nhau ở các mặt nào ?
TL : 
+ Phương thức biểu đạt.
+ Mục đích sử dụng.
+ Hình thức thể hiện (qua các thể loại)
GV nêu câu hỏi phân nhóm cho HS thảo luận:
Nhóm 1: So sánh tự sự khác miêu tả?
Nhóm 2: Thuyết minh khác tự sự và miêu tả?
Nhóm 3: Nghị luận khác điều hành?
Nhóm 4: Biểu cảm khác thuyết minh?
? Các kiểu văn bản trên có thế thay thế cho nhau không? Vì sao ?
? Trong 1 vb cụ thể các phương thức trên có được phối hợp với nhau không ? Cho ví dụ ?
? Một kiểu văn bản cụ thể thường chỉ được thể hiện qua một thể loại văn học hay nhiều thể loại ?
? Một thể loại văn học thì sử dụng một hay nhiều phương thức biểu đạt ? Cho ví dụ ?
- GV chia nhóm cho HS làm 3 câu hỏi 5, 6, 7 (trang 171).
HS thảo luận nhóm tìm hiểu nét đặc trưng của kiểu văn bản trong Tập làm văn khác với thể loại văn hoá tương ứng (có ví dụ minh hoạ).
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét – GV kết luận.
40
I. Các kiểu văn bản đã học :
1. Sự khác biệt của các kiểu văn bản
* Tự sự khác với miêu tả :
- Tự sự: Trình bày sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.
* Thuyết minh khác với miêu tả, tự sự : 
- Thuyết minh: Miêu tả những đặc điểm cơ bản, có tính khách quan.
- Tự sự, miêu tả : Miêu tả, kể qua cảm nhận chủ quan, để bày tỏ thái độ
* Nghị luận khác với HCCV :
- Nghị luận : Đưa ra ý kiến thuyết phục mọi người nghe theo. Không có tính pháp lý.
- HCCV : Người viết phải chịu trách nhiệm pháp lý
( VD : VB thông báo - yêu cầu bắt buộc phải thực thi.)
* Biểu cảm khác với thuyết minh :
- Biểu cảm: Dựa vào việc bày tỏ cảm xúc chủ quan.
- Thuyết minh : Dựa trên cơ sở khoa học khách quan.
2. Các văn bản trên không thể thay thế cho nhau được. Vì mỗi văn bản có yêu cầu, mục đích riêng.
3. Trong một văn bản cụ thể có thể sử dụng phối hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Ví dụ : “ Dế Mèn phiêu lưu ký” : Sử dụng cả : Miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
4. a) Một kiểu văn bản thường được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau.
Ví dụ : Kiểu văn bản tự sự được sử dụng ở nhiều thể loại như : Truyện, bản tin, bản tường trình, kí...
b) Một thể loại thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
VD : 
+ Truyện : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
+ Thể thơ : Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
+ Nghị luận : Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Kịch : Tự sự, nghị luận.
5. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản.
a. Văn bản tự sự và thể loại văn tự sự
* Giống : Kể sự việc
* Khác:
- Văn bản tự sự: xét hình thức phương thức.
- Thể loại văn tự sự: Đa dạng.
+ Truyện ngắn
+ Tiểu thuyết
+ Kịch
+Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
 Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
b. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình
* Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
* Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
c.Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
- Thuyết minh: Giải thích cho 1 cơ sở nào đó vấn đề bàn luận.
- Tự sự: Sự việc dẫn chứng cho vấn đề.
- Miêu tả:
4. Củng cố, dặn dò :
- Củng cố : ? Phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các phương thức biểu đạt đã học ?
- Dặn dò : Học bài + Soạn phần tiếp của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 164 TỔNG KẾT TLV.doc