Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: giúp HS nắm được cách sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh, cụ thể là bài thuyết minh về một thứ đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái nón, cái kéo

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:

- xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể;

- lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.

B. CHUẨN BỊ

- GV nghiên cứu bài, soạn bài.

- HS thực hiện các bước theo yêu cầu cần chuẩn bị.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Tiến hành luyện tập trên lớp

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / 08/ 2012
TUẦN 1
TIẾT 5 – TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: giúp HS nắm được cách sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh, cụ thể là bài thuyết minh về một thứ đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái nón, cái kéo
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:
- xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể;
- lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
B. CHUẨN BỊ
- GV nghiên cứu bài, soạn bài.
- HS thực hiện các bước theo yêu cầu cần chuẩn bị.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Tiến hành luyện tập trên lớp
*Đề bài: Thuyết minh về cái bút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
? Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
? Em hãy xác định đối tượng thuyết minh?
?Để đạt được yêu cầu về nội dung thuyết minh, em cần phải làm gì để nêu được đặc điểm của đối tượng về các mặt lịch sử, chủng loại, cấu tạo và công dụng?
-HS: phải quan sát, tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh để rút ra những đặc điểm của nó
? Để đạt được yêu cầu về hình thức thuyết minh, em sẽ chọn BPNT nào để vận dụng phù hợp nhất với đối tượng thuyết minh?
Hoạt động 2: Lập dàn ý
? Theo em, phần Mở bài phải nêu được những ý nào?
?Dựa vào phần hướng dẫn luyện tập trong SGK, em hãy hình thành dán ý của phần TB?Cần có những luận điểm nào?
- HS thảo luận và thực hiện theo 4 nhóm.
? Em hãy dựa vào phần Luyện tập, tìm ý cho những luận điểm này?
-HS thảo luận, chọn ý kiến đúng và thống nhất dàn bài chung.
? Phần Kết bài cần nêu nội dung gì?
Hoạt động 2: Luyện tập viết đoạn văn
-GV chia nhóm để HS viết các đoạn văn trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật để cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hóa,
-HS cử đại diện nhóm trình bày các đoạn văn; HS khác nhận xét cụ thể.
I. Tìm hiểu đề và tìm ý
- yêu cầu: thuyết minh về một đồ vật.
- đối tượng thuyết minh: cái bút
- nội dung cần làm rõ: lịch sử, chủng loại, cấu tạo và công dụng.
- BPNT: nhân hóa theo cách thức tự thuật, đối thoại ẩn dụ hoặc sáng tạo một cốt truyện tưởng tượng.
II. Lập dàn ý
a) Mở bài:
- giới thiệu khái quát về cái bút bằng hình thức tự thuật.
b) Thân bài: (Đóng vai cây bút bi thuật lại cuộc đời sự nghiệp của cây bút bi)
- Giới thiệu qua về lịch sự của họ hàng nhà bút
-Giới thiệu qua về sự ra đời của cây bút Bi
-Miêu tả để giới thiệu về cấu tạo cây bút bi.
- Giới thiệu về công dụng của cây bút bi.
c) Kết bài: đóng vai cây bút bi tự suy nghĩ về hiện tại và tương lai của mình.
III. Viết đoạn văn và trình bày đoạn văn
*Ví dụ: 
a) Mở bài: Gia đình nhà bút chúng tôi luôn tự hào về lịch sử và sự nghiệp của mình. Tôi là cây bút bi, tuy ra đời muộn mằn nhưng tôi nhanh chóng sinh sôi nảy nở và chiếm được cảm tình của thế giới loài người.
b) Kết bài: Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người dùng nhiều đến máy vi tính, song tôi vẫn là người bạn thủy chung của họ, tôi tin rằng tôi mãi mãi là người bạn không thể thiếu được đối với các bạn học sinh, sinh viên khi họ học kiến thức, mãi là người bạn trung thực để các thầy cô giáo ghi điểm cho học sinh yêu quý của mình. Các bạn đừng bao giờ quên tôi đấy nhé!
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- HS về nhà hoàn thành bài viết vào vở bài tập.
- Đọc trước văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5 TUAN 1 LUYEN TAP SU DUNG.doc