Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 66: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 66: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

TIẾT 66

LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN

VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

THCHD : NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Tác của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

- Kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng kết hợp các yếu tố này trong khi kể chuyện để câu chuyện sinh động, hấp dẫn.

- Sử dụng ngôi kể phù hợp trong kể chuyện

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 66: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 11/ 2011
Ngày giảng 16/ 11/ 2011
TIẾT 66
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
THCHD : NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng kết hợp các yếu tố này trong khi kể chuyện để câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng ngôi kể phù hợp trong kể chuyện
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: Giáo án, đề luyện tập
- Hs: chuẩn bị Bt theo sgk
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Ổn định
2. kiểm tra – sự chuẩn bị bài của Hs
3. Bài mới
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Yêu cầu hs đọc đề 1
Gv giúp hs điều chỉnh lại dàn bài
- Đề 2, 3 xây dựng dàn bài tương tự
Hoạt động 2
Gv nêu yêu cầu
Hs nghe
Thực hiện (4-5 hs) đảm bảo đủ 3 đối tượng giỏi, khá, trung bình
Gv cùng cả lớp góp ý nhận xét
Bổ sung
Gv kết luận
Nhận xét giờ luyện tập
- HS đọc vd SGK 
? Đoạn trích kể về ai? Về việc gì?
? Người kể chuyện là ai ? vì sao? 
? Nếu là một trong 3 nhân vật trong đoạn văn thì ngôi kể và đoạn văn phải thay đổi như thế nào?
Ví dụ: 
+ Anh thanh niên vừa vào, kêu lên
+ Cô kỹ sư trẻ nhếch mép, mặt đỏ ửng
+ Bỗng người hoạ sĩ già quay lại
-> nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì phải thay đổi ngôi kể: xưng “tôi” hoặc xưng tên 1 trong 3 nhân vật 
? Những câu:” Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,...là nhận xét của ai?
-Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
? Vì sao người kể chuyện không để cho anh thanh niên nói trực tiếp mà lại nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ lòng anh.
-Nếu để cho anh thanh niên nói trực tiếp trong tình huống đó thì tính khách quan sẽ bị hạn chế rất nhiều.
? Căn cứ vào đâu có thể nhận xét: Người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, mọi người, tâm tư tình cảm của các n/v?
-Căn cứ vào mọi sự việc n/v đều được miêu tả, người kể có khi nhập vào n/v để đưa ra 1 nhận xét
? Trong các văn bản tự sự đã học: Làng, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, ... người kể thường đứng ở vị trí nào? 
-Người kể giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản.
? Từ các văn bản tự sự đó, em thấy người kể có vai trò gì trong câu chuyện?
- HS đọc (Ghi nhớ:SGK/193).
HĐ 2: Luyện tập.
- Hs về nhà thực hiện
LUYỆN NÓI
I. Đề bài
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn
Lập dàn bài
* Mở bài
Hoàn cảnh, nguyên nhân gây ra lỗi
* Thân bài: Kể lại các sự việc chính mà mình gây ra lỗi với bạn
- Vì sao em lại sử sự như vậy, tâm trạng và thái độ của em như thế nào?
- Lời hứa hẹn và xin lỗi
* Kết bài :cảm xúc chung
II. Luyện nói
1. Yêu cầu
+ Diễn đạt bằng lời nói, có thể kèm theo điệu bộ, cử chỉ. Tuyệt đối không đọc 1 bài viết sẵn.
+ Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực phát âm (không ngọng), trong sáng (không lạm dụng từ ngữ địa phương và từ vay mượn), văn hóa ( không dùng biệt ngữ và tiếng lóng).
2. Luyện nói
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Vai trò của người kể trong văn tự sự
1. ví dụ: sgk
Đoạn trích trong truyện Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
2. Nhận xét
- Người kể : không xuất hiện- khách quan kể lại ( ngôi thứ 3).
3. Ghi nhớ: SGK/193.
II . Luyện tập:
* Củng cố- Dặn dò
- Tác dụng của yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? 
- Tiếp tục luyện nói ở nhà
- Chuẩn bị : Lặng lẽ Sa Pa

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 65- LUYEN NOI ....doc