Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 129

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 129

 TIẾT 91

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Chu Quang Tiềm

A.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách. Hiểu được lời khuyên của nhà lý luận nổi tiếng, phân tích được những luận điểm và luận cứ của bài viết.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích một bài văn nghị luận với lập luận hết sức chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, giàu tính thuyết phục

3. Thái độ

- Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.

B. CHUẨN BỊ :

- GV: Soạn bài SGK - SGV- Để học tốt ngữ văn 9.

-HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức :

 Sĩ số : 9C :

2. Kiểm tra :( không KT kiến thức, chỉ kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS)

 

doc 92 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/1/2012
Ngày giảng: /1/2012
 TIẾT 91 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức	
- Học sinh nắm được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách. Hiểu được lời khuyên của nhà lý luận nổi tiếng, phân tích được những luận điểm và luận cứ của bài viết.
2. Kĩ năng	
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích một bài văn nghị luận với lập luận hết sức chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, giàu tính thuyết phục
3. Thái độ
- Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.
B. CHUẨN BỊ : 
- GV: Soạn bài SGK - SGV- Để học tốt ngữ văn 9.
-HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức : 
 Sĩ số : 9C :	
2. Kiểm tra :( không KT kiến thức, chỉ kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS)
3. Bài mới : Giới thiệu chương trình kì II 
	Hoạt động của thầy và trò	
Nội dung cần đạt
- GV đọc 1 đoạn.
-Hướng dẫn Hs đọc: Đọc rỏ ràng mạch lạc. Giọng tâm tình, nhỏ nhẹ. Chú ý các hình ảnh so sánh
-Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm : 
? Nêu những hiểu biết về nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm ? 
? Văn bản thuộc thể loại nào?
? Bài nghị luận bàn về vấn đề gì ?
 + Bài viết có đề tài nghị luận rất gần gũi với công việc học tập hàng ngày. Bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
? Đây là một bài nghị luận. Nêu bố cục của bài ?
HD HS đọc, hiểu phần 1 của văn bản :
- HS đọc phần đầu.
? Trong đoạn này câu nào là luận điểm mang tính khái quát nhất?
 + 2 câu đầu : “Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn” và “Học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại”.
 ( Học vấn : là những thành quả tích luỹ lâu dài của con người)
 + Ý nghĩa cả đoạn : ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại.
? Từ luận điểm đưa ra tác giả đã nêu những lý lẽ nào để phân tích và khẳng định luận điểm ?
 (Giải thích “Học thuật” : Hệ thống kiến thức khoa học).
? Ngoài luận điểm này đoạn văn còn có luận điểm khái quát nào nữa ? (Đọc câu : Đọc sách là muốn trả nợ ......... đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được) Giải thích nghĩa của câu văn đó ? 
? Qua phần 1 tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nâng cao : Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức, với mỗi người đọc sách chính là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường tích luỹ, không thể có thành tựu mới trên con đường văn hóa học thuật nếu không biết kế thừa thành tựu thời đã qua.
I- Đọc- hiểu chú thích :
1. Đọc, giải nghĩa từ khó
(SGK)
2- Tác giả, tác phẩm :
-Chu Quang Tiềm (1897-1986) Trung Quốc.
- Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dày công suy nghĩ của người đi trước với thế hệ sau.
3. Thể loại: Nghị luận (Lập luận giải thích 1 vấn đề XH)
4. Bố cục :
- 3 phần
+Từ đầu đến: Thế giới mới -> Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
 + Tiếp đến: Tiêu hao lực lượng->Nêu các khó khăn, nguy hại dễ gặp trong thực tế khi đọc sách trong tình hình hiện nay.
+Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách, lựa chọn sách và quy cách đọc sách.
II- Tìm hiểu văn bản :
1- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Luận điểm : Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại.
- Lý lẽ :
+ Ghi chép, lưu truyền tri thức.
+ Kho tàng di sản tinh thần.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật.
à Sách là kho tàng tri thức của nhân loại vì đọc sách là vấn đề vô cùng quan trọng để tiếp nhận kiến thức nhân loại 
4. Củng cố: 
- Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sánh
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm chắc nội dung phần 1
- Trả lời câu hỏi còn lại
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:2/1/2012
Ngày giảng: /1/2012
 TIẾT 92
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm-T2
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách. Hiểu được lời khuyên của nhà lý luận nổi tiếng, phân tích được những luận điểm và luận cứ của bài viết.
2. Kĩ năng	
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích một bài văn nghị luận với lập luận hết sức chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, giàu tính thuyết phục
3. Thái độ
- Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao
B- CHUẨN BỊ : 
- GV: Bình giảng văn 9 SGK - SGV
- HS: soạn bài trả lời các câu hỏi còn lại SGK
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức : 
 Sĩ số : 9C :	
2- Kiểm tra :
-Câu hỏi: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách?
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Phân tích luận điểm hai :
-Đọc đoạn 2 SGK 
? Tìm luận điểm chính của đoạn văn ?
? Tác giả đã nêu ra các nguy hại nào trong việc đọc sách hiện nay? Các luận cứ nêu ra gắn với những hình ảnh nào ? Nêu tác dụng ?
?Nhận xét cách lập luận của phần 2 :
- GV khái quát :
Từ việc nêu ý nghĩa, khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách, tác giả đã nêu ra những nguy hại trong việc đọc sách hiện nay. Những nguy hại đó đều có dẫn chứng bằng các hình ảnh so sánh cụ thể khiến chúng ta thấy rõ đọc sách có hiệu quả là một vấn đề cần quan tâm. 
- GV đưa ra một số dẫn chứng về loại sách không có lợi
Tìm hiểu luận điểm ba :
-HS đọc đoạn 3 SGK 
? Có mấy cách chọn sách ?
? Tg khuyên ta nên chọn sách như thế nào ?
?Em hiểu ntn là sách phổ thông và sách chuyên môn ?
?Nếu chọn sách chuyên môn mà em yêu thích thì em chọn loại nào mà em yêu thích ?
(Cho Hs thảo luận)
?Cách đọc sách nên đọc ntn ?
? Nếu đọc sách hời hợt sẽ có tác hại gì ?
? Tác giả chế giễu ra sao ?
? Tác giả đã triển khai luận điềm như thế nào ?
? ý nghĩa ?
? Nêu những đặc sắc NT của bài ?
? Nội dung ?
II. Tìm hiểu văn bản(TT)
2- Những khó khăn khi đọc sách và những nguy hại thường gặp
- Luận điểm : Đọc sách không dễ khi sách ngày càng nhiều.
- Luận cứ :
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
+So sánh với người xưa
+Giống như ăn uống nhiều không tiêu haoà gây hại
à Lối đọc vô bổ, lãng phí thời gian nông cạn -> học để khoe khoang.
+ Sách nhiều, dễ bị lạc hướng gây lãng phí thời gian.
+ So sánh với đánh trận
+ Đọc sách có ý nghĩa
+ Không đọc nhạt nhẽo, vô bổ.
Lập luận bằng cách nêu luận điểm à dùng lỹ lẽ phân tích luận điểm (diễn dịch)
3- Cách chọn sách và phương pháp đọc sách :
a.Cách chọn sách: 2 cách
-Chọn cho tinh, không cốt nhiều. Đọc nhiều không thể coi là vinh dự ( nếu nhiều mà dối) Đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ)
- Đọc sách phổ thông thuộc các lĩnh vực khác nhau để có kiến thức phổ thông và đọc sách chuyên sâu.
b.Cách đọc:
-Đọc kĩ, đọc đi, đọc lại, đọc nhiều lần, đọc đến thuộc lòng.
-Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, sâu xa, trầm ngâm tích luỹ kiên định với mục đích.
-Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn. Như trọc phú khoe của, lừa mình dối người thể hiện p/c bất thường thấp kém.
4. Mối quan hệ giữa học vấn PT và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
-Bác bỏ quan điểm của 1 số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà coi thường học vấn PT
-Giữa 2 loại học vấn đó có mối tương hỗ với nhau (Bên ngoài thì có sự phân biệt nhưng bên trong không thể tách rời)
-->Đọc sách cũng là 1 công việc rèn luyện gian khổ.
-->Đọc sách là học tập tri thức, học làm người chứ không phải là con mọt sách
III. Tổng kết
-Văn bản là một bài NL giải thích, lập luận chặt chẽ, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc.
-Tầm quan trong và ý nghĩa của việc đọc sách.
4- Củng cố : 
- Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản “Bàn về đọc sách” là gì ? 
- Ý nghĩa của việc đọc sách ?
5- Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài “Khởi ngữ” ? Đọc các ví dụ và trả lời theo câu hỏi.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------	 
Ngày soạn: /1/2012
Ngày giảng: /1/2012
 TIẾT 93
KHỞI NGỮ
A.Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu và nhận biết được khởi ngữ trong câu, phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Bước đầu phân tích được tác dụng của khởi ngữ được dùng trong từng văn cảnh.
- Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích công dụng và đặt câu có khởi ngữ.
- Có ý thức sử dụng khởi ngữ trong giao tiếp đạt hiệu quả cao.
B- CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: Bảng phụ - SGK - tài liệu tham khảo
-Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1- ổn định tổ chức : 
Sĩ số : 9C :	
2- Kiểm tra : ( Kết hợp trong bài mới)
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản 
Tìm hiểu công dụng và đặc điểm của khởi ngữ :
- GV treo bảng phụ
- HS đọc ví dụ 
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu ? Về vị trí ? về quan hệ với vị ngữ ? +VD a : Còn anh, anh// không ghìm nổi xúc động.
 + Đứng trước CN
 + “còn anh” nói về sự không ghìm nổi xúc động của chủ ngữ “anh”.
+ VD b : Giàu, tôi// cũng giàu rồi.
 + Đứng trước CN
 + Từ “giàu” nói về tính chất của chủ ngữ “tôi”.
+ VD c : Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta// có thể tin ở tiếng ta, không sự nó thiếu giàu và đẹp.
 +Đứng trước CN
 +Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ không thiếu giàu và đẹp
? Đứng trước cụm từ “các thể ...” là từ gì ? Có thể thay = từ nào? 
 + Từ “về” có thể thay bằng từ “với, đối với”.
- GV nhận xét chung và tổng quát :
 Các từ ngữ in đậm có vị trí đứng trước chủ ngữ, không có quan hệ chủ vị với vị ngữ, nó không phải là chủ ngữ của câu mà chỉ có tác dụng nêu đề tài tài được nói đến trong câu. Các từ ngữ đó gọi là “khởi ngữ”. 
? Dựa vào những ví dụ và nhận xét, em hãy nêu thế nào gọi là khởi ngữ ?Đặc điểm và công dụng ?
-GV đưa ra ví dụ 
- VD phân biệt với trạng ngữ 
 + Sáng nay, tôi và Nam đi học -> trạng ngữ
 + Về học, tôi không thua Nam -> khởi ngữ
( HS đọc phần ghi nhớ) 
Hướng dẫn luyện tập :
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích ?
 + Điều này, ông khổ tâm hết sức
 + Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
 + Một mình thì anh bạn .... một mình hơn cháu.
 + Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng chứ.
 + Đối với cháu, thật là đột ngột.
? Từ bài tập 1 em có thể rút những lưu ý gì khi tìm khởi ngữ ? 
 àBộ phận đứng đầu câu, là đề tài được nói đến ở phần câu tiếp.
? Chuyển thành câu có khởi ngữ ? 
? Từ ví dụ đã chuyển đổi. Hãy nhận xét tác dụng của cách diễn đạt mới. Nhận xét về việc sử dụng khởi ngữ ?
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu :
1- Ví dụ :
a.Nêu lên đề tài nói đến trong câu
b.Thông báo thông tin
c. Đứng trước CN “Chúng ta” nêu lên đề tài nói đến trong câu.
2- Ghi nhớ :- SGK 
 + Là thành phần đứng trước CN
 + Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
 + Có thể thêm quan hệ từ “về, với, đối với” vào trước khởi ngữ (phân biệt với trạng ngữ).
II- Luyện tập : 
1- Bài 1 
a) Điều này
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) Làm khí tượng
e) Đối với cháu.
2- Bài 2:
a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- Dùng có ý thức tăng hiệu quả giao tiếp.
4- Củng cố : 
- Khởi ngữ là gì ?
- Phân biệt khởi ngữ với thành phần khác ?
5-Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc kỹ các đoạn văn trình bày phép phân t ... i: Qua bài thơ " Nói với con" người cha muốn thể hiện điều gì?
à Tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản 
 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung 
-GV hướng dẫn HS đọc
- GV đọc mẫu 1 lượt à HS đọc bài thơ.
? Nêu những hiểu biết về tác giả ? 
? Bài thơ là lời của ai nói với ai?
?Lời đó được chia làm mấy phần?
 Tìm hiểu bài thơ 
- GV cho HS đọc lời mời gọi của những những người sống trên mây, trong sóng.
? Những người sống trên mây trong sóng đã nói gì với em bé?
à HS tìm chi tiết.
? Thế giới có gì hấp dẫn? Em bé có thích không?
? Trong những câu hỏi ấy ta thấy em bé như thế nào ?
? Nhưng lí do nào khiến cho em bé từ chối lời mời gọi hấp dẫn như vậy?
? Em bé từ chối lời mời gọi của mây và sóng có phải vì em ghét bỏ mây và sóng không ? Tại sao ?
? Vậy thì ở đây đã xuất hiện mâu thuẫn nào ?
 + Em vừa muốn đi chơi vừa muốn gần mẹ. Vì vậy em đã nghĩ ra một cách thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây, sóng còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kỳ lạ.
? Không chơi với mây với sóng em đã nghĩ ra điều gì?
? Em hãy tưởng tượng trò chơi của em bé?
? Phân tích từ ngữ để thể hiện tình mẫu tử như thế nào có gì đặt biệt so với những người trên mây trong sóng?
? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh TN ấy?
- Hoạt động nhóm: 
? Có thể thay đổi hình ảnh hình ảnh mây, sóng, trăn,g bờ bằng hình ảnh khác được không? tại sao?
?Trò chơi của em thú vị hơn, hay hơn. Vì sao ?
? Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả rất sinh động chân thực nhưng vẫn mang ý nghĩa tượng trưng. Tại sao ?
 + Thú chơi trên mây, trong sóng -> tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời.
 + Bãi biển -> tượng cho tấm lòng bao la và bao dung của người mẹ
?Vậy còn câu thơ cuối và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta diễn tả điều gì ?
Tổng kết
- GV chốt lại ND bài
- HS đọc ghi nhớ SGK 
I- Đọc- hiểu chú thích: 
1- Đọc :
2- Tác giả : SGK
3- Bố cục của bài thơ :
- 2 phần – 2 lượt thoại em bé nói với mẹ.
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng
- Chơi từ thức dậy -> đến chiều tà
- Chơi với bình minh -> trăng bạc
- Ca hát từ sáng sớm
- Ngao du khắp nơi
- Lời mời thật kì diệu, cảnh vật hấp dẫn với em bé à chân thực vì trẻ ham chơi.
- Tình yêu thương mẹ đã chiến thắng à Sự khắc phục ham muốn đã đem lại giá trị nhân văn cho bài thơ.
2- Trò chơi sáng tạo của em bé :
- Từ chối vì không muốn xa mẹ
- Em nghĩ ra trò chơi sáng tạo
+ Con là mây - mẹ là trăng
+ Con là sóng - mẹ là bến bờ 
=> Sự hoà nhập tuyệt diệu giữa thiên nhiên và tình mẹ con thật thiêng liêng bất tử.
=>Trò chơi hay thú vị em là mây có trăng là hiện thân của mẹ. Sóng có bến bờ kì lạ -> hiện thân của mẹ.
=> Niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới tình mẫu tử.
*Câu thơ khẳng định tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt. Điều đó chính con người tạo ra.
III- Tổng kết :
Ghi nhớ SGK 
 4- Củng cố :
- Nêu nội dung của bài
- Ngoài chủ đề bài thơ còn có thể làm ta suy ngẫm liên tưởng đến những vấn đề nào trong cuộc sống con người.
-	Bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử như thế nào ?
5- Hướng dẫn về nhà : 
- Tập vẽ bức tranh minh hoạ trò chơi của em bé
- Chuẩn bị bài ôn tập
+ Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:01/3/2012
Ngày giảng: /3/2012
Tiết 127	
ÔN TẬP VỀ THƠ
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức
-Giúp HS ôn tập hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, từ ngữ sử dụng trong bài thơ.
3. Thái độ
-Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.
B.CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên: bảng thống kê
-Học sinh: HS lập bảng thống kê.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1- Ổn định tổ chức : 
Sĩ số : 9C :	
2- Kiểm tra :
 Câu hỏi: Qua văn bản Mây và sóng gợi cho em triết lí gì?
Đáp án:- Tình mẹ con bất tử như thiên nhiên vũ trụ, hạnh phúc đó không lấy ở đâu mà do chính con người tạo ra
3- Bài mới:
I/Hệ thống kiến thức về thơ hiện đại 
Tên bài, tác giả
Năm sáng tác, thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
Đồng chí
(Chính Hữu)
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhien, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo giọng diệu khỏ khoắn giàu tính khẩu ngữ.
Đoàn thuyền đánh cá
(Huy Cận)
1958
bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới.
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khỏe khoắn lạc quan
Bếp lửa
(Bằng Việt)
1963-kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
Khúc hát ru ...
(Nguyễn Khoa Điềm)
1971
Thể thơ 8 chữ
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến.
Ánh trăng
(Nguyễn Duy)
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thủy chung
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
Con cò
(Chế Lan Viên)
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải)
1980
5 chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo
Viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
1976
8 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác tron trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
Sang thu
(Hữu Thỉnh)
1977
5 chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm
Nói với con
(Y Phương)
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quâ hương và đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa
4- Củng cố : 
 Nội dung và nghệ thuật chính của từng bài thơ.
5- Hướng dẫn về nhà :	
- Tự ôn tập tiếp, chuẩn bị cho bài kiểm tra.
 - Chuẩn bị tiếp các câu còn lại.
Ngày soạn:01/3/2012
Ngày giảng: /3/2012
Tiết 128	
ÔN TẬP VỀ THƠ
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức
-Giúp HS ôn tập hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, từ ngữ sử dụng trong bài thơ.
3. Thái độ
-Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.
B.CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên: bảng thống kê
-Học sinh: HS lập bảng thống kê.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1- Ổn định tổ chức : 
Sĩ số : 9C :	
2- Kiểm tra :
3- Bài mới:	
Hướng dẫn sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV hướng dẫn học sinh sắp xếp các bài thơ theo các giai đoạn : 
? Các tác phẩm thơ đã tái hiện cuộc sống đất nước tư tưởng tình cảm con người ntn ?
 So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau 
? Xác định một số bài thơ có đề tài gần nhau ? Nêu những điểm khai thác và hoàn cảnh khác nhau của từng bài ?
 + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò
 + Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng
 Nhận xét bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ 
? Bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở các bài thơ rất khác nhau thể hiện sự phong phú đa dạng trong các sử dụng hình ảnh thơ. Nêu ví dụ phân tích ?
II- Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử 
 + 1945-1954
 + 1954-1964
 + 1964-1975
- Tái hiện cuộc sống đất nước và con người VN.
- Thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng con người.
III- Một số bài thơ có đề tài gần nhau :
- Ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng.
- Người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ
IV- So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ :
Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ đa dạng, phong phú.
+ Bút pháp hiện thực
+ Bút pháp tượng trưng, phóng đại liên tưởng tưởng tượng.
+Bút pháp gợi tả ...
4- Củng cố : 
 Nội dung và nghệ thuật chính của từng bài thơ.
5- Hướng dẫn về nhà :	
- Tự ôn tập tiếp, chuẩn bị cho bài kiểm tra.
 - Chuẩn bị bài nghĩa tường minh và hàm ý.
....................................................................................................................................
Ngày soạn:03/3/2012
Ngày giảng: /3/2012
Tiết 129
	 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
( Tiếp)
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức
-Giúp học sinh nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý : người viết (người nói) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói hoặc viết, người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý
2. Kĩ năng
-Kỹ năng nhận biết và phân tích ý nghĩa hàm ý trong câu, đoạn văn. 
-Bước đầu biết sử dụng hàm ý cũng như năng lực giải đoán hàm ý. 
B. CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: SGK - Tài liệu tham khảo.
-Học sinh: đọc trước bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1- Ổn định tổ chức : 
Sĩ số : 9A : 	9B :
2- Kiểm tra 15 phút:
Đề bài:
I/ Trắc nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 Le Hau.doc