Tiết 98
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- HS nhận biết được đặc điểm hai thành phần biệt lập : Tình thái và cảm thán.
- Hiểu được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng :
- HS nhận biết hai thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng các thánh phần biệt lập trong khi viết.
B. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV: Soạn bài, bảng phụ.
- HS : Soạn bài trước ở nhà
C. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định
2. Kiểm tra 4p
? Thế nào là khởi ngữ ? Đặt một câu có thành phần khởi ngữ ?
3. Bài mới
Ngày soạn : 8/1/2012 Ngày giảng : 12/1/2012 Tiết 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - HS nhận biết được đặc điểm hai thành phần biệt lập : Tình thái và cảm thán. - Hiểu được công dụng của mỗi thành phần trong câu. 2. Kĩ năng : - HS nhận biết hai thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. - Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức vận dụng các thánh phần biệt lập trong khi viết. B. Chuẩn bị của GV và HS : - GV: Soạn bài, bảng phụ. - HS : Soạn bài trước ở nhà C. Các hoạt động dạy- học 1. Ổn định 2. Kiểm tra 4p ? Thế nào là khởi ngữ ? Đặt một câu có thành phần khởi ngữ ? 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - Đọc ví dụ ? Những từ (chắc, có lẽ ) trong các câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu ntn ? ? Vậy những từ này dùng để diễn tả sự vật hay thể hiện sự nhận định, đánh giá, cách nhìn của người nói với sự vật? ? Nếu bỏ đi những từ ấy thì nghĩa miêu tả sự việc của câu có thay đổi không ? - Nếu lược bỏ từ đó đi nghĩa cơ bản không thay đổi, nhưng không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với sự việc trong câu. - Gv kết luận ? Thế nào là thành phần tình thái ? - Hs đọc Hoạt động 2 - HS đọc VD ? Những từ in đậm trong những câu trên có tác dụng gì ? ? Những từ ngữ ấy có thể hiện ý nghĩa về sự việc được nói tới trong câu không ? Gv kết luận ? Thế nào là thành phần cảm thán ? - Hs đọc ? Vậy thành phần tình thái và thành phần cảm thái có tác dụng gì ? ? Cả hai thành phần đều có điểm gì giống nhau ? ? Thế nào là TP biệt lập ? Hoạt động 3 Bài 1 : Hoạt động độc lập – Tìm nhanh và ghi vào vở - GV gọi một HS trình bày + Cả lớp nhận xét Bài 2 - Nêu yêu cầu của bài tập. - Hoạt động nhóm và ghi bảng phụ. - GV nhận xét + Kết luận Bài 3 - Nêu yêu cầu bài tập - Trả lời độc lập Bài 4 : GV nêu yêu cầu bài tập - HS viết bài - Trình bày bài + Cả lớp nhận xét. - GV kết luận – cho điểm 10 10 20 I. Thành phần tình thái : 1. Ví dụ : sgk 2. Nhận xét : - “ chắc”, “ có lẽ” : Thể hiện cách nhìn (tin cậy cao, hoặc chưa cao) của người nói với sự việc được nói tới trong câu. => Gọi là thành phần tình thái. 3. Ghi nhớ (sgk) II. Thành phần cảm thán : 1. Ví dụ : sgk 2. Nhận xét : - “ ồ”, “ trời ơi” : Biểu lộ cảm xúc của người nói. => Gọi là thành phần cảm thán. 3. Ghi nhớ *Kết luận : Hai thành phần trên đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu -> Gọi là thành phần biệt lập. III. Luỵên tập : 1. Bài 1 : Tìm thành phần cảm thán và tình thái trong câu * Thành phần tình thái a. có lẽ c. hình như d. chả nhẽ * Thành phần cảm thán : b. chao ôi 2. Bài 2 : Xắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy - Dường như – hình như – có vẻ như – có lẽ – chắc là - chắc hẳn – chắc chắn 3. Bài 3 : Hãy lựa chọn và giải thích - Từ mà người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc : Chắc chắn - Từ mà người nói có trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy : Hình như - Nguyễn Quang Sáng lựa chọn từ :Chắc-> Vì người nói – Bác Sáu tin là thế nhưng chưa thể chắc chắn ở mức độ cao nhất. 4. Bài 4 : Viết đoạn văn - Chủ đề : Cảm xúc của em khi được thưởng một tức phẩm văn nghệ. - Độ dài : 5-10 dòng. Thể loại : Cảm nghĩ. * Củng cố, dặn dò : (1p) - Củng cố : ? Thế nào là thành phần biệt lập ? - Dặn dò : Học khung ghi nhớ + Soạn bài : Nghị luận về một sự vật, hịên tượng đời sống.
Tài liệu đính kèm: