Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trả bài viết tập làm văn số 7

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trả bài viết tập làm văn số 7

TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7

 ( Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích)

I. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn số (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích , kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.

- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.

- HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:

 Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút

 Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết

Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

Thời gian: 15

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trả bài viết tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
 ( Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích)
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn số (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích , kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.
- HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
	 Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết
Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 15
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề.
- GV: 
? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài?
- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS.
* Đề bài: Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
-Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
-Nội dung: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương. 
-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình?
? Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn?
- HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm
1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người 
b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)
2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung.
-Đảm đang...
-Hiếu nghĩa
- Thuỷ chung
* Thao tác 3: Làm dàn ý.
- GV:
? Nhắc lại cách làm dàn ý của em?
? Các ý trong phần thân bài được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao?
- HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS:
+ Bố cục
+ Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
a.Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
b.Thân bài:
1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người :
-Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này.
-Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số.
b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)
2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung.
-Đảm đang...
-Hiếu nghĩa
- Thuỷ chung
c.Kết bài:
-Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
-Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
Hoạt động 3: Chữa và đọc bài
Mục tiêu: HS biết được ưu điểm , nhược điểm của bài viết; 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Thời gian: 10
* Thao tác 1: Chữa bài.
- GV: Trả bài viết cho HS
- GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi :
+ Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện
+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi,
+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, 
+ Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp
+ Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, vv
- HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm.
- GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có).
* Ưu điểm:
- Xác định được các yêu cầu của đề bài
- Bố cục cân đối, mạch lạc
- Một số bài có cách diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh ()
* Nhược điểm:
- Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện:
..
.
- Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí:
.
.
.
- Viết câu chưa đúng:
.
.
.
.
.
- Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác:
.
.
.
.
..
* Thao tác 2: Đọc bài.
- GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối)
- GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cho HS đọc to trước lớp.
? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc?
- HS trao đổi và nêu nhận xét của mình.
- GV biểu dương, khích lệ HS.
Lớp
Khá giỏi
TB
Yếu kém
Hoạt động 4: Đọc tham khảo.
Mục tiêu:Biết viết đoạn văn đúng và hay.
Phương pháp:Thảo luận nhóm, kĩ thuật động não
Thời gian:10 phút
- GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đĩ, hướng dẫn tìm hiểu trình
 tự lập luận của đoạn văn.
* Đoạn mở bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS)
* Đoạn kết bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS)
* Đoạn thân bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn
- HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới.
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Hợp đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN.doc