Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 8

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 8

Tiết 36 – Tập làm văn:

MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Thấy được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản; vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.

 b) Về kỹ năng: Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự; kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

 c) Về thái độ: Giáo dục cho học sinh thói quen quan sát, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.

 b) HS: Học bài cũ, SGK, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK.

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: 
NGỮ VĂN - BÀI 7; 8
Kết quả cần đạt
 - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. 
 - Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ; Hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới.
 - Nắm được cốt truyện “Truyện Lục Vân Tiên”, qua đoạn thơ trích hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga; thấy được đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu.
 - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy:
9A: /10/2011
9B: /10/2011
Tiết 36 – Tập làm văn:
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
	 - Thấy được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản; vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 b) Về kỹ năng: Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự; kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
 c) Về thái độ: Giáo dục cho học sinh thói quen quan sát, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
 b) HS: Học bài cũ, SGK, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp 9A:/22 (vắng:..)
- Lớp 9B:/23 (vắng:..) 
Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Như các em đã được tìm hiểu ở chương trình Ngữ văn 8, chúng ta đều biết trong văn bản tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc miêu tả và kể chuyện sinh động, sâu sắc và hấp dẫn hơn. Trong tiết học hôm nay, cô trò ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 b) Dạy nội dung bài mới: (37’) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc đoạn trích 1 trong SGK (T.91)
?- TB: Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? Để làm gì?
- Đoạn trích kể về vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Vua Quang Trung xuất hiện:
 + Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín (trong công việc chuẩn bị cho trận đánh)
 + Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi.
 + Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.
?- KH: Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:
 + Cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.
 + [..] lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất".
 + Khói toả mù trời, cách gang tấc không nhìn thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn.
 + [...] đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quẳng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
 + Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
 + [...] quân Tây Sơn thừa kế đánh lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
- Các chi tiết miêu tả trên nhằm thể hiện quân Tây Sơn và quân Thanh trong trận Ngọc Hồi (cách thức đánh trận Ngọc Hồi của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung, cách thức chống trả của quân Thanh; kết quả cuối cùng của trận đánh)
GV- Các chi tiết miêu tả trên giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ, sinh động trận đánh đồn Ngọc Hồi và kết quả của trận đánh đó.
HS- Đọc phần (c) SGK (T.90)
?- TB: Theo em, các sự việc chính mà học sinh đã nêu ở mục (c) so với đoạn trích đã nêu đã đầy đủ chưa?
- Các sự việc chính nêu ở đây đã đầy đủ theo nội dung chính nội dung cơ bản của đoạn trích.
- Yêu cầu học sinh nối các sự việc đó thành một đoạn văn.
?- TB: Nếu chỉ kể lại các sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện sinh động không? Tại sao?
- Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì? chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào?
?- TB: Hãy so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích, em thấy nhờ yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động?
- Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động.
?- KH: Qua tìm hiểu các bài tập trên, em rút ra nhận xét gì về vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự?
- HS trả lời – GV ghi bảng =>
GV- Lưu ý: Miêu tả trong văn bản tự sự để tai tạo nên cái phông nền làm nổi bật sự việc và nhân vật. Song chúng ta nhớ rằng tự sự( kể ) là chủ yếu, miêu tả chỉ là bổ trợ. Có miêu tả thì truyện mới đậm đà, nhưng miêu tả không làm át lời kể, làm mờ, làm chìm cốt truyện.
HS- Đọc ghi nhớ trong SGK.
?- BT1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Truyện Kiều” vừa học (Chị em Thuý Kiều; Cảnh ngày xuân)
a. Tả người: Vân xem trang trọng khác vời,
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
 Kiều càng sắc sảo mặn mà,
 So bề tài sắc lại là phần hơn.
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
b. Tả cảnh: 
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 [...]
 Tà tà bóng ngả về tây,
 Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê,
 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
?- KH: Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của mỗi đoạn trích?
- Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nhằm tái hiện lại chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” của chị em Thuý Kiều và Thuý Vân. Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, một thủ pháp quen thuộc và nổi bật trong văn thơ cổ. Qua đó, nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, thể hiện qua khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, quí phái, làn tóc mượt mà, làn da trắng hơn tuyết. Còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của nhan sắc mượt mà, của trí tuệ, sắc sảo, thể hiện qua đôi mắt như làn nước mùa thu.
- Trong Cảnh mùa xuân Nguyễn Du chọn lọc những chi tiết: Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời, vài bông hoa lê trắng, làm cho màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi đầy sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết và tạo được khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.
- Đoạn sau lại chọn các sự vật: Nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu bắc ngang để miêu tả ,gợi một khung cảnh thiên nhiên đã nhuốm màu tâm trạng.
?- KH: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình?
- Hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân mỗi người một vẻ đẹp riêng nhưng đều là những cô gái đẹp tuyệt sắc hơn người. Thuý Vân là một cô gái có vẻ đẹp phúc hậu, quí phái với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, đôi lông mày thanh tú như râu con ngài, lúc cười miệng nàng tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; mái tóc nàng đen mượt, óng ả nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nhưng so với Thuý Vân, Kiều còn đẹp hơn nhiều, Kiều có vẻ đẹp đằm thắm mặn mà, với đôi mắt trong veo như nước mùa thu, lông mày như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều đã khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn vì thua kém sắc tươi thắm.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. (22’)
 1. Ví dụ.
- Các chi tiết miêu tả trên nhằm thể hiện quân Tây Sơn và quân Thanh trong trận Ngọc Hồi (cách thức đánh trận Ngọc Hồi của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung, cách thức chống trả của quân Thanh; kết quả cuối cùng của trận đánh).
2. Bài học:
- Trong văn bản tự sự, miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
*Ghi nhớ - SGK (T. 92)
II. Luyện tập (15’).
Bài tập 1(92)
 2. Bài tập 3 (T.92)
c) Củng cố, luyện tập (2’)
 * Củng cố: GV khái quát nội dung bài.
 * Luyện tập: Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?
	HS: Trong văn bản tự sự, miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
	- Về nhà học thuộc ghi nhớ. Làm hoàn chỉnh bài tập số 2 (T.92)
	- Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ (theo câu hỏi trong SGK).
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy:
9A:./10/2011
9B:./10/2011
Tiết 37 – Tiếng Việt:
 TRAU DỒI VỐN TỪ
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ; tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.
 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. 
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trau dồi vốn từ cho bản thân thường xuyên.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
 b) HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy. 
 	* Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: lớp 9A:.; 9B:
 a) Kiểm tra bài cũ M (5’)
	Câu hỏi: Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Làm bài tập 5-SGK ?
 Đáp án - biểu điểm:
 2 điểm - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
3 điểm - Đặc điểm: Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
1 điểm - Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 4 điểm - Bài tập 5: Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “thị trường” của kinh tế học, và thuật ngữ “thị trường” của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ, một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Từ là các chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn đạt chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Vì vậy, việc trau dồi vốn từ là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vậy trau dồi vốn từ bằng cách nào? các em sẽ có câu trả lời ở tiết học hôm nay.
 b) Dạy nội dung bài mới. (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
* Ví dụ 1:
GV- Treo bảng phụ ghi VD1.
HS- Đọc ví dụ trên bảng
?- TB: Qua đoạn văn, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
- Qua đoạn văn trên, cố Thủ tướng- nhà văn Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta hai điều: 
 + Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu biểu đạt của người Việt.
 + Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
* Ví dụ 2:
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ (a,b,c) mục 2.
a. Việt Nam chúng ta ...  các, nết na, có học thức, trọng tình nghĩa.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Học thuộc lòng đoạn trích; tập phân tích lại đoạn trích.
	- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 03/10/2011
Ngày dạy:
9A: /10/2011
9B: /10/2011
Tiết 40 – Tập làm văn:
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu. 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 b) Về kỹ năng:- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng kể chuyện kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết văn tự sự phù hợp với yêu cầu đề ra.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: SGK, SGV, soạn giáo án.
 b) HS: Học bài, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
	 * Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp 9A:/22 (vắng:..)
- Lớp 9B:/23 (vắng:..)
 a) Kiểm tra bài cũ: miệng (5’)
	Câu hỏi: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ? Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình?
	Đáp án:
 3 điểm - Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở lên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động hơn.
 7 điểm - Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều: Hai chị em Thuý Kiều đều rất xinh đẹp, vóc dáng mảnh mai, thanh tao như mai mùa xuân, tâm hồn trong trắng, thuần khiết như tuyết. Mỗi người một vẻ đẹp riêng. Thuý Vân có khuôn mặt tròn, đầy đặn như trăng rằm. Đôi lông mày đậm như con ngài, mắt nàng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc... Vân đã đẹp nhưng Kiều còn đẹp hơn, tài hơn. Kiều có đôi mặt trong veo như làn nước mùa thu, lông mày đẹp như sắc núi mùa xuân. Vẻ đẹp của nàng lộng lẫy, quyến rũ đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn...
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong tiết học trước, các em đã thấy được sự cần thiết của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để thấy vai trò và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
 b) Dạy nội dung bài mới (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (T.93)
?- TB: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều?
*Những câu thơ miêu tả cảnh :
- Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng, cồn nọ bụi hồng dặm kia.
- Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
- Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
* Những câu thơ miêu tả nội tâm Thuý Kiều:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
?- KH : Dấu hiệu nào giúp em nhận biết hai đoạn đầu và cuối tả cảnh, còn đoạn giữa là miêu tả nội tâm Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
- Hai đoạn tả cảnh vì đối tượng được tả là các cảnh vật, và các cảnh vật đó được tả qua sự quan sát bằng thị giác của nhân vật.
- Đoạn giữa tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: Nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già.
-> Đoạn sau là miêu tả nội tâm, đó là những gì không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài của nhân vật.
?- KH : Tìm hiểu đoạn trích trên, em thấy những câu thơ tả cảnh đó có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật Thuý Kiều?
 - Qua những câu thơ miêu tả ngoại cảnh (tả cảnh) ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta thấy được tâm trạng cô đơn, nỗi buồn bơ vơ, lẻ loi nghĩ về thân phận hoa trôi bèo dạt, dự cảm được những điều chẳng lành đang chờ đón mình của nàng Kiều, đó chính là tâm trạng nhân vật. Từ đó, có thể thấy giữa miêu tả ngoại cảnh và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả ngoại cảnh mà người viết cho thấy được tâm trạng của nhân vật và ngược lại từ việc miêu tả nội tâm, người đọc hiếu được hình thức bên ngoài.
- Sự phân biệt giữa miêu tả sắc cảnh thiên nhiên và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối, bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm, và trong việc miêu tả nội tâm cũng có yếu tố ngoại cảnh đan xen (ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm! thì khó phân biệt một cách rõ ràng đâu là cảnh đâu là tình được). Nguyễn Du cũng có một “truyền ngôn” nổi tiếng về điều này “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
GV- Cũng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đoạn thơ miêu tả nội tâm của Kiều đã cho ta thấy được nàng là một người con hiếu thảo, một người tình chung thuỷ, một con người có tấm lòng vị tha đáng trọng (ở đoạn trích tác giả đã miêu tả nội tâm trực tiếp).
?- KH : Từ đó, em thấy miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm tư tưởng của nhân vật (Những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình). Vì thế, miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
HS- Đọc đoạn trích “Lão Hạc” của Nam Cao SGK (T.117)
?- TB: Nêu nhận xét về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả trong đoạn văn?
- Tác giả đã miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ trên khuôn mặt của lão Hạc. Qua đó đã thể hiện một cách xúc động nội tâm dằn vặt, thân thiết - kỉ vật duy nhất của đứa con trai lão Hạc để lại (đây là cách miêu tả nội tâm gián tiếp)
?- TB: Qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm?
?- TB: Khi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự người ta có thể miêu tả theo cách nào?
GV- Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước phát triển của nghệ thuật, những tác phẩm văn học dân gian nhìn chung không có miêu tả tâm trạng nội tâm. Nhân vật trong truyện cổ dân gian chủ yếu tự bộc lộ mình qua hành động, sự việc, ngôn ngữ. Tính cách nhân vật cũng đơn giản, một chiều, phần lớn là nhân vật chức năng, loại nhân vật sinh ra chỉ để làm một việc, thực hiện một chức năng nào đó. Phải đến giai đoạn sau này của văn học Việt Nam mới có miêu tả nội tâm, miêu tả tâm trạng.
HS- Đọc ghi nhớ trong SGK
?- TB: Em hiểu thế nào là miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và thế nào là miêu tả nội tâm?
- Miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh: Là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc,... là những điều có thể quan sát được trực tiếp.
- Miêu tả nội tâm: là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật, những gì không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, thể nghiệm.
?- BT1: Thuật lại đoạn trích “MGS mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều?
- Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hỏi thấy món lời, liền sốt sắng dẫn một người đàn ông khoảng ngoại tứ tuần, ăn mặc chải chuốt đỏm dáng, cố tô vẽ cho mình ra dáng trẻ. Cứ nhìn cách ăn mặc tỉa tót công phu của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một kẻ “thích chơi trống bỏi”. Khi vào nhà Vương Ông, vừa được mời, gã đã ngồi tót lên ghế một cách xấc xược trơ trẽn. Khi chủ nhà hỏi han tên tuổi, quê quán gã trả lời cộc lốc, trống không vô lễ “Mã Giám Sinh”, “huyện Lâm Thanh cũng gần”, cách nói năng cho thấy gã chỉ là một kẻ vô học. Nhìn thấy Thuý Kiều bước ra với những bước chân chậm chạp, nước mắt lã chã tuôn rơi trên khuôn mặt đẹp buồn rười rượi, MGS chẳng hỏi han Kiều lấy một câu, hắn lập tức bắt nàng đánh đàn, rồi làm thơ trên quạt. Hắn thận trọng “cân sắc cân tài” của Kiều hệt như nàng chỉ là một món hàng được đem bán. Rồi có vẻ ưng ý, hắn bắt đầu mặc cả đúng nòi con buôn “cò kè” từng lạng vàng. Trong khi MGS và mụ mối dường như đang “say đòn” “với tục mua bán vơ tiền khoáng hậu” thì Kiều thật tội nghiệp, đáng thương, đang chết lặng đi trong nỗi đau đớn tủi nhục ê chề... nàng đâu có nghĩ cuộc đời mình phút chốc lại thành món hàng, rẻ mạt đến thế. Khi cuộc mặc cả đến hồi kết thúc, thì số phận của nàng Kiều cũng được định đoạt. Một người con gái tài sắc, hiếu thảo, đức hạnh như nàng Kiều cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá “ngoài bốn trăm” mà thôi.
HS- Làm bài – gọi học sinh đọc bài - HS nhận xét
GV- Nhận xét, sửa chữa
HS- Suy nghĩ làm bài tập số 3 và trình bày bằng miệng.
GV- Lưu ý : Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì? diễn ra như thế nào? đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi đã gây ra việc không hay đó. (có thể tham khảo văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” sách Ngữ Văn 6 tập II và bài đọc thêm “Một vụ cãi lộn” trong SGK Ngữ Văn 9)
GV- Cho học sinh tìm hiểu qua đâu là kể việc, đâu là kể kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật trong bài đọc thêm đó.
HS- Một học sinh trình bày miệng – HS và GV nhận xét.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (18’) 
 1. Ví dụ:
2. Bài học :
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp, bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ trang phục... của nhân vật.
* Ghi nhớ SGK (T.117)
II. Luyện tập (17’)
 1. Bài tập 1 (T.117)
 2. Bài tập 3 (T.117)
 Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
c) Củng cố, luyện tập (2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài.
 * Luyện tập:
	?Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm?
	- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .(2’)
	- Học thuộc phần ghi nhớ;
	- Làm hoàn chỉnh bài tập 2; 
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	(Yêu cầu: Tìm hiểu những yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, bài đọc thêm “Một vụ cãi lộn” – SGK – Ngữ văn 9, tập 1).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 8.doc